Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật người mẹ (bà cụ Tứ) trong truyện ngắn Vợ nhặt

Thứ ba - 31/12/2019 10:26
Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật người mẹ (bà cụ Tứ) trong truyện ngắn Vợ nhặt để thấy rõ tài năng và tấm lòng của nhà văn Kim Lân trong phát hiện và mô tả con người.
Hướng dẫn làm bài:
1. Giới thiệu
- Kim Lân là nhà văn viết ít song viết rất thành công ở lĩnh vực truyện ngắn. Ông được coi là nhà văn “một lòng đi về với đất với người, với thuần hậu và nguyên thuỷ của cuộc sống” (Nguyên Hồng).
- Truyện ngắn Vợ nhặt được viết lại từ một phần của cuốn tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”. Tuy viết về những con người nghèo khổ trong nạn đói 1945 song mục đích của Kim Lân lại là làm bật lên vẻ đẹp đạo đức của con người trước thử thách khắc nghiệt của cuộc sống.
- Hình tượng nhân vật bà cụ Tứ tiêu biểu cho hướng khai thác đó của nhà văn trong tác phẩm. Qua nhân vật, Kim Lân đã thể hiện tấm lòng và tài năng của ông trong khai thác và mô tả con người.
2. Phân tích
a. Giới thiệu khái quát về nhân vật
- Là một người đàn bà khốn khổ: già cả, nghèo khó, goá bụa nên không thể và không dám nghĩ đến chuyện lấy vợ cho con.
- Xuất hiện muộn song là nhân vật được nhà văn đầu tư tài năng và tâm huyết để khác hoạ tính cách. Bà cụ mang tính cách của một bà mẹ nông dàn nghèo, từng trải trong cuộc sống và cùng rất mực thương con: chất phác, hiền hậu, nhân từ và cũng rất sâu sắc trong tình người.
- Xung quanh chuyện Tràng có vợ, tâm trạng bà cụ rất phức tạp song cũng rất lôgic, rất nhất quán: đều xuất phất từ tình mẹ thương con.
b. Diễn biến tâm lí nhân vật
b. 1. Tâm trạng bà cụ Tứ trong buổi chiếu tối hôm trước
- Ngạc nhiên: Lí do là vì có người đàn bà lạ trong nhà, lại đứng ở đầu giường anh con trai và chào bà bằng “ừ”. Sự ngạc nhiên khiến bà cụ không tin vào những gì mình nghe thấy, nhìn thấy. Qua thái độ ngạc nhiên của bà cụ có thể thấy cái ghê gớm khủng khiếp của nạn đói khi làm mất đi ở bà cụ khả năng nhạy cảm thông thường của một người mẹ có con đến tuổi lập gia đình.
- Tâm trạng nặng nề với sự đan xen của những cảm xúc phức tạp:
+ Buồn tủi vì bổn phận bà là mẹ mà không thể giúp gì cho các con khi cảnh nhà nghèo khó, vì sự thua thiệt của các con trong cảnh ngộ ấy và còn vì hiểu rằng cuộc hôn nhân này cũng chỉ là bất đắc dĩ. Nỗi buồn tủi làm bà nghẹn ngào rơi nước mắt.
+ Thương và lo cho các con: Thương con dâu cùng nghèo khổ, đói khát, thương con trai lấy vợ lúc đói quay đói quắt. Lo cho tương lai các con “liệu chúng nó có hơn bố mẹ không”, “có nuôi nổi nhau sống qua cái thì đói khát này không”... Trong căn nhà tối tăm, lòng bà cụ như cũng tối sầm lại với những ý nghĩ u ám khổ đau.
- Niềm vui, niềm hi vọng: Vui vì con trai đã lấy vợ. Lúc đầu niềm vui ấy tưởng không cất lên được vì sự đè nặng của cái đói, cái nghèo, bởi nỗi buồn tủi nên nó thật tội nghiệp, thật xót xa. Nhưng sau đó, nó trở thành một niềm vui thực sự. Tất nhiên, vì thương con mà bà cụ vui, vui để xua tan cái không khí nặng nề, buồn thảm của gia đình. Niềm vui bắt đầu được khơi lên bằng một hi vọng “ai giàu ba họ, ai khó ba đời” “may ra ông giời cho khá” “có ra thi rồi con cái chúng mày về sau”. Niềm vui được củng cố, nâng đỡ bởi ánh sáng ngọn đèn Tràng thắp lên trong ngôi nhà “thấy sáng, bà cụ vội vàng lau nước mắt, ngẩng lên”. Niềm vui được biểu hiện mộc mạc, kín đáo mà tinh tế trong lời nhắc nhở: “Hôm nào nghỉ ở nhà kiếm ít nứa về đan cái phên mà ngăn ra mày ạ”. Đó là sự trân trọng, nâng niu hạnh phúc của vợ chồng đứa con ở một bà mẹ quê mùa nhưng rất giàu tình cảm.
b.2. Tâm trạng bà cụ Tứ trong buổi sáng hôm sau
- Những buồn đau, lo lắng qua đi, chỉ còn lại sự tin tưởng, hi vọng và niềm vui được biểu hiện ra ở cả dáng vẻ, nét mặt, lời nói và việc làm.
- Cơ sở của sự thay đổi này: Bầu không khí mói của gia đình được tạo nên từ vẻ sạch sẽ của sân vườn, vẻ gọn gàng ngăn nắp của đồ đạc, vẻ ấm cúng của một không gian có sự sống và sự gắn bó giữa mọi thành viên...
- Những chi tiết đặc sắc: câu chuyện mua đôi gà là câu chuyện về niềm tin. Nồi cháo cám là tấm lòng người mẹ. Thái độ, lời nói của bà cụ tạo không khí ấm cúng và ngăn giữ sự xâm lấn trở lại của những cảm xúc ai oán, bi quan... Tất cả góp phần làm nổi bật tấm lòng thương con và nghị lực ống ở người mẹ nghèo.
c. Đánh giá
- Nghệ thuật: Kim Lân đã chọn được những chi tiết đặc sắc, sắp xếp một bố cục hợp lý, hoàn hảo để tạo được lôgic và tính hợp lý của những biểu hiện, diễn biến tâm lí nhân vật. Việc tổ chức điểm nhìn trần thuật cũng rất quan trọng: nhìn từ bên ngoài để có những đánh giá khách quan; nhìn từ bên trong để diễn tả đến tận cùng sự phức tạp của tâm lí và chiều sâu của những tình cảm, tâm sự, nỗi niềm trong lòng nhân vật.
- Tấm lòng nhà vắn là tấm lòng thương yêu sâu sắc đối với con người. Tấm lòng ấy được biểu hiện một cách phong phú ở sự cảm thông vói những nỗi khổ, ở niềm tin tưởng vào những phẩm chất quý giá, ở tinh thần hảng định sức sống, khát vọng sống ở con người... Tất cả tạo nên chiều sâu nhân đạo cho nội dung tác phẩm.
3. Kết luận
- Thông qua hình tượng nhân vật bà cụ Tứ, Kim Lân trước hết đã thể hiện khả năng tái hiện và phân tích tâm lí tinh tế, sắc sảo của một cây bút truyện ngắn xuất sắc.
- Qua việc phát hiện, ngợi ca những phẩm chất đẹp đẽ của người mẹ nghèo trong hoàn cảnh đen tối, Kim Lân cũng đã thể hiện một tinh thần nhân đạo mới mẻ và sâu sắc trong cách phát hiện và mô tả con người.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây