Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Lớp 12 - Trang 12

Lớp 12

Anh (chị) hãy phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn ở người phụ nữ trong tình yêu.

Anh (chị) hãy phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn ở người phụ nữ trong tình yêu.

 09:13 01/01/2020

Hướng dẫn làm bài
1. Giới thiệu
- Xuân Quỳnh là nhà thơ tiêu biểu của lớp những nhà thơ trẻ xuất hiện trong kháng chiến chống Mĩ, một gương mặt thơ rất đáng chú ý của văn học Việt Nam hiện đại. Là một nhà thơ nữ viết về phụ nữ, Xuân Quỳnh không những đã viết nhiều mà còn viết rất hay về giới mình.
Hãy phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân) để làm nổi bật ý nghĩa tư tưởng tác phẩm.

Hãy phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân) để làm nổi bật ý nghĩa tư tưởng tác phẩm.

 08:43 01/01/2020

Hãy phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân) để làm nổi bật ý nghĩa tư tưởng tác phẩm.
Phân tích bi kịch của Trương Ba trong trích đoạn vở kịch Hồn Trương Ba - da hàng thịt để làm nổi bật tư tưởng mà tác giả gửi gắm

Phân tích bi kịch của Trương Ba trong trích đoạn vở kịch Hồn Trương Ba - da hàng thịt để làm nổi bật tư tưởng mà tác giả gửi gắm

 08:36 01/01/2020

Hướng dẫn làm bài1. Giới thiệu- Đối với mỗi người, được sống luôn là một điều quý giá song sống thế nào cho có ý nghĩa, để tìm được cảm giác thanh thản và hạnh phúc cũng rất quan trọng.- Trong vở kịch Hồn Trương Ba - da hàng thịt, thông qua việc xây dựng hình tượng nhân vật Trương Ba với những bi kịch của đời sống, tác giả Lưu Quang Vũ đã thể hiện được một quan điểm riêng của mình về sự sống và cách sống của con người.
Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật người mẹ (bà cụ Tứ) trong truyện ngắn Vợ nhặt

Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật người mẹ (bà cụ Tứ) trong truyện ngắn Vợ nhặt

 10:26 31/12/2019

Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật người mẹ (bà cụ Tứ) trong truyện ngắn Vợ nhặt để thấy rõ tài năng và tấm lòng của nhà văn Kim Lân trong phát hiện và mô tả con người.
Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng sông Hương trong bài tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng sông Hương trong bài tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông?

 09:24 20/12/2019

Hướng dẫn làm bài:
1. Giới thiệu
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn đã khẳng định mình một cách xuất sắc ở thể loại bút kí và tùy bút. Nét riêng trong tác phẩm của ông là lòng yêu nước, tinh thần dân tộc thường gắn với tình yêu thiên nhiên sâu sắc, với truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời của dân tộc mà ông đã bỏ công tìm tòi, tích lũy một cách say mê và trân trọng, đồng thời cố gắng truyền đạt bằng một ngòi bút tài hoa vói những lời văn thật dẹp, thật sang.
- Hình tượng sông Hương trong bài tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường là kết tinh của hiểu biết sâu sắc, tình yêu và sự gắn bó thiết tha cùng với ngòi bút tài hoa và hồn văn giàu có, tinh tế của một người con xứ Huế.
Phân tích những đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút Tô Hoài trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.

Phân tích những đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút Tô Hoài trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.

 12:40 19/12/2019

Hướng dẫn làm bài:
1. Giới thiệu
- Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ nằm trong tập Truyện Tây Bắc - kết quả của chuyến đi thực tế 8 tháng cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc 1952. Tập truyện đã nhận được giải nhất về truyện kí của Hội văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955.
- Vốn sống và tình yêu với miền đất Tây Bắc đã thôi thúc Tô Hoài viết về đề tài Tây Bắc. Song để dựng lại một cách chân thực và sinh động bức tranh về cuộc sống, con người Tây Bắc với những sắc thái riêng của vùng đất này phải kể đến sự góp mặt của những biện pháp nghệ thuật đặc sắc ở ngòi bút Tô Hoài.
Sức hấp dẫn của cái tôi Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bài tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Sức hấp dẫn của cái tôi Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bài tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông?

 11:59 19/12/2019

Hướng dẫn làm bài:1. Giới thiệu
- Ở thể loại tùy bút, sức hấp dẫn của tác phẩm không chỉ phụ thuộc vào sự quan sát, ghi chép, cũng không chỉ dựa vào những thông tin hay lượng tri thức mà nó chứa đựng. Một bài tùy bút có hấp dẫn hay không phụ thuộc phần lớn vào sức cuốn hút của cái tôi tác giả.
- Trong bài tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã bộc lộ mình như một nhà thơ viết văn xuôi và một nhà văn có tâm hồn thi sĩ. Chính vẻ đẹp của cái tôi nhà văn đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên thành công cho tác phẩm này
Tay Tien

Vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng)

 10:43 18/12/2019

1. Giới thiệu
- Quang Dũng được đánh giá là một hồn thơ trung hậu, một cái tôi hào hoa thanh lịch, giàu chất lãng mạn, đồng thời cũng là một cây bút tài hoa, có khả năng diễn tả một cách tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên và con người.
- Tây Tiến được khởi nguồn cảm hứng từ những kỉ niệm riêng của nhà thơ song lại có một sức hấp dẫn lớn với đông đảo bạn đọc. Sức hấp dẫn của Tây Tiến có được không chỉ ở nội dung mới lạ mà nó đem đến, “Bài thơ được nhiều người ưa thích vì tính chất tài hoa của nó” (“Đọc Mây đầu ô” - Nguyễn Xuân Nam). Chính ngòi bút tài hoa và tâm hồn lãng mạn của Quang Dũng đã tạo nên một Tây Tiến với những vẻ đẹp nghệ thuật thật độc đáo.
Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

 10:39 18/12/2019

1. Giới thiệu
- Nguyễn Minh Châu được đánh giá là một người mở đường tinh anh và đầy tài năng của nền văn học Việt Nam những năm sau đổi mới. Sáng tác của Nguyễn Minh Châu ở thời kì này chủ yếu thuộc hai thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó truyện ngắn của ông xứng đáng được xếp vào hàng những truyện ngắn xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại bởi cả trình độ nghệ thuật cũng như chất lượng tư tưởng.
- Truyện Chiếc thuyền ngoài xa được viết năm 1983 đã thể hiện được những khám phá quan trọng của nhà văn về cuộc sống và nghệ thuật ở thời kì mới. Thành công nổi bật về nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm này có thể kể tới việc xây dựng một tình huống truyện vô cùng độc đáo.
Anh (chị) có suy nghĩ gì về cách kết thúc của tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao và Vợ nhặt, Kim Lân

Anh (chị) có suy nghĩ gì về cách kết thúc của tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao và Vợ nhặt, Kim Lân

 09:54 17/12/2019

Đề:
Kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt, Nam Cao đã để nhân vật Thị Nở “nhìn nhanh xuống bụng. Trong óc Thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ hoang, xa nhà cửa và vắng người lại qua...”
Kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân cũng để nhân vật của mình sống lại trong tâm trí một hình ảnh đã từng gặp: “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”
Anh (chị) có suy nghĩ gì về cách kết thúc của hai tác phẩm trên? Từ cách kết thúc tác phẩm của Nam Cao và Kim Lân, anh (chị) có đánh giá như thế nào về ý nghĩa nhân đạo của hai tác phẩm Chí Phèo và Vợ nhặt?
Hãy trình bày cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của đoạn văn sau: Thuyền tôi trôi trên sông Đà ... dòng trên"

Hãy trình bày cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của đoạn văn sau: Thuyền tôi trôi trên sông Đà ... dòng trên"

 09:22 17/12/2019

Hãy trình bày cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của đoạn văn sau:
“Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lý đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp - lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi mình bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. “Thuyền tôi trôi trên sông Đà bọt nước lênh bênh - bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên.”
(Trích Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân)
Trình bày cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng ... đã hoá núi sông ta

Trình bày cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng ... đã hoá núi sông ta

 11:46 26/11/2019

Đề:
Trình bày cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Những con rồng nằm yên góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho đất nước mình núi Bút non Nghiên
Con Cóc con Gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Trạng, bà Đen, bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi đất nước sau 4000 năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta”
(Đất nước - trích trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
Hãy phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiên của nhà thơ Quang Dũng

Hãy phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiên của nhà thơ Quang Dũng

 11:40 26/11/2019

Hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến được tạo nên từ những cảm xúc, kỉ niệm rất thiêng liêng của Quang Dũng trong thòi gian gắn bó với binh đoàn Tây Tiến song đồng thời cũng toả ra những vẻ đẹp rất chung của con người Việt Nam trong một thời kì lịch sử.
Tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” đã thể hiện như thế nào trong đoạn trích Đất nước

Tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” đã thể hiện như thế nào trong đoạn trích Đất nước

 11:32 26/11/2019

Nguyễn Khoa Điềm là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ những nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm không kém sự say đắm mà vẫn đem đến rất nhiều những suy nghiệm sâu xa. Là một thanh niên trí thức có những trải nghiệm trong thực tế đấu tranh với kẻ thù dân tộc nên khi viết về đất nước, nhà thơ có thể huy động cả vốn kiến thức thực tế cũng như vốn văn hoá sâu rộng của mình. Trong trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm đã nói về đất nước bằng niềm xúc động, thái độ thành kính, sự suy tư sâu sắc và đem đến một hình tượng đất nước vừa quen thuộc lại vừa mới mẻ.
Bình luận chân lí của thời chống Mĩ qua câu nói của cụ Mết trong truyện ngắn Rừng xà nu: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”

Bình luận chân lí của thời chống Mĩ qua câu nói của cụ Mết trong truyện ngắn Rừng xà nu: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”

 11:27 26/11/2019

Hãy bình luận chân lí của thời chống Mĩ qua câu nói của cụ Mết trong truyện ngắn Rừng xà nu: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Chứng minh tính đúng đắn của chân lí ấy thông qua việc phân tích kết cấu, nội dung tác phẩm.
Hướng dẫn phân tích nội dung hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

Hướng dẫn phân tích nội dung hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

 10:26 26/11/2019

Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được trích từ tập Truyện Tây Bắc (1953) tập truyện này đã được giải nhất về truyện ký của Hội văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955.
Hướng dẫn phân tích bài thơ: Bên kia sông Đuống

Hướng dẫn phân tích bài thơ: Bên kia sông Đuống

 10:24 26/11/2019

Đề: Trong Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm) có một thế giới Kinh Bắc với truyền thống văn hoá nghệ thuật lâu đời, với một vẻ đẹp cổ kính mà thơ mộng. Hãy phân tích bài thơ để làm rõ những đặc điểm của thế giới ấy.
Hướng dẫn làm bài văn: Phân tích, bình luận một tác phẩm văn học

Hướng dẫn làm bài văn: Phân tích, bình luận một tác phẩm văn học

 10:22 26/11/2019

Để làm bài văn phân tích, bình luận đánh giá về một tác phẩm văn học, học sinh cần có quá trình tìm hiểu, chuẩn bị thật kĩ lưỡng về các yếu tố liên quan (tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, thể loại...) và về chính tác phẩm cần phân tích ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Ta phải trang bị đầy đủ kiến thức về hai mặt nội dung và nghệ thuật vì với tác phẩm nghệ thuật, nội dung và hình thức là hai mặt thống nhất hữu cơ với nhau.
Trúng tuyển đại học, anh (chị) được cha mẹ tặng cho nhiều món quà, anh chị chọn món quà nào, vì sao?

Trúng tuyển đại học, anh (chị) được cha mẹ tặng cho nhiều món quà, anh chị chọn món quà nào, vì sao?

 10:39 13/10/2019

Ai ở vào tình cảnh tôi lúc này cũng phải lấy làm khó nghĩ! Đã mấy buổi ròng, tôi suy đi tính lại mà chưa biết định liệu thế nào. Có gì đâu! Nguyên sau khi tôi thi đậu Đại học, vượt qua kì thi tuyển sinh một cách oanh liệt vì tôi đỗ thủ khoa, thì gia đình tôi, ông bà cha mẹ tôi đều đồng ý thưởng tặng cho tôi, sau mấy năm cần cù khó nhọc.
Bày tỏ định hướng nghề nghiệp của anh (chị) sau kỳ thi Tốt nghiệp trung học phổ thông

Bày tỏ định hướng nghề nghiệp của anh (chị) sau kỳ thi Tốt nghiệp trung học phổ thông

 10:17 13/10/2019

Mới ngày nào năm học bắt đầu mà thấm thoát đã gần tới kỳ thi Tốt nghiệp trung học phổ thông rồi. Trên gương mặt các bạn, tôi đã thấy phảng phất vài nét lo âu. Riêng tôi vẫn thấy lòng bình thản. Vì sau kỳ thi này, dù đỗ dù không, tôi cũng từ giã nhà trường để xin vào xưởng máy học nghề.
Suy nghĩ của anh (chị) khi trúng tuyển (hoặc trượt) đại học

Suy nghĩ của anh (chị) khi trúng tuyển (hoặc trượt) đại học

 09:53 13/10/2019

Sau nhiều năm cố gắng, tôi đã thi đậu tốt nghiệp, không bõ công cha mẹ kỳ vọng vào tôi, không bõ công thầy giáo tập rèn khó nhọc cho tôi. Nhưng sau cái vui mừng này tôi còn phải nghĩ đến việc sửa soạn thi vào Đại Học, Tôi chưa tính thi vào trường nào, nhưng việc thi thì đã nhất định rồi, vì đã được sự đồng ý của cha mẹ tôi.
Phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân

Phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân

 22:59 09/10/2019

Đề ra: Phân tích tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài. (Hay sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân)
Cuộc sống và con người của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa"

Cuộc sống và con người của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa"

 01:06 14/06/2019

Có những hình ảnh thoạt mới nhìn thì đẹp, thậm chí lại rất đẹp, nhưng nếu nhìn kĩ bên trong, đi sâu vào bản chất của nó thì hoàn toàn ngược lại. Cuộc sống nhiều khi thường “đánh lừa” ta như thế. Phải có con mắt tinh tường nhìn thấu gan ruột cuộc sống để khám phá, phát hiện thì mới mong tìm ra đúng bản chất của nó. Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là một truyện ngắn như vậy.
Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Sóng” – Xuân Quỳnh: “Con sóng dưới lòng sâu ... Cả trong mơ còn thức”.

Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Sóng” – Xuân Quỳnh: “Con sóng dưới lòng sâu ... Cả trong mơ còn thức”.

 22:36 11/06/2019

Thời gian vẫn cứ trôi, bốn mùa luôn thay đổi. Con người ta sinh ra rồi mãi mãi sẽ đi vào cõi vĩnh hằng và chỉ còn lại trên thế giới trường cửu này những gì là cái đẹp. Chẳng thế mà trước khi chết vua Phổ cầm tay Mozart và nói: "Ngươi tượng trưng cho cái đẹp, ta tượng trưng cho sự sắp đặt của loài người. Vì thế, biết đâu sau khi ta chết, hậu thế sẽ quên ta đi và nhắc nhở tới ngươi."
Có người nói "sống là không chờ đợi" nhưng ý kiến khác cho rằng nên "sống chậm" em có suy nghĩ gì về hai ý kiến trên

Có người nói "sống là không chờ đợi" nhưng ý kiến khác cho rằng nên "sống chậm" em có suy nghĩ gì về hai ý kiến trên

 11:09 11/06/2019

Con người được thượng đế ban cho sinh mệnh để sống cũng ban cho riêng một cá tính, một suy nghĩ và chẳng ai có thể giống ai ngay cả những bào thai song sinh. Chính vì thế đối với cách sống mỗi người đều có mỗi ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng: " Sống là không chờ đợi " nhưng lại có ý kiến khác khuyên chúng ta nên sống chậm lại. Vậy chúng ta có bao giờ tự đặt ra câu hỏi mình nên sống chậm lại hay "vội vàng" mà sống?
KHO KHAN

Viết một đoạn văn nghị luận về câu nói của Anthony Robbins: “Khó khăn hôm qua nhào nặn nên con người bạn hôm nay.”

 11:05 11/06/2019

Giống như chặng đường dài luôn có những khúc cua, đèo dốc và ngã rẻ, cuộc đời cũng có vô vàn khó khăn buộc ta phải đối mặt. Tuy nhiên, những khó khăn ở đời không phải là để nhấm chìm ta xuống mà là để đôi chân ta cứng cáp hơn, như cách mà nhà văn Anthony Robbins đã nói: “Khó khăn hôm qua nhào nặn nên con người bạn hôm nay”.
Phân tích những bức tranh tâm cảnh trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử để thấy được những khát khao tình đời, tình người, khát khao cái đẹp của một tâm hồn thanh sạch.

Phân tích những bức tranh tâm cảnh trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử để thấy được những khát khao tình đời, tình người, khát khao cái đẹp của một tâm hồn thanh sạch.

 11:48 27/05/2019

Trong hồn thơ mãnh liệt, quằn quại đến kì dị của Hàn Mặc Tử có những bài thơ vút lên vẻ đẹp thanh nhã, trong trẻo đến lạ lùng như Đây thôn Vĩ Dạ (Rút từ tập Thơ điên). Qua bức tranh thôn Vĩ đẹp tới nao lòng, tác giả thể hiện tình yêu quê, yêu người tha thiết, đồng thời bộc lộ khát vọng hướng tới một cái đẹp bí ẩn mà cao khiết của cuộc đời.
Viết bài văn (khoảng 600 từ) về ý nghĩa câu nói của người cha: Phải nghiêm khắc với chính mình, nhưng cần rộng lượng với người khác qua câu chuyện sau đây:

Viết bài văn (khoảng 600 từ) về ý nghĩa câu nói của người cha: Phải nghiêm khắc với chính mình, nhưng cần rộng lượng với người khác qua câu chuyện sau đây:

 01:48 24/05/2019

Từ hồi còn học trung học, cha tôi có thói quen vặn đồng hồ chạy nhanh năm phút. Rồi vào đại học, ra trường, đi tìm việc làm, lập gia đình... cha tôi vẫn giữ thói quen như thế. Cha dạy tôi: Phải luôn tôn trọng giờ giấc, và đừng làm ai khó chịu vì mình chậm trễ con ạ. Năm ngoái được thăng chức giám đốc, cha thay đổi thói quen đột ngột. Cha vặn đồng hồ cho chạy chậm năm phút. Tôi thắc mắc, hỏi tại sao, cha trả lời: Phải nghiêm khắc với chính mình, nhưng cần rộng lượng với người khác con ạ.
(Sống ở đời - Phạm Quốc)
Từ sự hiểu biết và thực tế của bản thân em, hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) về tính tự lập và sự chủ động hoà nhập với thế giới xung quanh.

Từ sự hiểu biết và thực tế của bản thân em, hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) về tính tự lập và sự chủ động hoà nhập với thế giới xung quanh.

 01:37 24/05/2019

Trong văn bản Cổng trường mở ra Lý Lan viết: Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cảnh cổng, rồi buông tay mà nói: đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Từ sự hiểu biết và thực tế của bản thân em, hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) về tính tự lập và sự chủ động hoà nhập với thế giới xung quanh.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây