Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Hướng dẫn làm bài văn: Phân tích, bình luận một tác phẩm văn học

Thứ ba - 26/11/2019 10:22
Để làm bài văn phân tích, bình luận đánh giá về một tác phẩm văn học, học sinh cần có quá trình tìm hiểu, chuẩn bị thật kĩ lưỡng về các yếu tố liên quan (tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, thể loại...) và về chính tác phẩm cần phân tích ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Ta phải trang bị đầy đủ kiến thức về hai mặt nội dung và nghệ thuật vì với tác phẩm nghệ thuật, nội dung và hình thức là hai mặt thống nhất hữu cơ với nhau.
Khi phân tích nội dung tác phẩm, cần chú ý các mặt phản ánh và biểu hiện của nó. Để tránh bỏ sót ý, cách đơn giản nhất là đặt ra và trả lời các câu hỏi:

- Tác phẩm phản ánh điều gì của cuộc sống, con người? Mức độ của sự phản ánh: sâu sắc hay hời hợt? Bên ngoài hay bên trong? Hiện tượng hay bản chất?

- Qua tác phẩm, nhà văn muốn biểu đạt điều gì trong tư tưởng, tình cảm? Những tư tưởng, tình cảm ấy có ý nghĩa gì đối vói cuộc sống, con người?

Khi phân tích nghệ thuật, cần dựa trên đặc trưng thể loại của nó để xác định ý. Với tác phẩm văn xuôi, cần chú ý tới kết cấu, mạch tự sự, cách kể chuyện, cách xây dựng nhân vật, xây dựng tình huống, tổ chức điểm nhìn trần thuật...Với tác phẩm thơ, cần chú ý tới thể loại cụ thể, cách lựa chọn và sử dụng hình ảnh, xây dựng hình tượng, tổ chức và sử dụng ngôn ngữ... Có thể dựa trên những hiểu biết về tư tưởng và phong cách tác giả như là những gợi ý tốt để tìm ý cho bài văn. Chẳng hạn: Tô Hoài có sở trường về miêu tả cảnh vật thiên nhiên và hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của người dân miền núi Tây Bắc, Kim Lân sành về người quê, cảnh quê, Nguyễn Tuân duy mĩ và xê dịch... Đó đều là những căn cứ quan trọng để lập ý. Tuy nhiên, căn cứ quan trọng nhất vẫn là bản thân tác phẩm nên học sinh cần đọc kĩ văn bản tác phẩm và dựa vào bài giảng của các thầy cô về tác phẩm để có được những thông tin chính xác và cần thiết.

Cuối cùng cần đánh giá khái quát lại tác phẩm, nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với người đọc, người nghe, lịch sử của nhân loại… Đưa ra kết luận, nhận định cá nhân của mình về tác phẩm đã phân tích, bình luận.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây