Khí thế mạnh mẽ, sôi nổi ấy hiển hiện suốt chiều dài tác phẩm, bắt đầu từ hoàn cảnh ra đời thật đặc biệt của bài cáo, thấm đẫm trong từng câu chữ, hình ảnh, cả những dư âm không bao giờ dứt khi kết thúc.
Bình Ngô đại cáo ra đời trong một hoàn cảnh vô cùng trọng đại của lịch sử dân tộc. Trải qua cuộc kháng chiến mười năm gian khổ “nếm mật nằm gai” của cuộc khởi nghĩa Lam sơn, cuối cùng cũng dành được thắng lợi làm chủ đất nước. Thay mặt Lê Lợi, Nguyễn Trãi, vị quân sư số một của triều đình, trở thành người được Lê Lợi giao cho trọng trách viết Bình Ngô đại cáo báo cáo cho toàn dân biết sự thắng lợi của quân ta. Như vậy, ngay hoàn cảnh ra đời, Bình Ngô đại cáo đã mang chất hào hùng rõ nét. Nó thể hiện cho niềm vui của nhân dân, là bản Tuyên ngôn độc lập của dân tộc và là bản Tuyên ngôn nhân quyền sâu sắc. Niềm vui, khí thế sôi nổi ấy được Nguyễn Trãi thể hiện rõ nét hơn trong nội dung tác phẩm.
Mở đầu Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi nêu lên luận đề nhân nghĩa và đi vào chứng minh cho luận đề ấy bằng truyền thống độc lập tự chủ và anh hùng của tổ quốc ta, dân tộc ta:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Đó là thái độ ngợi ca nhưng đồng thời là thái độ khẳng định chủ quyền và nền độc lập dân tộc: Quốc gia Đại Việt là quốc gia có Quốc hiệu, có nền văn hiến, có lãnh thổ, phong tục, tập quán riêng.
Từ đây, Nguyễn Trãi đưa người đọc trở về với lịch sử nước nhà. Đó là lịch sử đấu tranh bảo vệ nền độc lập, bảo vệ bờ cõi. Từ truyền thống ấy, nguyễn Trãi đưa đến cho người đọc nhừng chứng cứ thuyết phục hơn qua việc kể lại quá trình mười năm gian khổ của quân dân ta chống quân Minh xâm lược. Chất hào hùng được Nguyễn Trải chuyển tải bằng ngôn ngữ hào sảng, giọng văn đanh thép, khi vạch trần tội ác của kẻ thù xâm lược, khi biểu đạt một lòng cảm thù sục sôi trong huyết quản. Khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa quyết dành lại độc lập cho dân tộc thì người người ủng hộ. Để rồi, khắc phục mọi khó khăn gian khổ, giành được những thắng lợi to lớn. Bằng lối văn biền ngẫu, tác giả diễn đạt niềm vui thắng lợi, khí thế tiến công bădng những trận thắng liên tiếp, những từ ngữ miêu tả sức mạnh thần tốc của quân ta:
“Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay”...
Hay:
“Đánh một trận sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông”...
Và những thất bại thảm hại của quân địch:
“Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía
Lí An, Phương Chính nín thở cầu thoát thân”...
Bằng kế sách “tâm công”, quân ta đã toàn thắng.
Thủ pháp đối lập trong việc miêu tả thế chiến thắng của quân ta và đà thất bại của quân địch là yếu tố làm nổi bật hơn chất hào hùng trong Bình Ngô đại cáo.
Kết thúc bài cáo là tương lai rạng rỡ của một quốc gia độc lập tự chủ:
“Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Càn khôn bĩ mà lại thái
Nhật nguyệt hổi mà lại minh
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu”...
Âm hưởng hào sảng còn vang vọng mài trong lời văn. Những từ miêu tả sự vững bền: “càn khôn”, “nhật nguyệt”, “muôn thuở”, “ngàn năm”... là sự khẳng định đanh thép nhất, tự hào nhất thành quả của thắng lợi dưới lá cờ nhân nghĩa và độc lập tự chủ.
Bắt nguồn từ niềm tự hào dân tộc, từ sức mạnh làm r.ên chiến thắng, chất hào hùng trong Bình Ngô đại cáo đã trở thành một biểu tượng tinh thần của một thời đại đấu tranh bảo vệ chủ quyền của quốc gia Đại Việt.
Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi chính là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta.