Bài hịch đã thuyết phục người đọc không chỉ bằng những lí lẽ và lập luận sắc bén mà còn bởi những cảm xúc chân thành và mạnh mẽ của người dũng tướng trước vận mệnh nguy nan của dân tộc lúc bấy giờ. Vì thế, mặc dù là một bài chính luận, nhưng xuyên suốt trong bài là hình tượng nhân vật “ta”- chủ thể sáng tạo nên tác phẩm.
Mở đầu bài hịch là nỗi đau trước cảnh đất nước bị lù giặc dày xéo: “Ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan; ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ...” Câu văn thấm đẫm cảm giác xót xa, đau đớn. Đó là nỗi đau của con người trước cảnh đất nước mình, làng quê mình đang bị giặc dày xéo, vua tôi, bạn bè, người thân bị nhục mạ...Nỗi đau riêng hoà trong nỗi đau chung làm thành lòng căm thù ngùn ngụt. Cảm xúc ấy làm cho lời văn thêm phần thuyết phục.
“Ta thường tới bữa quên ăn nửa đêm vỗ gối ruột đau như cắt nước mắt đầm đìa. Chỉ căm tức rằng chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng”.
Vừa yêu nước thương dân đến rơi lệ, vừa căm thù quân giậc đến tím ruột bầm gan. Hình ảnh vị chủ tướng hiện lên thật đậm nét: ngày đêm thao thức, lo lắng cho vận mệnh đất nước, lúc nào cũng sôi sục khí thế chiến đấu: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng cam lòng”. Mỗi chữ như một lời thề thiên liêng, một quyết tâm sắc nhọn. Đó không chỉ là nghệ thuật, đó chính là tấm lòng, là tiếng nói của chính trái tim đang rung lên những nhịp đập căm thù đối với quân thù đang dày xéo mảnh đất của tổ tiên.
Cũng bằng tiếng nói của trái tim, Hưng Đạo Vương đã phân tích rõ thái độ thờ ơ vô trách nhiệm, thói cầu an hưởng lạc trong mỗi tì tướng mà nói rộng ra là trong mỗi con người thời Trần trước hoạ xâm lăng: “Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức, nghe nhạc thái thường để đãi yến nguy sứ mà không biết căm...”.
Hưng Hạo Vương đã chí rõ hai mặt của một vấn đề: những được và mất, những đúng và sai, tất cả nhằm vào một mục đích duy nhất là: tiêu diệt “những tên địch trong ta”. Đó không chỉ là bài học đối với các tướng sĩ mà còn là thái độ tự răn mình một cách nghiêm khắc. Nó thế hiện cái “nhục”, cái thẹn”, cái “lo” của một nhân cách lớn.
Tấm lòng trung quân, ái quốc ấy là động lực giúp ông nhìn xa trông rộng, biên soạn Binh thư yếu lược để dạy các tướng lĩnh, để “người người đều giỏi như Bang Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ”, để có thể giữ yên bờ cõi trước các thế lực xâm lăng. Như vậy, tình cảm yêu nước với ông không chỉ là lòng căm thù mà còn phải là ý thức trách nhiệm đôi với tổ quốc, không phải chỉ của một người mà phải là của tất cả mọi người. Chính vì vậy, khơi dậy lòng cảm thù trong quân sĩ, chỉ rõ mối liên hệ sống còn giữa lọi ích cá nhân với lợi ích dân tộc, động viên tinh thần học tập, rèn luyện, tạo ra mối đoàn kết trong nhân dân chính là hành động, là trách nhiệm cũng là tấm lòng của người dũng tướng đối với đất nước.
Kết thúc bài hịch, ông đã trải lòng minh trước ba quân tướng sĩ: “Ta viết bài hịch này để các ngươi biết bụng ta”. Chính điều ấy, chứ không phải là những lập luận sắc bén với lối nói ngoa dụ, thậm xưng kia làm nên sức thuyết phục lớn lao của Hịch tướng sĩ. Bởi lẽ, chỉ có tấm lòng mới đến được với tấm lòng.
Hịch tướng sĩ đã trở thành một bản hùng ca của dân tộc, khơi gợi tinh thần chống giặc ngoại xâm, là tiếng nói của hoài bão quyết tâm giữ vững chủ quyền lãnh thổ chính bởi vì đó là tiếng nói của một trái tim hết lòng vì đất nước: Trần Quốc Tuấn.