Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Hướng dẫn phân tích nội dung hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

Thứ ba - 26/11/2019 10:26
Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được trích từ tập Truyện Tây Bắc (1953) tập truyện này đã được giải nhất về truyện ký của Hội văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955.
1. Giới thiệu
- Truyện Vợ chồng A Phủ là kết quả của chuyến đi thực tế 8 tháng cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952. Qua chuyến đi này, nhà văn hiểu biết sâu sắc hơn, yêu mến, tự hào hơn về thiên nhiên và con người miền núi Tây Bắc. Trước cách mạng. Tô Hoài đã từng viết về đề tài miền núi song chưa thành công, chỉ từ tập Truyện Tây Bắc nhà văn mới khẳng định vị trí của mình ở đề tài miền núi.
- Tác phẩm viết về cuộc đổi đời của đôi vợ chồng người H'Mông từ thân phận nô nộ khổ đau trở thành chủ nhân chân chính của cuộc đời mới. Qua sự đổi đời của các nhân vật trong tác phẩm, người dọc thấy toát lên từ tác phẩm gia trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.

2. Giá trị hiện thực của tác phẩm thể hiện ở chỗ nhà văn đã phải ánh một cách chân thực xã hội miền núi trước: cách mạng trên cả 2 phương diện: bộ mặt của giai cấp thống trị và cuộc sống bị áp bức của những người lao động nghèo.
a. Bộ mặt giai cấp thống trị được thể hiện tập trung qua 2 hình tượng: thống lí Pá Tra và A Sử. Cha con nhà thống lí là những tên chúa đất, duy trì chế độ “lang đạo thổ ti” - một chế độ vô cùng tàn nhẫn trong xã hội miền núi trước cách mạng. Pá Tra và A sử là hiện thân tội ác của những tên chúa đất. Chúng không những đã cướp đoạt ruộng đất, bóc lột sức lao động mà còn đánh đập, hành hạ, thậm trí tước đoạt sinh mạng của những người lao động một cách bất công (cướp Mị về làm dâu, xử kiện A Phủ, trói Mị khi Mị muốn đi chơi mùa xuân, trói A Phủ khi A Phủ để hổ ăn mất bò). Lí lẽ mà chúng đưa ra giản đơn đến tàn nhẫn: “Mày đánh con quan làng thì mày phải chết”, “mày làm mất bò tao thì mày phải chết”. Thậm chí sự tàn bạo lộng hành không cần có lí do: A Sử đi chơi về đạp Mị ngã xuống cửa bếp, Mị xoa thuốc trên những vết thương của A sử, khi mệt quá gục xuống liền bị A Sử lấy chân đạp vào mặt. Mùa xuân về Mị chuẩn bị đi chơi thì bị A sử trói bằng cả một thúng sợi đay. Đặc biệt, hình ảnh của những người bị trói đến chết trong nhà Pá Tra là một lời tố cáo đanh thép bản chất tàn bạo đến mất hết tính người của giai cấp thống trị miền núi lúc bấy giờ.

b. Giá trị hiện thực của tác phẩm được thể hiện chủ yếu qua việc tác giả phản ánh đòi sống của người dân lao động trên cả 2 mặt: tăm tối đau khổ và vùng lên đấu tranh tự giải phóng.
b.1. Bức tranh cuộc sống tăm tối và đau khổ của người dân miền núi hiện lên qua số phận của Mị và A Phủ trước khi trốn khỏi Hồng Ngài.
- Mị là một người phụ nữ bị đày đoạ cả về thể xác cũng như tinh thần: Vì một món nợ truyền kiếp từ đời cha mẹ để lại mà Mị phải trả giá bàng cả tuổi thanh xuân của mình. Từ một người con gái nết na, xinh đẹp, Mị biến thành công cụ lao động khổ hơn cả con trâu, con ngựa “con trâu, con ngựa làm còn có lúc ... đêm ngày”. Cuộc sóng của Mị là một núi công việc chồng chất luân phiên, không những thế, cô còn bị hành hạ dã man: ngày Tết, cô không được đi chơi mà còn bị A Sử trói đứng trong buồng tối. Mị chỉ được cởi trói khi phải hầu hạ cho A sử, và cả khi hầu hạ cho chồng cô cũng bị chồng đạp vào mặt khi mệt quá gục xuống. Ngoài sự đày đọa về the xác, Mị còn bị đày đọa về tinh thần, căn buồng Mị ở là một nhà ngục lúc nào cũng tăm tối, nhìn qua cái cửa sổ lỗ vuông chỉ thấy bên ngoài mờ mờ trắng trắng không biết sương là nắng - cô đã mất hết khái niệm về không gian, thời gian. Hơn thế cô còn bị cầm tù về tinh thần bởi hủ tục mê tín, bởi thần quyền: Mị đã bị trình ma, bị con ma vô hình cột chặt cuộc đời vào thân phận nô lệ ở nhà thông lí Cuộc sống ấy đã làm Mị trở lên cam chịu, mất hết cả sức sống, tê liệt về ý thức. Mị quen dần với cái khổ và chấp nhận mình là con trâu, con ngựa.
- A Phủ là điển hình của một thứ nông nô miền núi, vốn là một chàng trai khoẻ mạnh, giỏi giang nhưng vì mồ côi, nhà nghèo nên khó lấy vợ. Chỉ vì đánh nhau với A Sử - con quan, con nhà giàu mà A Phủ bị bát về đánh phạt vạ. Vì không có tiền nộp phạt A Phủ phai vay Pá Tra 100 đồng bạc trắng để rồi trở thành người ở không công cho thống lí. A Phủ cũng bị trình ma với lời nguyền của thống lí: “Đời mày, đời con mày... hết nợ tao mới thôi”. Bi kịch của A Phủ lên tới đỉnh cao khi anh bị biến thành vật đền mạng cho con bò đã bị hổ ăn. Sinh mạng của anh trong tay Pá Tra đã bị coi rẻ không bằng sinh mệnh một con vật.

b. 2. Ngòi bút hiện thực của Tô Hoài còn sâu sắc hơn khi nhà văn phản ánh quá trình đấu tranh và đến với cách mạng của người dân miền núi. Đó là quá trình dấu tranh từ tự phát đến tự giác. Lúc đầu, vì bị áp bức quá nặng nề, vì trong tình thế không tự cứu thì bị giết, Mị đã cắt dây cởi trói cứu A Phủ, sau đó hai người cùng chạy trốn khỏi Hồng Ngài. Khi đến Phiềng Sa, A Phủ được A Châu giác ngộ cách mạng, trở thành đội trưởng đội du kích. Mị cũng trở thành thành viên của đội du kích. Họ cùng chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng chống cả phong kiên và thực dân để giải phóng dân làng.

c. Đánh giá
Có thể nói, qua hai nhân vật Mị và A Phủ, tác giả đã phản ánh một hiện thực dời sông khá cơ bản lúc bây giò: dó là quá trình vùng dậy chông đế quốc phong kiên của những người dán miền núi dưới ánh sáng cách mạng.

3. Giá trị nhân đạo: Những nội dung cơ bản nhất của tư tưởng nhân đạo đều được thể hiện trong Vợ chồng A Phủ từ tiếng nói cảm thương đến tiếng nói lên án tố cáo. Từ việc khằng định, ngợi ca sức khoẻ tiềm tàng của người dân lao động đến việc khẳng định sức mạnh, khả năng vùng lên tự giải phóng của họ.

a. Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là tiếng nói cảm thương sâu sắc của nhà văn dành cho những số phận bị áp bức đau khố. Đoạn văn diễn biến tâm lí của Mị trong đêm tình mùa xuân khi nghe tiếng gọi bạn thấm đượm một nỗi niềm xót thương vô hạn cho thân phận người con dâu trừ nợ. Đoạn văn ấy còn là sự nâng niu trân trọng những giấc mơ đẹp đẽ của con người. Không thương cảm, không thấu hiểu số phận nhân vật, nhà văn không thể hoá thân vào nhân vật để diễn tả những nét quanh co, phức tạp éo le, ẩn sâu trong tâm hồn Mị. Ngôn ngữ nhà văn khi miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật là biểu hiện của tình cảm nhân đạo tha thiết.

b. Vợ chồng A Phủ còn là bản cáo trạng đanh thép lên án tội ác của giai cấp thống trị. Chúng không chỉ tước đoạt quyền sống mà còn tước đoạt đi cả sự sống của con người.
- Mị từ một cô gái trẻ trung xinh đẹp bị biến thành nô lệ lầm lũi, thành một công cụ lao động biết nói mà không dám nói, suốt ngày lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, lúc nào cũng cúi mặt buồn rười rượi, câm lặng như đá. Giữa cảnh địa ngục trần gian của nhà thống lí, một cô gái xinh đẹp như bông hoa rừng bỗng nhiên bị quăng quật, dập vùi chỉ đợi ngày tàn lụi.
- A Phủ từ một chàng trai khoẻ mạnh bị biến thành nông nô, sự áp bức nặng nề đã làm cho chàng trai táo bạo, khoẻ mạnh, yêu tự do này cùng có lúc mất hết cả sức phản kháng: Một con người mạnh mẽ như A Phủ mà phải tự tay đóng cọc, lấy dây mây và để cho Pá Tra trói mình, nhẫn nhục đợi chết bên cái cọc ấy.

c. Chiều sâu nhân đạo của ngòi bút Tô Hoài được thể hiện ở sự khẳng định, ngợi ca sức sống tiềm tàng, sức mạnh vùng lên tự giải phóng của những người lao động bị áp bức.
- Mị là hiện thân của sức sống tiềm tàng không gì dập tắt nổi. Bên ngoài người phụ nữ này lầm lũi, vật vờ như một cái bóng nhưng bên trong lại hừng hực một sức sống mãnh liệt. Mị không phải một cây nến leo lét đợi ngày tàn lụi mà như một bếp than hồng âm ỉ dưới lớp tro tàn đợi ngày bừng lên thành lửa ngọn. Sức sống của Mị thể hiện ngay trong hành động cô định tìm đến cái chết. Đây không phải là hành động của con người đã cạn nguồn sinh lực mà là hành động của con người muốn sống cho ra sống nên đã phản kháng lại số phận. Tất nhiên tìm cách thoát khỏi số phận bằng cái chết là tiêu cực song nó chứng tỏ Mị không chấp nhận cuộc sống tăm tối của kiếp ngựa trâu. Con thuyền tự đánh đắm mình trên sóng nước còn yêu sông nước hơn là con thuyền cứ để cho dòng nước trôi dạt. Sức sống tiềm tàng còn thể hiện ở chi tiết Mị uống rượu ngày Tết - uống như nuốt hận, nuốt tủi, như dồn nén căm giận vào lòng. Sức sống của Mị càng bùng lên mạnh mẽ trong đêm tình mùa xuân khi nghe tiếng sáo (rủ bạn - gọi bạn - gọi bạn yêu - rập rên trong đầu Mị - đưa Mị đi theo những đám chơi, những cuộc chơi). Tiếng sáo làm lòng Mị phơi phới, cô quấn lại mái tóc, bỏ thêm mỡ vào dĩa đèn cho sáng. Ánh sáng bừng lên trong căn buồng cũng là ánh sáng bừng lên từ tâm hồn Mị, cũng là ánh sáng của những tình cảm nhân đạo trong lòng nhà văn. Mùa xuân hạnh phúc đã trở về trong Mị, thôi thúc cô chuẩn bị đi chơi mùa xuân. Việc A Sử trói Mị trong buồng tôi chỉ càng làm dồn tụ sự sống, sức sống trong Mị. Dù thân thể bị trói, tâm hồn Mị vẫn theo tiếng sáo đến với những cuộc vui xuân. Vì vậy, cô quên mình bị trói để vùng bước đi theo tiếng gọi của những khát khao. A Sử trói Mị song đã không giảm được sức sống mùa xuân trong Mị.
- Cũng như Mị, ở A Phủ tiềm tàng một sức mạnh phản kháng: khi bị đánh, bị phạt vạ, A Phủ im lìm như tượng đá. Một mặt đó là biểu hiện của sự cam chịu, song mặt khác, nó là sự dồn tụ căm giận vào bên trong, nó ngầm chứa một sức mạnh phản kháng, bất tuân. Lúc A Phủ bị trói, anh cũng đã tìm cách tự giải thoát cho mình. Không thoát được, trong đôi mắt A Phủ không chỉ có nước mắt mà còn hập hừng ảnh lửa. Đó là ánh lửa rọi chiếu từ bếp than hồng Mị thổi những cũng là ánh lửa của một sức sống tiềm tàng chưa tắt. Mị cởi trói cho anh, lúc đầu A Phủ khuỵu xuống nhưng sau đó lại quật sức vùng lên chạy. Lúc đầu là chạy trốn cái chết nhưng sau đó là đến với con đường giải phóng.
- Từ lòng thương người, từ sự đồng cảm với người cùng cảnh ngộ mà Mị đã cắt dây trói cho A Phủ. Hành động cứu người của Mị cũng là hành động tự cứu mình. A Phủ bị trói là hiện hình cái chết của Mị trong tương lai. Mị giải thoát cho A Phủ cũng có nghĩa là tự giải thoát cho chính mình. Với hành động cứu A Phủ và tự cứu, Mị đã cùng một lúc vượt qua ngục tù của cả cường quyền và thần quyền. Ngục tù phong kiến đã không giam nổi, không giết nổi sức sống của con người. Hai con người có sức sống trẻ trung đã vùng dậy làm bật tung cả sự áp bức của cường quyền và thần quyền.
- Những người như Mị, như A Phủ tất yếu sẽ đến với cách mạng. Khi đến Phiềng Sa, được A Châu giác ngộ cách mạng, A Phủ trở thành đội trưởng còn Mị thành đội viên dội du kích. Họ không chỉ là vợ chồng mà còn là đồng chí của nhau. Bếp than hồng sau bao ngày âm ỉ đã bùng lên thành lửa ngọn. Ngọn lửa ấy không chỉ sưởi ấm cuộc đời Mị, cuộc đời A Phủ mà còn soi sáng con đường đi tới tương lai của họ. Đến Phiềng Sa là một bước ngoặt trong cuộc đời của Mị và A Phủ: từ thân phận nô lệ họ đã trở thành chủ nhân của cuộc đời mới.

d. Tư tưởng nhân đạo của Vợ chồng A Phủ là một bước phát triển so với văn học hiện thực phê phán trước cách mạng: Nếu văn học hiện thực phê phán thường đi sâu phản ánh và lí giải hiện thực xã hội thì văn học cách mạng còn góp phần cải tạo xã hội. Nếu nhiều tác phẩm hiện thực phê phán còn kết thúc bế tắc, bi quan thì văn học cách mạng lại chỉ ra con đường đi tới tương lai. Có thể thấy rõ điều này khi so sánh Mị với chị Dậu trong Tắt đèn (Ngô Tất Tố): Cả hai người phụ nữ này đều tiềm tàng một sức sống mãnh liệt. Chị Dậu và Mị đều vùng dậy khỏi địa ngục trần gian trong một đêm tối trời tối đất nhưng con đường trước mặt chị Dậu “tối đen như mực và như cái tiền đồ của chị”. Còn con đường phía trước của Mị lại tràn đầy ánh sáng tương lai, hạnh phúc. Có sự khác nhau này là vì khi viết Tắt đèn, Ngô Tất Tố chưa được giác ngộ cách mạng, còn khi viết Vợ chồng A Phủ, tư tưởng nhân đạo của Tô Hoài đã dược rọi chiếu bởi ánh sáng cách mạng.

4. Kết luận
- Với giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là một thành công xuất sắc của văn học trong kháng chiến chống Pháp, là thành tựu xuất sắc của văn học viết về đề tài miền núi.
- Một tác phẩm văn học có giá trị là một bức tranh chân thực về đời sống, ý nghĩa thực sự của nó là góp phần nhân đạo hoá con người. Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài là một tác phẩm như vậy.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây