Trời thu xanh ngắt mấy từng cao
Có phải vô tình chăng khi cả ba bài thơ mùa thu của cụ, da trời đều mang màu “xanh ngắt”? Xanh ngắt chứ không phải xanh lơ, xanh dịu hay xanh lục. Chỉ riêng mấy tiếng “mấy từng cao” đã thấy một độ cao khá lớn. Nhưng khi bàn tay Nguyễn Khuyến tô vẽ cho da trời một màu “xanh ngắt” thì trời thu như bị đẩy lên cao hơn, xa hơn, chẳng dừng lại ở mấy tầng nữa mà gấp bội lần như thế.
Đến câu thơ sau:
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu
Câu thơ vẻn vẹn bảy âm tiết mà đã có tới hai từ láy song vẫn không hề thúc ép, gượng gạo “lơ phơ” là một từ láy chỉ số lượng chẳng mấy đông đúc, thậm chí rất thưa thớt, vả chăng, khi thu sang, thân măng đã thành thân tre, có hình cong như cần câu và lá hãy còn thựa thớt lắm. Không chỉ mô tả được dáng điệu của sự vật, từ láy này còn gợi cả một chuyển động, dù rất nhỏ - nếu không tinh mắt, thì khó mà phát hiện ra. Ngay đến gió thu cũng chi “hắt hiu” chứ không phải là cơn gió mạnh mẽ căng đầy nhựa sống, cũng không phải là cơn gió lay lắt cuối mùa. Hơi “gió hắt hiu” gợi một cảm giác buồn sầu thanh nhẹ, ngắm dần vào con người. Và khi đã ngắm rồi thì buồn và sầu sẽ bị đẩy lên tới đỉnh điểm.
Câu thơ đầu tiên đã tạo được một ấn tượng mạnh mẽ từ màu “xanh ngắt” thì đến câu thứ ba, một lần nữa, ấn tượng ấy lại được khắc họa:
Nước biếc trông như từng khói phủ.
Đáng chú ý là sự xuất hiện hình ảnh so sánh đầu tiên và duy nhất trong bài thơ. So sánh, không phải để cụ thể hóa đối tượng, sự vật mà để cho nó trở nên huyền ảo, mông lung hơn. Do vậy, cảnh thu như nhiều hơn là thực.
Có trời, có nước, có trúc và bây giờ đến trăng:
Song thưa để mặc bóng trăng vào
Ngỡ là thêm sự vật thì bức tranh thu sẽ trở nên đông đúc, rộn rã hơn. Nào ngờ càng thêm vào thì cái lạnh lẽo đơn độc càng tăng lên gấp bội. Lúc này, trăng không khơi gợi được cảm xúc của thi nhân cũng tỏ ra hờ hững với trăng nên mới “để mặc”. Hờ hững với trăng hay là còn hờ hững cả với đời nữa vậy?
Đúng! vẫn chưa rõ duyên cớ. Song tôi chắc chắn rằng nỗi buồn của Nguyễn Khuyến chưa đến mức tuyệt vọng, bởi nếu tuyệt vọng thì cụ còn nhìn cảnh âu sầu hơn thế rất nhiều. Tâm trạng của cụ Tam Nguyên lúc này vui thì không vui mà tuyệt cùng không phải là tuyệt vọng. Chỉ buồn, chỉ cứ ngồi bất động mà buồn. Con người ta nếu nằm ở hai trạng thái tình cảm minh bạch, rõ ràng: Vui thì vui mà buồn tuyệt vọng thì tuyệt vọng rõ đi - thì chẳng có gì đáng nói. Cứ như trường hợp nửa nọ nửa kia của Nguyễn Khuyến thì quả là một sự khó chịu khủng khiếp. Con người như vô cảm (?), nửa muốn phó mặc những gì đang diễn ra trước mát, nửa lại không.
Nếu như bốn câu thơ đầu bộc lộ một nỗi buồn vô cớ thì đến hai câu luận đã thấy rõ lí do:
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Chỉ trong khoảng thời gian năm ngoái đến năm nay đã xảy ra những biến cố gì để thi nhân phải quay về cảm xúc trong “hoa năm ngoái” và xót xa trước tiếng “ngỗng nước nào”? “Một tiếng trên không ngỗng nước nào” là một câu hỏi hoài nghi song cũng là một câu trả lời chắc chắn. Thế mới đau, thế mới uất, mới rầu... Âm thanh duy nhất của bài thơ cất lên không chút rộn rã đà đành, lại chỉ duy nhất “một tiếng” và đặt vào chú “ngỗng nước nào” thì u hoài, lạc lõng biết bao nhiêu.
Mà toàn bộ bài thơ, hình như cái gì cũng ít ỏi: trúc thì “lơ phơ”, song thì “thưa”, hoa thì “mấy chùm”, ngỗng thì “một tiếng”... Lạ! Vì mải mê suy nghĩ mà hững hờ với cảnh hay đấy chỉ là những âm thanh, sự vật của tâm tưởng, của cảm giác? Dù sao những sự vật đó đều tạo cho bài thơ một không gian lí tưởng để con người tự đối diện với chính mình mà giãi bày tâm sự. Cho vơi bớt đi chăng? Có lẽ càng giãi bày bao nhiêu thì nỗi niềm ấy càng hun đúc lại bấy nhiêu; bởi làm gì có tri âm mà giãi bày giữa cõi đời ô trọc này?
Tất cả vẫn chỉ là cảnh, bóng dáng con người chỉ thấy rõ nét nhất trong hai câu kết:
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
Song lại là con người vô ngôn, bất động mặc dù có hành động “toan cất bút" - nhưng chỉ là “toan”. Chỉ có cuộc sống nội tâm là hoàn toàn xáo trộn. Vì “thẹn với ông Đào” chăng? Một cái “thẹn” đáng trân trọng đã nâng cao tầm vóc Nguyễn Khuyến hơn, đẹp hơn, đáng kính hơn.
Có một điều tôi chợt băn khoăn. Chẳng rõ thời điểm thi nhân viết bài thơ này là khi nào? Băn khoăn và cũng chợt nhận ra rằng, bài thơ được viết ở nhiều khoảnh khắc khác nhau “Trời thu xanh ngắt mấy từng cao” là hiện hữu rành rành của ngày, nhưng đến “Song thưa đế mặc bóng trăng vào” thì đã chuyển sang đêm mất rồi. Không rõ có phải do công việc bộn bề nên vần thơ dang dở thi nhân phải gác lại chờ trăng lên viết tiếp? Hay là cái nỗi sầu kia cứ hút lấy thi nhân, không dứt ra được và Nguyễn Khuyến cứ chìm trong cái bể sâu bất tận ấy từ ngày tới đêm?
Bài thơ có một không gian rất rộng. Trời thì bị đẩy lên cao tít tắp, nước như sâu hơn và cảnh thì thờ ơ lãnh đạm: Giữa một khu cảnh rộng rãi khác thường ấy, con người co lại như một chấm nhỏ. Bỗng thấy chơ vơ, lạc lõng. Buồn đến nao lòng.
Có thế nói, mỗi dòng thơ, mỗi âm tiết thơ ở bài này đều ắp đầy những băn khoăn trăn trở của cụ Tam Nguyên trước cuộc đời. Đọc kĩ bài Thu vịnh, phần nào, cũng thấy rõ thêm tính cách thi nhân của Nguyễn Khuyến là vậy.