Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Hãy phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiên của nhà thơ Quang Dũng

Thứ ba - 26/11/2019 11:40
Hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến được tạo nên từ những cảm xúc, kỉ niệm rất thiêng liêng của Quang Dũng trong thòi gian gắn bó với binh đoàn Tây Tiến song đồng thời cũng toả ra những vẻ đẹp rất chung của con người Việt Nam trong một thời kì lịch sử.
Hướng dẫn làm bài:
1. Giới thiệu
- Đề tài người lính là một đề tài lớn của văn học Việt Nam trong suốt 30 năm đấu tranh bởi người lính chính là biểu tượng cao đẹp nhất của sức mạnh và tinh thần thời đại, là kết tinh vẻ đẹp của con người Việt Nam trong kháng chiến. Quang Dũng - một nhà thơ trẻ xuất hiện và khẳng định mình trong thơ ca kháng chiến chống Pháp - cũng đóng góp cho nền thơ Việt Nam bằng một bài thơ xuất sắc về đề tài này: bài thơ Tây Tiến.
- Khác với hình tượng người lính với tầm vóc và tư thế ngang tầm lịch sử trong thơ Tố Hữu, hình tượng người lính bình dị, chất phác mà đầy ắp nghĩa tình trong thơ Chính Hữu, Hồng Nguyên, người lính trong Tây Tiến của Quang Dũng có một vẻ đẹp thật độc đáo: vừa đời thường, vừa lẫm liệt, vừa mộng nơ, vừa hừng hực tráng chí.

2. Phân tích
- Họ là những con người với cái nghĩa bình thường nhất của từ này: Khi miêu tả, Quang Dũng đã không hề né tránh những nét bình thường, con người trong hình ảnh người lính. Họ khi đứng trước những khó khăn không phải cứ ào ào vượt qua như thể những thử thách kia không có nghĩa lí gì, cũng không phải họ yếu hèn lùi bước. Họ cũng thấm thía cái mệt nhọc, sự khó khăn: “đoàn quân mỏi”, “anh bạn dãi dầu không bước nữa, gục trên súng mũ bỏ quên đời”. Phản ánh và ghi nhận điều này, Quang Dũng đã khiến hình tượng người lính trong bài thơ trở nên chân thực và gần gũi chứ không xa lạ như những biểu tượng kì vĩ.

- Họ là những chàng trai tuổi còn rất trẻ: Đó là nét tinh nghịch, hồn nhiên trong cách cảm nhận về cuộc sống “súng ngửi trời”. Đó là vẻ mộng mơ, lãng mạn “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Họ cũng dễ bị lôi cuốn bởi những nét lạ lùng, hấp dẫn của cả thiên nhiên và cuộc sống ở Tây Bắc - kỉ niệm đọng lại là những gì rực rỡ nhất, kì ảo nhất và cũng dữ dội nhất... Đó là cái chết trẻ của những thanh niên trí thức hào hoa lãng mạn (khác với vẻ hồn nhiên chất phác trong thơ Chính Hữu, Hồng Nguyên). Họ có một sức sống và sức mạnh vượt lên gian khó để sẵn sàng đối mặt với mọi thử thách, vượt lên mọi cái riêng tư thường nhật để sống một cuộc sống đẹp vì đất nước, vì quê hương.
- Nét đẹp nhất, lãng mạn nhất trong hình tượng người lính Tây Tiến là vẻ đẹp của một tráng chí, nghị lực phi thường vì đất nước, quê hương. Cuộc sống của người lính ở nơi chiến trường là cuộc sống gian khổ, khắc nghiệt, thậm chí phải đối mặt với những hi sinh mất mát ghê gớm. Song ý chí của con người đã chiến thắng mọi mất mát hi sinh. Vì khi vào chiến trường, người lính sẵn sàng hi sinh đời xanh tuổi trẻ của mình cho quê hương xứ sở. Đó là lí tưởng, là lẽ sống đẹp của thời đại - nó toả sáng vẻ đẹp tâm hồn của người lính nâng tầm vóc của hình tượng người lính lên ngang tầm vóc với sông núi, với đất nước quê hương - một tầm vóc bi tráng khác thường. Dưới ngòi bút Quang Dũng, người lính có một diện mạo thật khác lạ. Tương xứng với diện nạo ấy là tư thế thật lẫm liệt ngay trong sự hi sinh. Vì thế ở người lính cái chết đã làm rực sáng lên một sự sống bất tử. Quang Dũng đã tạc được một bức tượng đài bất tử về sự hi sinh của những người chiến sĩ vô danh.

3. Đánh giá
- Hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến được tạo nên từ những cảm xúc, kỉ niệm rất thiêng liêng của Quang Dũng trong thòi gian gắn bó với binh đoàn Tây Tiến song đồng thời cũng toả ra những vẻ đẹp rất chung của con người Việt Nam trong một thời kì lịch sử.
- Được xây dựng bằng chất liệu hiện thực và bút pháp lãng mạn, hình tượng người lính trong bài thơ có một tầm vóc bi tráng khác thường mà vẫn rất lãng mạn, rất hào hoa. Đó là vẻ đẹp độc đáo của hình tượng, là một đóng góp của Quang Dũng cho đề tài người lính trong thơ ca Việt Nam.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây