Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Lớp 10 - Trang 8

Lớp 10

Hãy hóa thân vào những que diêm để kể lại câu chuyện Cô bé bán diêm của An-đéc-xen với một kết thúc theo ý của riêng em

Hãy hóa thân vào những que diêm để kể lại câu chuyện Cô bé bán diêm của An-đéc-xen với một kết thúc theo ý của riêng em

 05:17 31/10/2017

Tôi là một que diêm trong họ nhà diêm được sinh ra từ một nhà máy diêm ở Đan Mạch. Người ta đóng chúng tôi vào những chiếc bao xinh xắn có ghi nhãn hiệu bên ngoài rồi gửi đi bán khắp nơi trong nước. Các bạn tôi may mắn được gửi đến những nhà hàng, khách sạn sang trọng hoặc những tiệm tạp hóa lớn giữa phố đông người.
Cây lau chứng kiến việc Vũ Nương ngồi bên bờ Hoàng Giang than thở một rồi tự vẫn. Em hãy thay lời cây lau câu chuyện bi thương đó

Cây lau chứng kiến việc Vũ Nương ngồi bên bờ Hoàng Giang than thở một rồi tự vẫn. Em hãy thay lời cây lau câu chuyện bi thương đó

 05:16 31/10/2017

Tôi là họ nhà lau. Tôi đã sinh sống bên bờ Hoàng Giang mấy chục năm trời, đã chứng kiến biết bao cảnh đông vui tấp nập của con người, lúc ồn ào xuống đò sang sông đi chợ tỉnh, khi quăng chài đánh cá, giặt giũ bên sông, và nhất là lũ trẻ con, chiều chiều ùa xuống tắm táp, vùng vẫy thỏa thích trong dòng nước mát. Nào có ngờ đâu, đêm nay, cái đêm đáng ghi nhớ ấy, tôi lại phải chứng kiến một cảnh thương tâm đau lòng đến thế...
Từ truyện cổ tích Tấm Cám ngày xưa, hãy xây dựng thành một truyện cổ tích mới về “cô Tấm ngày nay” và kể lại cậu chuyện đó

Từ truyện cổ tích Tấm Cám ngày xưa, hãy xây dựng thành một truyện cổ tích mới về “cô Tấm ngày nay” và kể lại cậu chuyện đó

 05:15 31/10/2017

Hàng ngày, bà cụ nấu nước chè tươi, ngồi nhấn nha bán dưới gốc cây mít cổ thụ đầu làng nên mọi người từ lâu đã quen gọi là quán bà cụ Mít. Cụ Mít chắc phải ngoài bảy mươi rồi. Tóc bạc trắng như cước, lưng còng gập, đi lại chậm chạp, lòng khòng. Cụ sống một mình, không chồng, con, ngay trong quán hàng nhỏ xíu của mình.
Hãy tưởng tượng mình là cây bút thần kể lại chuyện đời mình khi đến với chú bé họa sĩ

Hãy tưởng tượng mình là cây bút thần kể lại chuyện đời mình khi đến với chú bé họa sĩ

 05:13 31/10/2017

Tôi là cây bút thần, được sinh ra để giúp cho các họa sĩ có tài đức. Thân tôi hằng trúc vàng óng ánh, đầu nhọn như búp măng được kết bằng những lông thú đen mượt. Tiên ông đã luyện tôi bằng thuốc trường sinh bất tử, lại phù phép thần thông biến hoá cho đến khi ném tôi vào lửa không cháy, cầm dao sắc chặt không đứt.
Có lần em nằm mơ, thấy mình lạc vào thế giới của những câu chuyện cổ. Hãy kể những con người và sự việc mà em gặp trong giấc mơ đó

Có lần em nằm mơ, thấy mình lạc vào thế giới của những câu chuyện cổ. Hãy kể những con người và sự việc mà em gặp trong giấc mơ đó

 05:13 31/10/2017

Đêm 29 Tết. Em cùng mẹ thức canh ngồi bánh chưng. Khuya lắm rồi, mọi người đã ngủ cả. Mọi vật đều chìm trong im lặng, chỉ còn nghe tiếng sôi đều của nồi bánh chưng. Củi cháy đượm, thỉnh thoảng vang lên tiếng nổ nhỏ lép bép. Em ngồi tựa vào vai mẹ, nhìn bếp lửa đỏ hồng, thả hồn theo những tàn tửa bay lên chấp chới như những đốm sao lung linh...
Phân tích sắc xuân trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Phân tích sắc xuân trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

 05:10 31/10/2017

Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là một bài thơ hay trong chương trình Văn học lớp 9. Bài thơ chứa đựng trong nó nhiều vẻ đẹp. Song có lẽ vẻ đẹp nổi bật hơn cả là sắc xuân mang đậm chất Huế.
Phát biểu cảm nghĩ em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Phát biểu cảm nghĩ em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

 07:01 30/10/2017

Đề tài mùa xuân luôn là một đề tài phong phú cho các thi nhân thử bút. Đã có không ít những bài thơ hay viết về mùa xuân. Nhà thơ Thanh Hải cũng đã khá thành công khi sáng tác bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” nói lên ước vọng khiêm tốn của mình, ước vọng được hiến dâng mùa xuân bé nhỏ của mình vào mùa xuân chung của dân tộc, mùa xuân bất tận của đất trời.
Truyện Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã gây xúc động mạnh trong người đọc. Hãy nêu cảm nghĩ của em về truyện ngắn

Truyện Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã gây xúc động mạnh trong người đọc. Hãy nêu cảm nghĩ của em về truyện ngắn

 06:50 30/10/2017

“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn viết về tình phụ tử sâu nặng của cha con ông Sáu thời kì chiến tranh. Đây là một truyện ngắn giản dị nhưng chứa đầy sự bất ngờ như ta thường thấy ở văn của Nguyễn Quang Sáng. Đoạn trích trong sách giáo khoa đã cho thấy một khoảnh khắc nhỏ mà trong đó có sự cao cả thiêng liêng của tình phụ tử.
Cảm nghĩ của em khi mùa xuân đến trên quê hương

Cảm nghĩ của em khi mùa xuân đến trên quê hương

 06:49 30/10/2017

Thế là lão già lụ khụ mùa đông đã ra đi, nhường chỗ cho nàng tiên Mùa Xuân đến trên quê hương em. Thời tiết mùa xuân thật mát mẻ ấm áp. Trên không trung bao la vời vợi, các nàng mây rủ nhau đi dự tiệc sáng. Những cánh én chắp hình cánh cung thi nhau bay liệng trên nền trời trong xanh. Gió xuân hây háy đưa hương xuân đến mọi nơi. Hương xuân quyện vào mái tóc, len lỏi vào những nếp áo, nếp khăn của mọi người.
Cảm nghĩ của em về ngày đầu tiên bước chân vào trường THPT (bài hay nhất)

Cảm nghĩ của em về ngày đầu tiên bước chân vào trường THPT (bài hay nhất)

 06:48 30/10/2017

Thế là từ năm học 2017 - 2018 tôi đã là một học sinh của trường trung học phổ thông huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên, không còn là một cậu bé học sinh trường làng hồi tiểu học hay một học sinh trường trung học cơ sở xã Phụng Công như mấy năm trước.
Cảm nghĩ của em khi thiên nhiên và con người trong thời khắc chuyển mùa từ hạ sang thu

Cảm nghĩ của em khi thiên nhiên và con người trong thời khắc chuyển mùa từ hạ sang thu

 06:48 30/10/2017

Những cơn dông cuối cùng của mùa hạ cũng thưa dần rồi tắt hẳn. Nắng không còn đổ lửa chói chang gay gắt như trước. Những chùm hoa phượng còn sót lại của mùa hè đã rụng lả tả trên sân trường như những cánh thư hồng theo gió bay đến người thương. Bản giao hưởng dài ba tháng của các ca sĩ ve sầu đã ngân lên chương cuối trước khi kết thúc.
Viết một văn bản nghị luận tự chọn, trong đó có sử dụng yếu tố biểu cảm. Sau đó tóm tắt bài viết của mình trong khảng 10 - 15 dòng

Viết một văn bản nghị luận tự chọn, trong đó có sử dụng yếu tố biểu cảm. Sau đó tóm tắt bài viết của mình trong khảng 10 - 15 dòng

 07:00 29/10/2017

“Mục đích cuộc sống”- đó là một vấn đề có ý nghĩa lớn lao đối với nhân loại, và cũng là một vấn đề có tính thời sự đối với Thanh niên hiện nay. Người quân tử xưa đặc biệt chú ý “tu thân”, người phụ nữ luyện rèn “tứ đức”. Tại sao lại như vậy? Ngày nay chúng ta ai cũng muốn thành công trên con đường học tập. Vậy mục đích, động cơ của ta là gì?
Hãy viết một bài văn biểu cảm về mùa thu trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận

Hãy viết một bài văn biểu cảm về mùa thu trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận

 06:56 29/10/2017

Có biết bao nhiêu lí do để tôi yêu mùa thu - một mùa đẹp trong vòng tuần hoàn của thời gian trôi chảy: Xuân - Hạ - Thu - Đông. Yêu lắm vòm trời cao trong xanh vời vợi, vắt ngang vài dải mây trắng lơ lửng trôi! Yêu lắm nắng mùa thu sao dịu dàng đến thế! Nắng thu mỏng mảnh như tơ trời vàng óng phủ khắp mọi nơi. Vạn vật được đắm mình tha hồ vùng vẫy trong cái nắng dịu, tươi sáng, trong trẻo như đôi mắt trong veo của bé thơ.
Tả trận gió mùa đông bắc

Tả trận gió mùa đông bắc

 06:51 29/10/2017

Ba tôi người miền trong, má tôi người Hà Nội. Còn nhà tôi thì ở thành phố Hồ Chí Minh. Tôi lớn lên ở thành phố của mình, quanh năm ấm áp. Từ khi sinh ra, tôi chưa từng được ra thăm quê ngoại lần nào. Chỉ nghe nói mùa đông ngoài ấy rét lắm. Thế rồi năm ngoái, ba má cho cả tôi và Tí Sún về quê ngoại ăn Tết. Tí Sún mừng lắm, còn tôi thì mấy đêm liền nằm ngủ không yên, cứ liên tục hỏi má về miền quê ngoại nghe quen thuộc mà xa xôi ấy.
Viết một bài văn miêu tả một đối tượng mà em thích nhất (dòng sông, cảnh đồng, người bạn,…) trong đó có sử dụng yếu tố tự sự

Viết một bài văn miêu tả một đối tượng mà em thích nhất (dòng sông, cảnh đồng, người bạn,…) trong đó có sử dụng yếu tố tự sự

 06:50 29/10/2017

“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây chia cắt nửa ngày sông”
(Quê hương- Tế Hanh)

Những câu thơ ấy đã giới thiệu về một vùng quê của Tế Hanh, nơi gắn liền với biển, với sóng, với cát, với vị mặn mòi của muối và cả vất vả của những con người sinh ra và lớn lên từ sóng nước mênh mông. Đó cũng là những câu thơ mà tôi rất thích, từ khi tôi đọc trong những trang sách của chị tôi. Bởi vì đó cũng là quê tôi, nơi mà tôi yêu như chính cuộc đời mình.
Cảm nhận về “Hồi trống cổ thành” trong “Tam quốc diễn nghĩa”

Cảm nhận về “Hồi trống cổ thành” trong “Tam quốc diễn nghĩa”

 06:49 29/10/2017

“Hồi trống Cố Thành” được trích ở hồi 28:

“Chém Sái Dương anh em hoà giải,
Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên”.

“Hồi trống Cổ Thành” đã khắc hoạ đậm nét thêm tấm lòng trọng nghĩa của Quan Công và tấm lòng cương trực thuỷ chung của Trương Phi.
Cảm nhận về tiếng đàn tì bà của người kĩ nữ trên bến Tầm Dương trong bài thơ “Tì bà hành” của Bạch Cư Dị

Cảm nhận về tiếng đàn tì bà của người kĩ nữ trên bến Tầm Dương trong bài thơ “Tì bà hành” của Bạch Cư Dị

 08:11 28/10/2017

Âm nhạc là một sự diệu kì không thể thiếu được trong đời sống tình thần của con người. Người ta đã dùng biết bao mỹ từ, bao lời văn hoa để ngợi ca cái đẹp của âm nhạc, cái sức sống mãnh liệt và niềm hi vọng vô bờ bến mà âm nhạc đã đem lại cho cuộc sống. Thơ và nhạc luôn luôn gắn liền với nhau: trong nhạc có chất thơ, trong thơ có âm điệu tiết tấu của nhạc. Thơ làm đẹp cho nhạc và âm nhạc làm đẹp cho thơ...
Phân tích bài “Khuê oán” của Vương Xương Linh

Phân tích bài “Khuê oán” của Vương Xương Linh

 08:10 28/10/2017

Vương Xương Linh là một trong những nhà thơ kiệt xuất thời Thịnh Đường. Thi phẩm của ông để lại hiện còn 186 bài,phần lớn là thơ thất ngôn tuyệt cú. Bài “Khuê oán ” là một kiệt tác, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Vương Xương Linh: thâm trầm, trang nhã,tinh tế.
Phân tích bài thơ “Hoàng Hạc lâu” của Thôi Hiệu

Phân tích bài thơ “Hoàng Hạc lâu” của Thôi Hiệu

 08:09 28/10/2017

Thôi Hiệu (704 - 754) người Biện Châu, tỉnh Hà Nam, đậu tiến sĩ năm 725. Ông còn truyền lại hơn 40 bài, trong đó nổi tiếng nhất là bài Hoàng Hạc lâu. Tương truyền Lí Bạch đi chơi Vũ Xương; lên xem lầu Hoàng Hạc thấy bài thơ này của Thôi Hiệu bèn cầm bút đề vào vách: “Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc - Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu” (Trước mắt có cảnh đẹp, nhưng không làm được thơ vì đã có thơ của Thôi Hiệu ở trên đầu).
Bằng những kiến thức đã học về phương pháp đọc sách, hãy bình luận câu nói sau: “Kẻ sơ học đọc sách ngoài bì phu; bậc đại học đọc sách trong cốt tuỷ” (Lê Quý Đôn)

Bằng những kiến thức đã học về phương pháp đọc sách, hãy bình luận câu nói sau: “Kẻ sơ học đọc sách ngoài bì phu; bậc đại học đọc sách trong cốt tuỷ” (Lê Quý Đôn)

 08:08 28/10/2017

Trên hành trình chinh phục đỉnh cao tri thức, đọc sách là một con đường quan trọng. Bởi lẽ, trong sách cất giữ di sản tinh thần nhân loại, nói về đọc sách, nhà bác học Lê Quý Đôn có câu: “Kẻ sơ học đọc sách ngoài bì phu; bậc đại học đọc sách trong cốt tuỷ”.
Vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật qua đoạn “Trao duyên”

Vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật qua đoạn “Trao duyên”

 08:07 28/10/2017

Nói tới Nguyễn Du là nói tới một hiện tượng vô song của văn học Việt Nam. Với “lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu”, Truyện Kiều đến bây giờ vẫn là mẫu mực cho nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ dân tộc. Đoạn trích “Trao duyên” có thể được xem là một minh chứng cụ thể cho tài năng ngôn ngữ bậc thầy của đại thi hào Nguyễn Du.
Hiện thực cuộc sống trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ

Hiện thực cuộc sống trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ

 08:06 28/10/2017

Văn học phản ánh hiện thực theo đặc trưng riêng, cách thức riêng của nghệ thuật ngôn từ. Nhà văn có thể nói chuyện thần tiên ma quái, chuyện các vì sao trên chín tầng trời, chuyện con đại bàng vỗ cánh, con kiến xây tổ, con ong hút mật,... nhưng chung quy cũng đều là chuyện con người, chuyện cuộc đời, là hiện thực cuộc sống được khúc xạ qua lãng kính nghệ thuật mà thôi. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ là một tác phẩm nghệ thuật mà ở đó hiện thực cuộc sống được phản ánh theo cách riêng của thể loại truyền kì và tài năng của người nghệ sĩ.
Phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm (Bài hay nhẩt)

Phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm (Bài hay nhẩt)

 05:30 27/10/2017

Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện còn để lại khoảng 1.000 bài thơ chữ Hán và trên dưới 200 bào thơ Nôm trong "Bạch Vân am tập " và “Bạch Vân Quốc ngữ thi tập”. Nhận xét về thơ Trạng Trình, nhà sử học Phan Huy Chú trong thế kỉ XIX có viết: “Văn chương ông tự nhiên, nói ra là thành không cần gọt giũa, giản dị mà linh hoạt, không màu mè mà có ý vị, đều có quan hệ đến việc dạy đời”.
Dựa vào những tác phẩm đã đọc và đã học, anh (chị) hãy chứng minh rằng: “Thơ văn Nguyễn Trãi thể hiện tấm lòng yêu nước, thương dân tha thiết, trọn đời”

Dựa vào những tác phẩm đã đọc và đã học, anh (chị) hãy chứng minh rằng: “Thơ văn Nguyễn Trãi thể hiện tấm lòng yêu nước, thương dân tha thiết, trọn đời”

 05:28 27/10/2017

Yêu nước thương dân đó là điều thường trực trong con người Nguyễn Trãi. Chính lí tưởng cao đẹp đó là mục đích mà ông đã theo đuổi suốt cuộc đời để đem lại nền độc lập cho nước, hạnh phúc cho dân. Ông đã từng trăn trọc vì việc nước:
Nhiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi qua một số bài thơ đã học trong sách Văn học 10, tập một

Nhiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi qua một số bài thơ đã học trong sách Văn học 10, tập một

 05:27 27/10/2017

Nguyễn Trãi là bậc đại thi hào đầu tiên của dân tộc. Ông là người có tâm hồn phóng khoáng, nhạy cảm với thiên nhiên. Thiên nhiên từ bao đời nay đã trở thành nguồn cảm hứng của nhiều tác giả. Những tác giả của những bài thơ thiên nhiên hay thường là những người có tâm hồn phóng khoáng thanh cao. Họ thường tìm đến với thiên nhiên, đối với họ thiên nhiên là bầu bạn, là nơi giãi bày tâm sự. Thiên nhiên, là một trong những nội dung chính trong các tác phẩm thơ văn của Nguyễn Trãi. Qua một số bài thơ đã học trong sách Văn học 10, tập một như Cây chuối; Bảo kính cảnh giới, 43; Tùng; Côn Sơn ca chúng ta cũng thấy rõ điều đó.
Trình bày hiểu biết của anh (chị) về tư tưởng nhân nghĩa của thi hào Nguyễn Trãi thể hiện qua áng “thiên cổ hùng văn” Bình Ngô đại cáo

Trình bày hiểu biết của anh (chị) về tư tưởng nhân nghĩa của thi hào Nguyễn Trãi thể hiện qua áng “thiên cổ hùng văn” Bình Ngô đại cáo

 05:26 27/10/2017

Các nhà phê bình sẽ chẳng quá khó khăn để tìm hiểu một nhà thơ Nguyễn Trãi phong tình, trong trang thơ, “Cầm đuốc chơi đêm bởi tiếc xuân” (Trích cảnh, 6), một tấm lòng yêu nước “Đêm ngày cuồn cuộn người triều đông” (Thuật hứng, 5). Và thiết nghĩ, sẽ chẳng ai quên Bình Ngô đại cáo khi nhắc tới một Ức Trai. Điều kì diệu là chính tác phẩm được viết ra trước hết để làm một đại cáo, một văn kiện lịch sử, lại đã được nhìn nhận như một hùng văn, đưa tác giả lên hàng đầu trong số các tác gia văn học của một “nước Đại Việt ta lấy văn hiến giữ nước” (Ngô Thì Nhậm). Phải chăng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, một tầm tư tưởng vượt quá sức chứa của “đêm trường trung cổ” đã góp phần lớn nhất làm nên sự kì diệu ấy?
Tấm lòng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đối với Tổ quốc qua Hịch tướng sĩ

Tấm lòng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đối với Tổ quốc qua Hịch tướng sĩ

 05:25 27/10/2017

Nếu được trở về với lịch sử, sống những ngày tháng sục sôi của đất nước những năm 1285, ắt hẳn chúng ta sẽ cảm nhận sâu sắc hơn nỗi lo và tấm lòng của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trong Hịch tướng sĩ.
Chất hào hùng trong “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi

Chất hào hùng trong “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi

 05:25 27/10/2017

Không phải ngẫu nhiên mà Bình Ngô đại cáo được người đời sau mệnh danh là áng “thiên cổ hùng văn”. Đọc Bình Ngô đại cáo, người đọc được quay trở lại thế kỉ XV đầy hào khí. Có được sức mạnh ấy chính là bởi trong Bình Ngô đại cáo, chất hào hùng luôn thấm đẫm trang văn. “Hào hùng” có nghĩa là “có khí thế mạnh mẽ, sôi nổi”. Và như vậy, chất hào hung trong Bình Ngô đại cáo chính là sự biểu hiện khí thế mạnh mẽ, sôi nổi một cách đậm nét.
Phân tích đoạn thơ “Nỗi nhớ nhung sầu muộn của người chinh phụ”

Phân tích đoạn thơ “Nỗi nhớ nhung sầu muộn của người chinh phụ”

 05:24 27/10/2017

Chinh phụ ngâm khúc, tác phẩm chữ Hán nổi tiếng của Đặng Trần Côn mang dấu ấn của thời đại, đã gây tiếng vang lớn trong cuộc sống xã hội. Lời dịch thanh thoát, uyển chuyển, mượt mà của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm đã góp phần không nhỏ làm cho tác phẩm có một vị trí trong đời sống tinh thần của các tầng lớp nhân dân và trong lịch sử phát triển của văn học dân tộc.
Phân tích bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du

Phân tích bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du

 08:13 25/10/2017

Bài thơ hay khi đọc lên ta chỉ thấy tình người. Dư âm của Độc Tiểu Thanh kí còn để lại trong ta một nét cảm về cái đẹp của tình yêu và lòng trân trọng đọc bài thơ ta nhận ra sự “vô hình” của câu chữ và cái hữu hình vô hạn của tình người và tình đời. Đó là lòng yêu, sự cảm thông, là nỗi đau, nỗi “sầu vạn kỉ”, là tiếng lòng tê tái xót thương của một người tài tử dành cho người nghệ sĩ. Nó như một mối dây liên hệ, giao hòa linh hồn với trái tim. Độc Tiểu Thanh kỉ chính là tấm lòng Nguyễn Du đã thực sự trăn trở, khổ đau cho cái tài, các sắc bị chà đạp mà Tiểu Thanh là một điển hình.

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây