Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Bằng những kiến thức đã học về phương pháp đọc sách, hãy bình luận câu nói sau: “Kẻ sơ học đọc sách ngoài bì phu; bậc đại học đọc sách trong cốt tuỷ” (Lê Quý Đôn)

Thứ bảy - 28/10/2017 08:08
Trên hành trình chinh phục đỉnh cao tri thức, đọc sách là một con đường quan trọng. Bởi lẽ, trong sách cất giữ di sản tinh thần nhân loại, nói về đọc sách, nhà bác học Lê Quý Đôn có câu: “Kẻ sơ học đọc sách ngoài bì phu; bậc đại học đọc sách trong cốt tuỷ”.
“Kẻ sơ học đọc sách ngoài bì phu” có nghĩa là: những người có tầm hiểu biết hạn chế, không chuyên sâu, là những người chỉ biết đọc sách bề ngoài, hiểu được những nội dung sơ đẳng nhât của tác phẩm.
 
“Bậc đại học đọc sách trong cốt tủy” nghĩa là: những người có kiến thức uyên thâm là người người đọc sách có phương pháp, biết chắt lọc cái “cốt tủy” để tiếp nhận. Người đọc sách có phương pháp là người có thể phá vờ lớp vỏ bề ngoài của ngôn từ để hiểu thấu ý đồ, tâm sự sâu sắc nhất của người viết, cũng như có thể cảm thụ được phương pháp làm việc, tài năng, phong cách riêng của tác giả.
 
Nội dung câu nói của Lê Quý Đôn nhằm đề cao phương pháp đọc sách. Ông cũng đã khuyên người ta biết tìm lấy cho mình cách đọc sách, sao cho có thể hiểu được nội dung “cốt tủy” của sách.
 
Trong thực tế, rất nhiều người chỉ biết đọc sách “ở ngoài bì phu”. Vì người đọc chỉ nhằm mục đích giải trí, tiêu thì giờ.
 
Trái lại, cũng có những người luôn tìm cho mình một phương pháp đọc sách hiệu quả. Đó là những người thuộc “bậc đại học”, có tham muốn chinh phục kho tri thức của nhân loại, làm giàu kiến thức cho chính bản thân mình.
 
Cũng có những người có nhiệt tình, có tâm huyết, nhưng không đủ năng lực, thiếu khả năng trí tuệ nên không thể “đọc sách từ trong cốt tủy”. .Nghĩa là muốn đọc sách có phương pháp, cần phải có những điều kiện nhất định - trước hết, đó là điều kiện về khả năng nhận thức của mỗi người.
 
Các bậc đại nho xưa kia đều là những người biết đọc sách trong cốt tuỷ. Nhà thơ Đỗ Phủ (Trung Quốc) có viết:
 
“Độc sách phá vạn quyền
Hạ bứt như hữu thần”
 
(Đọc sách hiểu thấu được vạn quyển.
Nên khi hạ bút viết, cảm thấy như có thần lực)
 
Nguyễn Trãi (TK XV) cũng từng khuyên:
 
“Đọc sách hãy thông đòi nghĩa sách”
 
(Đọc sách hãy hiểu thấu nhiều ý nghĩa của sách)
 
Chính Lê Quý Đôn cũng là người đọc sách nổi tiếng. Ông từng nói: thiên hạ có mười bồ sách thì ông đã đọc hết bảy bồ. Nói như vậy không có nghĩa là Lê Quý Đôn đã chạy theo số lượng mà không quan tâm đến chất lượng của việc đọc. Trái lại, chỉ có phương pháp đọc tận “trong cốt tủy” mới có thê giúp ông lĩnh hội được một khối lượng sách khổng lồ như vậy.
 
Ngày nay, với sự phát triển bùng nổ của ngành in ấn, số lượng sách trên thị trường cũng có sự bùng nổ. Cho nên, việc đề ra phương pháp đọc sách càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Người đọc cần có sự lựa chọn cho riêng mình và cần phải xây dựng cho mình phương pháp đọc sách đúng đắn mới có thể chiếm lĩnh được kho tàng văn hoá của nhân loại.
 
Trong quá trình đó, lời dạy của nhà bác học Lê Quý Đôn vẫn mãi mãi có ý nghĩa: “Kẻ sơ học đọc sách ngoài bì phu; bậc đại học đọc sách trong cốt tuỷ”.

Nguyễn Hồng Kiên

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây