Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Lớp 11 - Trang 7

Lớp 11

Phân tích bài “Thơ Duyên” của Xuân Diệu.

Phân tích bài “Thơ Duyên” của Xuân Diệu.

 08:15 22/04/2017

Một vũ trụ bao la, vài làn gió liêu xiêu với những cành cây lả lả trong sự đổi thay của đất trời bỗng làm cho tâm hồn thi nhân rung động, bỗng bừng lên niềm giao cảm trước các mênh mông vô tận của thiên nhiên, của cuộc đời; để lời thơ lại dồi dào lên đầu ngọn bút. Có lẽ bạn sẽ cười: đề tài đó không còn là mới lạ nữa, nó đã quen và gần gũi lắm rồi. Nhưng cái hay của bài thơ là ở hồn thơ, cái hồn lại ẩn kín ẩn sâu kì diệu lắm. Vì vậy, trong cái quen thuộc bình thường kia còn có những vẻ đẹp tìm ẩn của thiên nhiên, vẻ đẹp tìm ẩn của hồn người luôn luôn giao hòa gắn bó. Thơ duyên của Xuân Diệu là một bài thơ như thế.
Phân tích bài “Thơ Duyên” của Xuân Diệu.

Phân tích bài “Thơ Duyên” của Xuân Diệu.

 08:10 22/04/2017

Hồn thơ Xuân Diệu luôn mở rộng ra cả đất trời và cõi người. Nó luôn khao khát được giao cảm với con người, thiên nhiên, vũ trụ. Thơ duyên biểu hiện điều ấy.
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu: “Tôi muốn tắt nắng đi … Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu: “Tôi muốn tắt nắng đi … Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”

 05:13 16/04/2017

Vội vàng là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu, được in trong tập Thơ Thơ, xuất bản lần đầu năm 1938. Vội vàng là tiếng nói của tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt và quan niệm nhân sinh mới chưa từng thấy trong thơ ca truyền thống. Đoạn thơ đầu của bài thơ thể hiện cảm xúc: Với rộn ràng, say đắm của nhà thơ khi mùa xuân đến.
Bức tranh chuyển mùa trong Đây mùa thu tới của Xuân Diệu tinh tế và gợi cảm. Hãy phân tích và chứng minh để nêu rõ: Đây là bức tranh thu tiêu biểu của thơ lãng mạn 1930 - 1945.

Bức tranh chuyển mùa trong Đây mùa thu tới của Xuân Diệu tinh tế và gợi cảm. Hãy phân tích và chứng minh để nêu rõ: Đây là bức tranh thu tiêu biểu của thơ lãng mạn 1930 - 1945.

 05:10 16/04/2017

Nhà thơ thường dễ nhạy cảm với sự đổi thay của đất trời. Với Xuân Diệu, một nhà thơ mới, một nhà thơ lãng mạn tiêu biểu lại càng không dễ bỏ qua sự biến đổi diệu kì của hai mùa xuân, thu. Đó là hai mùa tồn tại duy nhất trong ý niệm của nhà thơ. Bởi thế, thơ viết về thu của Xuân Diệu khá nhiều. “Đây mùa thu tới” không chỉ là một bức tranh chuyển mùa tinh tế và gợi cảm, nó còn là một tâm hồn tiêu biểu cho thời đại lãng mạn 30 - 45. Đất trời và con người của một thời đã được Xuân Diệu ghi lại trong bài thơ thu đầy lãng mạn đó.
Thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu qua các bài “Đây mùa thu tới”, “Vội vàng”, “Thơ duyên”, “Nguyệt cầm”.

Thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu qua các bài “Đây mùa thu tới”, “Vội vàng”, “Thơ duyên”, “Nguyệt cầm”.

 05:07 16/04/2017

Mạnh mẽ, sôi nổi và ồn ào, Xuân Diệu với làng thơ như có sẵn duyên với nghệ thuật, bất ngờ viết lên trang đời những dòng thơ ngọt ngào cảm xúc, mang theo chất men say của thế giới tâm hồn ăm ắp sự sống. Yêu thơ, yêu đến mãnh liệt, sống với thơ sống đến cuồng nhiệt, Xuân Diệu rộng mở vòng tay đón nhận tình yêu nồng ấm tha thiết bằng cặp mắt “xanh non” của mình. Thơ ông vì vậy đi vào lòng người tự nhiên với biết bao tâm trạng và tình cảm. Yêu đời, yêu người ấy là cốt cách của ông, viết về thiên nhiên ấy chính là nghệ thuật của người cầm bút. Cảnh sắc trong thơ ông có lúc mơn mởn sự sống nhưng nhiều khi lại trầm lắng và sâu sắc đến không ngờ. Ta đón nhận nơi ông một hồn thơ như vậy.
Nêu những nét chính trong sự nghiệp văn học của nhà thơ Xuân Diệu.

Nêu những nét chính trong sự nghiệp văn học của nhà thơ Xuân Diệu.

 05:38 11/04/2017

Cũng như nhiều nhà thơ, nhà văn Việt Nam, sự nghiệp văn học của Xuân Diệu diễn ra theo hai giai đoạn chính:
Phân tích tình cha con qua hai nhân vật Sửu (người cha) và Tí (người con) trong đoạn trích tác phẩm “Cha con nghĩa nặng” của Hồ Biểu Chánh.

Phân tích tình cha con qua hai nhân vật Sửu (người cha) và Tí (người con) trong đoạn trích tác phẩm “Cha con nghĩa nặng” của Hồ Biểu Chánh.

 05:36 11/04/2017

Hồ Biểu Chánh là một nhà văn rất quen thuộc của nhân dân Nam bộ. Ông là tác giả của hơn 60 cuốn tiểu thuyết, ông được xem là một trong số ít người tiên phong đặt nền móng cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Tiểu thuyết của ông chẳng những đã phản ánh một phong cách phong phú và chân thật cuộc sống của nhân dân Nam bộ mà còn thể hiện đạo đức tốt đẹp của con người giữa cuộc đời. Tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng đã nêu bật tình cảm sâu sắc xúc động của nhân vật cha Sửu và nhân vật con Tí mà đoạn hiện in trong sách Văn 11 là một trường hợp tiêu biểu.
Phân tích nhân vật Trần Văn Sửu trong đoạn trích “Cha con nghĩa nặng”, từ đó hãy nêu ý nghĩa “biểu chánh” của tác phẩm.

Phân tích nhân vật Trần Văn Sửu trong đoạn trích “Cha con nghĩa nặng”, từ đó hãy nêu ý nghĩa “biểu chánh” của tác phẩm.

 05:32 11/04/2017

Ai đã từng đọc tác phẩm cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh hẳn không khỏi xúc động trước tình cha con thắm thiết của ông Trần Văn Sửu với hai con người là Quyên và Tí. Mặc dù gặp hoàn cảnh éo le, trôi dạt, bỏ quê hương ra đi hơn mười một năm nhưng ông Sửu vẫn luôn hướng về các con, lo cho cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của con mình. Có thể nói, ông Sửu là một người cha đã chịu bao nhiêu đau khổ nhưng luôn nêu cao tình cảm thương con, luôn hi sinh vì các con. Ông là một người cha thật điển hình, gặp bao khó khăn, khổ ải, thay tên đổi họ, sống cũng như chết - mà linh hồn vẫn ngời sáng hướng về các con.
Phân tích bài “Thề non nước” của Tản Đà (Bài 3)

Phân tích bài “Thề non nước” của Tản Đà (Bài 3)

 05:28 11/04/2017

Trong nền văn học Việt Nam, có một thi nhân đặc biệt, chiếm vị trí cũng đặc biệt trên thi đàn. Đó là Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Đặc biệt bởi tài sử dụng ngôn ngữ của ông mà có người đã khâm phục như một nhà ảo thuật ngôn ngữ. Đặc biệt bởi vì ông là “chiếc gạch nối giữa thơ cũ và thơ mới” (Hoài Thanh). Sinh thời, ông viết nhiều tác phẩm hay, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là bài thơ “Thề non nước”.
Phân tích bài “Thề non nước” của Tản Đà (Bài 2)

Phân tích bài “Thề non nước” của Tản Đà (Bài 2)

 05:22 11/04/2017

Tản Đà tên là Nguyễn Khắc Hiếu sinh năm 1888 ở làng Khế Thượng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, bên sông Đà, dưới chân núi Tản Viên. Thuở nhỏ, ông học chữ Hán nhưng không đỗ. Nhà nghèo, ông chỉ biết có nghề văn mà văn chương thì" “rẻ như bèo” thời bấy giờ, nên ông sống rất chật vật. Tuy vậy, ông vẫn giữ được cốt cách và “lương tri” của một nhà chân nho không khuất phục bọn thống trị đương thời. Ông làm thơ, viết văn, làm báo, xuất bản sách, đi khắp Bắc, Trung, Nam, vẫn nghèo túng. Những năm cuối đời, ông phải làm thêm nghề tướng số kiếm ăn, thật là mỉa mai đối với một nhà thơ có tài. Ông mất năm 1939. Tác phẩm chính của ông gồm có: Giấc mộng lớn, Giấc mộng con, Khối tình con, Thề non nước...
Phân tích bài “Thề non nước” của Tản Đà

Phân tích bài “Thề non nước” của Tản Đà

 05:17 11/04/2017

Ghép núi Tản, sông Đà làm bút danh để trước tác cả một đời trên cõi trần ai này, dường như trong Tản Đà đã có Thề non nước. Ông đã tự tìm đến cái bút hiệu thuộc về non nước này, hay nước non đã tự tìm đến thi sĩ như một hẹn hò, một duyên nghiệp? Thật khó mà nói cho cùng. Chỉ biết rằng nước - non đã thực sự là một ám ảnh lớn trong suốt cả đời văn của thi sĩ. Bất cứ người đọc Tản Đà cũng có thể thấy hình tượng non - nước trở đi trở lại trong văn chương của thi sĩ như một mạch nguồn cuốn tuôn chảy khi thì chứa chan ào ạt, khi thì âm thầm len lấn vào biết bao thi đề, thi tứ, thi cảm của thi nhân. Mạch nguồn ấy cũng đã đem về cho Tản Đà nhiều áng thi ca hào hoa phong nhã, thanh tú.
Vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong bài thơ: Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong bài thơ: Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu

 07:57 09/04/2017

Trong lí luận văn học, người ta thường quan niệm, nhân vật trữ tình là hình tượng văn học trực tiếp thổ lộ những cảm xúc, tình cảm, tâm trạng trong tác phẩm. Nhân vật trữ tình không có diện mạo, ngôn ngữ, hành động... cụ thể, chi tiết như nhân vật tự sự. Trong một bài thơ trữ tình, nhân vật trữ tình có thể là chính tác giả, cũng có thể là nhà thơ hóa thân vào nhân vật khác tạo thành nhân vật trữ tình nhập vai. Ở bài Xuất dương lưu biệt, nhân vật trữ tình chính là nhà thơ - nhà chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu. Bởi vậy, nói đến vẻ đẹp của nhân vật trữ tình ở bài thơ này cũng tức là nói đến vẻ đẹp tâm hồn của tác giả.
Phân tích “Bài ca chúc Tết thanh niên” của Phan Bội Châu

Phân tích “Bài ca chúc Tết thanh niên” của Phan Bội Châu

 07:40 09/04/2017

Bấy giờ Phan Bội Châu về ở Huế mới hơn được một năm. Thực dân Pháp chưa siết chặt ngay việc giám sát ông. Ông hãy còn có những hoạt động gắn với quần chúng cách mạng, nhất là thanh niên học sinh, ông viết Văn tế Phan Chu Trinh, ông nói chuyện với học sinh nữ học Đồng Khánh... Trước Tết năm ấy, ngày 29 tháng 1 năm 1927, học sinh ở các trường trung học Huế nhờ ông Võ Liêm Sơn, một thân sĩ yêu nước, giáo viên trường Quốc Học, làm một bài ca trù đến mừng thọ ông. Nhân đó, ông đáp lại bằng bài này.
Bình giảng bài thơ: Bài ca chúc Tết thanh niên của Phan Bội Châu

Bình giảng bài thơ: Bài ca chúc Tết thanh niên của Phan Bội Châu

 07:32 09/04/2017

Trong ký ức của nhiều thế hệ người Việt Nam, Phan Bội Châu là một nhà yêu nước nồng cháy thiết tha, một nhân vật lịch sử kiệt xuất, tiêu biểu cho phong trào đấu tranh giành độc lập của dân tộc mấy chục năm đầu thế kỷ XX. Phan Bội Châu có một tiểu sử oanh liệt. Ngay đến những năm cuối đời, khi bị giặc Pháp giam lỏng ở Huế, Phan Bội Châu vẫn được sự quan tâm đặc biệt của đồng bào, đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Ông rất có ý thức bồi dưỡng thế hệ trẻ và đặt vào họ những hy vọng lớn lao.
Phân tích bài thơ “Hương Sơn phong cảnh ca” của Chu Mạnh Trinh.

Phân tích bài thơ “Hương Sơn phong cảnh ca” của Chu Mạnh Trinh.

 05:41 07/04/2017

Có lẽ danh lam thắng cảnh nào cũng sẵn sàng ban tặng cho con người muôn vàn tứ thơ. Nhưng không phải danh thắng nào cũng được đền bù xứng đáng. Có biết bao cảnh trí thần tiên chẳng cần đợi thơ ca tôn vinh - tự nó đã làm một bài thơ tuyệt mĩ. Ở những trường hợp như thế phải chăng thơ ca đã trở nên bất lực? Nhưng cũng có những thắng cảnh vốn đã mĩ lệ, lại đưọc soi mình vào thơ thì càng quyến rũ bội phần. Khi ấy, cảnh thì dâng hiến cho thơ hào phóng, còn thơ dường như cũng trả xong món nợ của mình. Trường hợp phong cảnh Hương Tích với Chu Mạnh Trinh chẳng phải là như thế sao? Hương Sơn được tôn vào hàng “Nam thiên đệ nhất động”. Còn Hương Sơn phong cảnh ca của Chu Mạnh Trinh cũng đáng là một áng thơ long lanh như gấm dệt. Có thể gọi là “Hương Sơn đệ nhất thi” được chứ sao! Thơ ca và thắng cảnh đâu phải lúc nào cũng được đẹp duyên như thế!
Phân tích bài thơ “Mồng hai Tết viếng cô Kí” của Tú Xương.

Phân tích bài thơ “Mồng hai Tết viếng cô Kí” của Tú Xương.

 05:36 07/04/2017

Là một nhân chứng của lịch sử Việt Nam trong giai đoạn đất nước chuyển từ xã hội phong kiến sang xã hội thực dân nửa phong kiến. Trần Tế Xương chấp nhận cảnh “Chạy ăn từng cảnh toát mồ hôi”, dù ông có đậm dọa “Chẳng sang Tàu, tớ cũng sang Tây”, nhưng cho đến khi nhắm mắt ông vẫn chỉ sống thanh bạch, nhờ một tay người vợ xoay xở.
Phân tích bài Thương vợ để cho thấy khả năng biểu đạt ngôn ngữ độc đáo của nhà thơ.

Phân tích bài Thương vợ để cho thấy khả năng biểu đạt ngôn ngữ độc đáo của nhà thơ.

 05:33 07/04/2017

Thương vợ - một trong những bài thơ hay, thể hiện rõ rệt phong cách thơ Tú Xương.
Phân tích “Thương vợ” của Trần Tế xương để cho thấy hình ảnh và ngôn ngữ dân gian rất đậm nét trong bài thơ

Phân tích “Thương vợ” của Trần Tế xương để cho thấy hình ảnh và ngôn ngữ dân gian rất đậm nét trong bài thơ

 05:31 07/04/2017

Trước đây hơn nửa thế kỉ, năm 1935, cụ Trần Thanh Mại, một trong những người đầu tiên nghiên cứu, giới thiệu thơ Trần Tế Xương, từng nhận xét: “Đối với ông Trần Tế Xương, tư tưởng ở trong óc ra thế nào được dùng ngay thể ấy, lanh lẹ, tươi tắn, không trau chuốt, không gọt đẽo, không dụng công. Hơi văn đi như một luồng nước chảy xuôi dòng, êm khỏe, mau...”. Đến nay, lớp con cháụ chúng ta, đọc thơ ông Tú, không ai không nhận rõ vị ngọt ngào của luồng nước ngôn từ xuôi chảy khỏe, êm, mau lẹ và nặng ân tình ấy. Tiêu biểu nhất là bài thơ Thương vợ.
Phân tích bài thơ “Thương vợ” của Tú xương. (Bài 6)

Phân tích bài thơ “Thương vợ” của Tú xương. (Bài 6)

 04:54 07/04/2017

Trần Tế Xương, bậc “thần thơ, thánh chữ”, một tú tài nổi tiếng tài hoa ở đất thành Nam đã in đậm trong tâm trí những người yêu thơ. Ai đã một lần đọc bài thơ “Thương vợ” của ông chắc hẳn không quên một Tú Xương có những tình cảm sâu sắc đối với người vợ yêu dấu của ta cũng gặp ở đây một Tú Xương với những suy nghĩ về chính mình. Độc giả sẽ được thưởng thức ở đây cả cái tài thơ trữ tình của một vị tú tài.
Phân tích bài thơ “Thương vợ” của Tú xương. (Bài 5)

Phân tích bài thơ “Thương vợ” của Tú xương. (Bài 5)

 04:51 07/04/2017

Ông Tú thương vợ bắt đầu bằng việc tính công. Đúng hơn là sự biết ơn công lao bà Tú: “Quanh năm... một chồng”
Phân tích bài “Khóc Dương khuê" của Nguyễn Khuyến (Bài 5)

Phân tích bài “Khóc Dương khuê" của Nguyễn Khuyến (Bài 5)

 04:49 07/04/2017

Nguyễn Khuyến từ trong phong cách ứng xử, sinh hoạt đến học vấn đều tỏ rõ là một bậc túc Nho. Song thơ viết về tình bạn của ông hầu như không vướng víu, câu nệ với nếp nghĩ và cách làm bao nhiêu nhà Nho học vẫn quen theo. Thơ tình bạn của ông có giọng điệu thanh thoát, tự nhiên và đặc biệt, hầu như không có màu sắc tượng trưng, ước lệ với cách dùng hình ảnh ẩn dụ, ví von.
Viết “Khóc Dương Khuê, ngoài tình bạn. Nguyễn Khuyến còn muốn bày tỏ một thái độ gì?”. Hãy phân tích bài thơ và làm sáng tỏ thái độ ấy của tác giả.

Viết “Khóc Dương Khuê, ngoài tình bạn. Nguyễn Khuyến còn muốn bày tỏ một thái độ gì?”. Hãy phân tích bài thơ và làm sáng tỏ thái độ ấy của tác giả.

 04:40 07/04/2017

“Khóc Dương Khuê” là một kiệt tác về tình bạn. Khóc Dương Khuê, Nguyễn Khuyến còn muốn tỏ rõ một thái độ chính trị trong thời cuộc lúc đó. Điều ấy, không hiểu vì lẽ gì, có lúc đã lọt qua mắt người đọc (như ở vài sách giáo khoa chẳng hạn?). Muốn hiểu điều ấy cần phân tích cả bài thơ có thể cách lý giải thỏa đáng.
Phân tích bài “Khóc Dương khuê" của Nguyễn Khuyến (Bài 4)

Phân tích bài “Khóc Dương khuê" của Nguyễn Khuyến (Bài 4)

 04:37 07/04/2017

Bác Dương thôi đã thôi rồi.
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

Mở đầu là cảm giác sửng sốt và nỗi “ngậm ngùi” của Nguyễn Khuyến trước sự ra đi đột ngột và vĩnh viễn của bạn mình - Dương Khuê, ở đoạn sau, cảm nhận ấy còn được nhắc lại.
Bình giảng bài Thu vịnh để qua đó thấy được chân dung của nhân vật trữ tình: cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến.

Bình giảng bài Thu vịnh để qua đó thấy được chân dung của nhân vật trữ tình: cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến.

 06:50 03/04/2017

Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm. Mà trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu. Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm (Xuân Diệu). Trong ba kiệt tác ấy, Thu vịnh dường như có thần hơn cả. Bài thơ không chỉ là một minh chứng về tài năng mà còn mang đậm hình ảnh Nguyễn Khuyến với những băn khoăn, trăn trở đáng trọng. Trăn trở ấy hiện ngay trong câu thơ đầu tiên.
Lòng yêu nước của Nguyễn Khuyến biểu lộ trong thơ văn của ông như thế nào? Hãy phân tích và dẫn chứng.

Lòng yêu nước của Nguyễn Khuyến biểu lộ trong thơ văn của ông như thế nào? Hãy phân tích và dẫn chứng.

 06:46 03/04/2017

Khoảng hậu bán thế kỷ thứ 19, lịch sử nước ta đã trải qua một biến cố vô cùng quan trọng, đó là việc nước ta bị Pháp xâm chiếm và đô hộ. Nước mất, làm con dân ai chẳng đau lòng. Nhất là giai cấp sĩ phu từ xưa vẫn tự hào lãnh trách nhiệm dìu dắt quốc dân, đến đây, phải đau đớn nhận thấy sự bất lực và vô dụng của mình, nhiều người đành rút về ẩn cư và đem tấm lòng với đất nước gởi vào lắm áng văn giá trị. Một trường hợp tiêu biểu là Nguyễn Khuyến. Thi văn ông có khá nhiều bài diễn tả những dằn vặt, những tỏ lường của ông trong cơn vong quốc, chứng tỏ tác giả đã nung nấu một lòng yêu nước thiết tha. Chúng ta hãy thử xem lòng yêu nước ấy của Nguyễn Khuyến qua những văn thơ của ông như thế nào.
Nhà thơ Xuân Diệu viết: “Nguyễn Khuyến mặc dầu không cầm gươm chiến đấu dưới lá cờ phấn nghĩa cần Vương, vẫn đáng được xếp vào hàng những nhà thơ yêu nước” (Thơ văn Nguyễn Khuyển - NXB Văn học, 1974). Hãy giải thích và chứng minh.

Nhà thơ Xuân Diệu viết: “Nguyễn Khuyến mặc dầu không cầm gươm chiến đấu dưới lá cờ phấn nghĩa cần Vương, vẫn đáng được xếp vào hàng những nhà thơ yêu nước” (Thơ văn Nguyễn Khuyển - NXB Văn học, 1974). Hãy giải thích và chứng minh.

 06:40 03/04/2017

Thế nào là một người yêu nước? Thế nào là một nhà thơ yêu nước? Trong trường kỳ lịch sử, có nhiều thời điểm, những câu hỏi ấy được đặt ra tưởng như bình dị, giản đơn mà đôi khi thật khó trả lời cho trọn vẹn. Câu hỏi ấy cũng đặt ra với nhà thơ Nguyễn Khuyến (1835-1909) trong thời đại chúng ta. Và nhà thơ Xuân Diệu đã trả lời: “Nguyễn Khuyến mặc dầu không cầm gươm chiến đấu dưới lá cờ phấn nghĩa Cần Vương, vẫn đáng được xếp vào hàng những nhà thơ yêu nước”.
Hình tượng người nghĩa sĩ nông dân trong vài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu và cảm nghĩ của bản thân.

Hình tượng người nghĩa sĩ nông dân trong vài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu và cảm nghĩ của bản thân.

 06:36 03/04/2017

Vinh quang có khi không làm nên anh hùng. Một thời kì lịch sử đã đi qua, đau thương và anh dũng. Còn lại với hôm nay không phải là thành quách, lâu dài; còn lại với hôm nay là những con người - những nghĩa sĩ - nông dân trong văn chương Đồ Chiểu.
Phân tích bài “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu để cho thấy cuộc đối đầu giữa lòng dân và súng đạn đã tạo nên nét đẹp của người nghĩa sĩ nông dân.

Phân tích bài “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu để cho thấy cuộc đối đầu giữa lòng dân và súng đạn đã tạo nên nét đẹp của người nghĩa sĩ nông dân.

 06:30 03/04/2017

Khi khóc Nguyễn Văn Trỗi, người con anh dũng của miền Nam thành đồng, nhà thơ Tố Hữu từng nhận thấy:
Sự gắn bó sâu xa với quần chúng nhân là đặc điểm nổi bật trong cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu, là nhân tố chủ yếu đào tạo nên con người và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

Sự gắn bó sâu xa với quần chúng nhân là đặc điểm nổi bật trong cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu, là nhân tố chủ yếu đào tạo nên con người và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

 06:25 03/04/2017

Xưa nay, vốn dĩ không có gì được coi là bất tử trước thời gian. Năm tháng đi qua, bụi thời gian sẽ xóa mờ, sẽ vùi chôn đi tất cả. Nhưng thời gian vẫn bất lực trước những dòng thơ đầy nhiệt huyết, đầy yêu thương, căm thù, có máu hòa trong nước mắt của Nguyễn Đình Chiểu - một nhà thơ kiệt xuất, một người chiến sĩ yêu nước chân chính. Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu khắc sâu, in đậm trong lòng người những dấu ấn khó phai nhạt, không xa lạ, không mĩ miều, kiểu cách, thơ ông là tiếng nói chân chất, giản dị mà gần gũi. Hình ảnh những con người bình thường, những người lao động trong thơ ông vẫn mộc mạc, quê mùa, chất phác và bộc trực như muôn đời nay vẫn thế. Ngôn ngữ trong thơ ông là những tiếng nói đời thường, đượm màu dân dã, bình dị, đậm màu quê hương. Hoài Thanh dã từng viết: “Sự gắn bó sâu xa với quần chúng nhân là đặc điểm nổi bật trong cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu, là nhân tố chủ yếu đào tạo nên con người và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu”.
Anh (chị) hãy nêu những bài học thấm thìa nhất về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

Anh (chị) hãy nêu những bài học thấm thìa nhất về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

 06:14 03/04/2017

Nhận xét về cuộc đời và thơ văn Đồ Chiểu, ông Phạm Văn Đồng viết: “Trên trời có vì sao có ánh sáng khác thường... Con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng nhìn thì mới càng sáng”. (Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc). Càng suy nghĩ về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu ta càng thấy thấm thìa bởi “ánh sáng khác thường” từ ngôi sao sáng đó.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây