Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Viết một văn bản nghị luận tự chọn, trong đó có sử dụng yếu tố biểu cảm. Sau đó tóm tắt bài viết của mình trong khảng 10 - 15 dòng

Chủ nhật - 29/10/2017 07:00
“Mục đích cuộc sống”- đó là một vấn đề có ý nghĩa lớn lao đối với nhân loại, và cũng là một vấn đề có tính thời sự đối với Thanh niên hiện nay. Người quân tử xưa đặc biệt chú ý “tu thân”, người phụ nữ luyện rèn “tứ đức”. Tại sao lại như vậy? Ngày nay chúng ta ai cũng muốn thành công trên con đường học tập. Vậy mục đích, động cơ của ta là gì?
Trước khi trả lời câu hỏi đó, chúng ta cùng xem tại sao phải cần có mục đích, động cơ? Nhà văn Pháp Đi-đrô từng nói: “Nếu không có nục đích, anh sẽ không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì nếu như mục đích tầm thường”.
 
Mục đích - nó tựa hồ như kim chỉ nam định hướng, như ngôi sao Bắc Đẩu rực rỡ trời khuya. Không có mục đích, ta chẳng khác nào kẻ có mắt mà phải dò dẫm, lầm đường trong đêm tối.
 
Hãy tưởng tượng cuộc sống là muôn nghĩa, muôn triệu mối dây chăng chịt. Bạn sẽ lựa chọn mối dây nào hay tự thiết kế cho mình một mối dây riêng? Nếu chúng ta chưa định hình trong đầu óc mình những việc cần làm, những gì cần vươn tới, thì những mối dây hỗn độn ấy chỉ càng làm ta bối rối. Ta sống mà không biết sống để làm gì? Ta như cái bóng vật vờ lang thang vô định.
 
Nhà thơ Chế Lan Viên cũng từng khắc khoải, đau đớn trong những câu hỏi:
 
“Ta là ai? Như ngọn gió siêu hình
Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt,
Ta vì ai? Khẽ xoay chiều ngọn bấc
Bàn tay người thắp lại triệu chồi non”.
(Hai câu hỏi)
 
Nhà thơ chỉ thực sự là chính mình khi thoát khỏi “tinh cầu giá lạnh”, hiểu ra ý nghĩa cuộc sống, mục đích của mình là đem lời thơ phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc. Mục đích thiết tha như thế đấy.
 
Đối với chúng ta, mục đích của việc học tập, tu dưỡng là thế nào?
 
Khẩu hiệu của học sinh chúng ta là: “Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp”. Sự nỗ lực của mỗi chúng ta là một phần quan trọng để làm đẹp hơn tổ quốc. Ta phấn đấu vì cuộc sống, tương lai của chính mình, của gia đình mình chẳng phải là đã tạo nên một tế bào khoẻ mạnh cho cơ thể đất nước thêm cường tráng đó sao?
 
Bác Hồ đã từng dạy: “Thanh niên đừng hỏi nước nhà đã đem lại gì cho mình, mà phải hỏi mình đã làm được gì cho nước nhà”.
 
Bạn và tôi chúng ta phấn đấu cho những mục đích của riêng mình nhưng đều có điểm chung là hội tụ lòng yêu đất nước, yêu nhân dân. Chúng ta cùng rèn luyện cho mình một lương tâm trong sáng để có một mục đích trong sáng nhé.
 
* Tóm tắt văn bản:
 
Bài viết nêu ý kiến về “mục đích cuộc sống” nói chung và vấn đề lí tưởng sống của thanh niên hiện nay nói riêng.
 
Con người ai cũng có mục đích sống. Mục đích chính đáng và cao cả - đó là lí tưởng. Lí tưởng có vị trí vô cùng quan trọng trong tinh thần của mỗi người. Nó có thể làm người ta hứng khởi, có thể khiến người ta khổ đau.
 
Lí tưởng càng cao cả thì cuộc sống càng có ý nghĩa đẹp đẽ.
 
Người xưa đã từng tu thân, rèn luyện bản thân mình một cách nghiêm khắc để có được những nhân cách cao đẹp vì lí tưởng, hoài bão của thời đại.
 
Thanh niên ngày nay cần phấn đấu, rèn luyện theo lí tưởng phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây