Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Lớp 12 - Trang 25

Lớp 12

Hưởng ứng đợt thi đua "Xây dựng mái trường xanh, sạch, đẹp” do Đoàn TNCS HCM phát động với chủ đề "Bạn suy nghĩ và hành động … mái trường luôn xanh, sạch, đẹp?".Hãy viết một bài nghị luận để trình bày tại hội thảo đó.

Hưởng ứng đợt thi đua "Xây dựng mái trường xanh, sạch, đẹp” do Đoàn TNCS HCM phát động với chủ đề "Bạn suy nghĩ và hành động … mái trường luôn xanh, sạch, đẹp?".Hãy viết một bài nghị luận để trình bày tại hội thảo đó.

 06:01 30/05/2016

Thưa các bạn!
Hiện nay, ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề nghiêm trọng ở khắp nơi trên Trái Đất, đe dọa cuộc sống của nhân loại. Để khắc phục tình trạng đó, có rất nhiều cuộc vận động nhân dân được tổ chức nhằm kêu gọi mọi người hãy bảo vệ môi trường.
Tình yêu Tổ quốc và lòng nhân hậu luôn là nét đẹp truyền thống của người Việt Nam. Anh (chị) hãy chứng minh qua các tác phẩm văn học và thực tế cuộc sống mà anh chị đã học, đã đọc và đã chứng kiến.

Tình yêu Tổ quốc và lòng nhân hậu luôn là nét đẹp truyền thống của người Việt Nam. Anh (chị) hãy chứng minh qua các tác phẩm văn học và thực tế cuộc sống mà anh chị đã học, đã đọc và đã chứng kiến.

 05:59 30/05/2016

Đất nước ta đã trải qua bốn nghìn năm lịch sử. Truyền thống anh hùng trong dựng nước, giữ nước đã hun đúc nên tâm hồn tạo nên vẻ đẹp riêng biệt của con người Việt Nam. Đó là tình yêu Tổ quốc và lòng nhân hậu. Trong các tác phẩm văn học, qua những tấm gương người tốt việc tốt trên báo chí, và ngay cả trong cuộc sống thực tế hàng ngày, chúng ta đều có thể nhận thấy điều đó.
Lí tưởng giúp cho tâm hồn, nhân cách của con người trở nên cao đẹp hơn lên. Bằng hiểu biết văn học và thực tế cuộc sống, hãy chứng minh nhận định trên.

Lí tưởng giúp cho tâm hồn, nhân cách của con người trở nên cao đẹp hơn lên. Bằng hiểu biết văn học và thực tế cuộc sống, hãy chứng minh nhận định trên.

 05:58 30/05/2016

Nhiều người trong chúng ta, dẫu ít khi nói ra thành lời, nhưng trong lòng vẫn hằng ấp ủ một giấc mộng lớn. Giấc mộng ấy có ích cho cuộc đời mình và có ích cho cả xã hội. Đó chính là lí tưởng. Lí tưởng là những ước mơ, hoài bão vươn lên trong cuộc sống nhằm đạt tới những mục đích cao cả, có ý nghĩa không chỉ đối với mỗi cá nhân con người mà còn đỗi với xã hội rộng lớn. Lí tưởng sẽ giúp cho chúng ta mài sắc hơn ý chí và nghị lực để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Lí tưởng chính là người bạn trung thành nhất giúp chúng ta trau dồi đạo đức, nhân cách, làm cho tâm hồn mình trở nên cao đẹp hơn.
Vận dụng kiến thức đã học về văn nghị luận, hãy viết bài phân tích ý nghĩa cao đẹp của tình bạn trong thời đại mới.

Vận dụng kiến thức đã học về văn nghị luận, hãy viết bài phân tích ý nghĩa cao đẹp của tình bạn trong thời đại mới.

 05:57 30/05/2016

“Tình bạn” - hai chữ ấy thật thiêng liêng và quý giá. Trong mỗi chúng ta ai cũng phải có người bạn thân mến của mình. Trong tình bạn, chúng ta sẽ được sẻ chia những vui buồn trong cuộc sống, chúng ta sẽ được học hỏi kinh nghiệm quý báu của nhau làm cuộc đời này càng trở nên tươi đẹp. Tình bạn được ví như người đánh đàn và người nghe đàn. Có những tình bạn sâu sắc đến độ “tri âm, tri kỉ”. Vì vậy, tình bạn có ý nghĩa rất cao quý và thiêng liêng đối với con người của mọi thời đại.
Bình luận khổ thơ cuối cùng trong bài Tự do của P. Ê-luy-a: "Và do sứt mạnh một từ/ Tôi làm lại cuộc đời/ Tôi sinh ra để biết em/ Để gọi tên em/ Tự do”.

Bình luận khổ thơ cuối cùng trong bài Tự do của P. Ê-luy-a: "Và do sứt mạnh một từ/ Tôi làm lại cuộc đời/ Tôi sinh ra để biết em/ Để gọi tên em/ Tự do”.

 05:55 30/05/2016

Nen-xơn Man-đê-la, vị lãnh tụ phong trào cách mạng của nhân dân Nam Phi từng nói: "Tự do không chỉ là sự cởi bỏ những dây trói và xiềng xích, mà tự do còn là ở chỗ mở rộng tự do cho người khác".
Bài thơ Tự do của P. Ê-luy-a - một tiếng nói mãnh liệt về khát vọng tự do.

Bài thơ Tự do của P. Ê-luy-a - một tiếng nói mãnh liệt về khát vọng tự do.

 05:54 30/05/2016

Ê-luy-a là một trong những đại diện tiêu biểu của nền thơ hiện đại Pháp. Thơ ông gắn liền với các sự kiện lớn không chỉ làm chao đảo nước Pháp mà còn làm rung chuyển thế giới.
Suy nghĩ của anh (chị) về những cuộc đối đầu của ông lão Xan-ti- a-gô trên biển cả trong đoạn trích Con người không thể bị đánh bại (Trích Ông già và biển cả) của Hê-minh-uê.

Suy nghĩ của anh (chị) về những cuộc đối đầu của ông lão Xan-ti- a-gô trên biển cả trong đoạn trích Con người không thể bị đánh bại (Trích Ông già và biển cả) của Hê-minh-uê.

 05:54 30/05/2016

Trong vũ trụ nhân sinh nói chung, đã từng có biết bao nhiêu cuộc gặp gỡ, đối đầu. Có những cuộc đối đầu không để lại ấn tượng. Nhưng cũng có những lần đấu để lại dấn ấn sâu đậm, không thể phai mờ cho cả hai bên. Cuộc đối đấu của ông lão Xan-ti-a-gô với những con cá lớn trên biển trong đoạn trích “Con người không thể bị đánh bại (Trích Ông già biển cả của Hê-minh-uê) là cuộc đối đầu như thế. Điều đáng nói hơn cả đó là: các đối thủ rất tương xứng, ngang tài. ngang sức. Nó là cuộc gặp gỡ hiếm hoi của những anh hùng đích thực.
Anh (chị) hãy đánh giá nghệ thuật độc thoại nội tâm được Hê-minh-uê sử dụng trong đoạn trích tác phẩm già biển cả.

Anh (chị) hãy đánh giá nghệ thuật độc thoại nội tâm được Hê-minh-uê sử dụng trong đoạn trích tác phẩm già biển cả.

 05:53 30/05/2016

Ơ-nitx Hê-minh-uê (1899-1961) là nhà văn Mĩ đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại và góp phần đổi mới lối viết truyện tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn thế giới nói chung, ông đã được biết đến trên văn đàn thế giới và nổi tiếng với nhiều tác phẩm ỏ nhiều thể loại. Tiểu thuyết có: Mặt trời vẫn mọc (1926); Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940); truyện ngắn có: Trong thời đại chúng ta (1925); ông già và biển cả (1952)...
Vẻ đẹp của con người và ý nghĩa của hình tượng con cá kiếm trong đoạn trích tác phẩm ông già và biển cả của Hê-minh-uê.

Vẻ đẹp của con người và ý nghĩa của hình tượng con cá kiếm trong đoạn trích tác phẩm ông già và biển cả của Hê-minh-uê.

 05:52 30/05/2016

Ơ-nitx Hê-minh-uê (1899-11 31) được xem là một trong hai nhà văn vĩ đại nhất của nước Mỹ thế kỷ XX. Hê-minh-uê đề xuất nguyên lí "tảng băng trôi" đối với tác phẩm nghệ thuật: Một phần nổi bảy phần chìm. Đây là một cách viết hàm súc, dồn nén nhiều lớp nghĩa. Tiểu thuyết Ông già và biển cả tiêu biểu cho nguyên lý “tảng băng trôi". Phẩn nổi của ngôn từ không nhiều, song phần chìm của nó rất lớn bởi nó gợi lên nhiều tầng ý nghĩa mà người đọc rút ra được theo thể nghiệm. Đoạn văn trích nói về việc chinh phục con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô. Qua đó người đọc cảm nhận được nhiều tầng ý nghĩa đặc biệt là vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình và ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm.
Trên nấm mộ của người chiến sĩ trẻ Hạ Du vừa bị hành hình, xuất hiện một vòng hoa của ai đó bí mật đặt lên. Bà mẹ Hạ Du ngạc nhiên: "Thế này là thế nào?” (Truyện Thuốc của Lỗ Tấn). Hãy thay mặt tác giả trả lời bà mẹ.

Trên nấm mộ của người chiến sĩ trẻ Hạ Du vừa bị hành hình, xuất hiện một vòng hoa của ai đó bí mật đặt lên. Bà mẹ Hạ Du ngạc nhiên: "Thế này là thế nào?” (Truyện Thuốc của Lỗ Tấn). Hãy thay mặt tác giả trả lời bà mẹ.

 05:51 30/05/2016

"Thế này là thế nào?''. Đó là câu hỏi đầy sự kinh ngạc, băn khoăn của bà mẹ Hạ Du khi đứng trước nầm mồ của con trai trong ngày tết thanh minh. Bà thốt ra câu hỏi ấy vì thấy trên mộ con bà có một vòng hoa, ai đó đã đặt lên. Chắc hẳn là bà sẽ không đặt ra câu hỏi ấy nếu biết rằng bà không hoàn toàn cô độc giữa cái tối tăm, ngu xuẩn đến độc ác của đồng bào mình.
Những ấn tượng sâu sắc của anh (chị) khi đọc truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn.

Những ấn tượng sâu sắc của anh (chị) khi đọc truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn.

 05:49 30/05/2016

Với mong muốn dùng văn học để chữa bệnh tinh thần cho quốc dân, tác phẩm của Lỗ Tấn thường dồn nén, hàm súc nhiều tầng lớp nghĩa. Truyện ngắn Thuốc, Lỗ Tấn sáng tác tháng 5/1919 là một tác phẩm như thế. Hình tượng nghệ thuật cô đúc, khái quát; không gian thời gian có đặc điểm riêng đặc biệt là hình ảnh vòng hoa ở phần kết thúc của truyện mở ra nhiều liên tưởng cho người đọc làm nên giá trị nhân đạo tích cực của tác phẩm.
Cảm nhận của anh (chị) khi đọc đoạn trích số phận con người của Sô-lô-khốp.

Cảm nhận của anh (chị) khi đọc đoạn trích số phận con người của Sô-lô-khốp.

 05:48 30/05/2016

Dung lượng tư tưởng lớn của truyện ngắn số phận con người của nhà văn Nga (Xô-viết) Mi-kha-in Sô-lô-khốp khiến các nhà nghiên cứu xếp nó vào loại "Tiểu anh hùng ca", số phận con người mở ra nhiều điều mới mẻ về cách nhìn, cách viết cách suy tư về chiến tranh, về số phận, sức mạnh của con người.
Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải.

Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải.

 05:48 30/05/2016

Nét đẹp của văn hoá kinh kì xưa và nay đã và đang làm rung động bao trái tim người nghệ sĩ, trở thành nguồn cảm hứng nghệ thuật của thơ văn, hoạ và nhạc... Nguyễn Khải cũng là một nhà văn nhiều duyên nợ với mảnh đất nghìn năm văn hiến ấy. Nhà văn từng tâm sự, ông đã sống với Hà Nội qua nhiều thời đoạn, nhiều chặng đường của hiện thực đất nước, "thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mỗi lứa tuổi...”. Đặc biệt, với Nguyễn Khải, Hà Nội đẹp nhất ở những con người hào hoa, có bản lĩnh, tinh tế trong ứng xử, nhưng cũng đầy nghị lực kiên cường, thiết tha yêu Thủ đô, đất nước thân thương, cảm nhận đó của nhà văn được thể hiện tập trung trong nhân vật bà Hiền - Một người Hà Nội.
Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật người đàn bà trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật người đàn bà trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

 05:47 30/05/2016

Vẻ đẹp của cuộc sống, của mỗi con người cần phải được nhìn nhận và đánh giá trong mọi mối quan hệ phức tạp, đa chiều. Và cái đẹp, cái mà mỗi chúng ta đều mong muốn hướng tới để hoàn thiện nhân cách của chính mình đôi khi tiềm ẩn trong cái vẻ xù xì, gai góc mà không phải ai và lúc nào cũng có thể nhận ra được. Đó chính là vấn đề có ý nghĩa cơ bản được toát lên từ Chiếc thuyền ngoài xa – một tác phẩm tiêu biểu cho sáng tác của Nguyễn Minh Châu trong thời kì đổi mới. Vé đẹp của tác phẩm được toát lên từ nhiều yếu tố trong đó có nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc biệt là nhân vật người đàn bà, một nhân vật để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.
Tính luận đề trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

Tính luận đề trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

 05:46 30/05/2016

"Không thuộc số nhà văn loé sáng từ tác phẩm đầu tiên, không sớm thành danh như Nguyễn Huy Thiệp sau này, Nguyễn Minh Châu giống như người tri âm, tri kỉ với độc giả nhưng phải cùng nhau vượt qua một dốc núi khá cheo leo, hiểm trở. Cũng có thể ví von ông la một tác giả đã tặng ta một thứ rượu ngon, được chưng cất kĩ lưỡng, khi uống phải chậm rãi, nhấm nháp và khi ngấm là say" (Phan Cự Đệ- Nhà văn Việt Nam thế kỷ XX). Có thể lấy nhận xét trên để đánh giá về vị trí của Nguyễn Minh Châu cũng như phong cách nghệ thuật của ông. Trong số những tác phẩm tiêu biểu cho sự đổi mới về tư duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, chiếc thuyền ngoài xa được đánh giá là một trong những tác phẩm đã khẳng định được tên tuổi của nhà văn được xếp vào bậc "tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay" (Nguyên Ngọc).
Những đổi mới trong cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.

Những đổi mới trong cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.

 05:45 30/05/2016

Nói về Nguyễn Minh Châu là nói về cây bút có niềm đam mê sáng tạo, sự dũng cảm đáng quý của nhân cách, một nhà văn có tình yêu sâu nặng đối với cuộc sống con người, với quê hương đất nước. Nhà văn đã gắn bó cuộc đời mình với năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ và những ngày tháng gian khổ nhất của những năm đầu hòa bình xây dựng đất nước. Từ việc tiếp xúc với thực tế sinh động của cuộc sống chiến đấu, Nguyễn Minh Châu đã mang đến những sáng tạo thành công cho nền văn học, khẳng định một tay nghề vững chắc và có sức đi xa: Dấu chân người lính (1972), Miền cháy (1977), Những người từ trong rừng ra (1982), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983)...
Phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu để thấy được cái nhìn thấu hiểu, trĩu nặng tình thương và nỗi lo âu cho con người.

Phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu để thấy được cái nhìn thấu hiểu, trĩu nặng tình thương và nỗi lo âu cho con người.

 05:44 30/05/2016

Nguyễn Minh Châu được coi là “người mở đường tinh anh và tài năng” của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Bằng hàng loạt những sáng tác của mình, nhà văn đã phát hiện rất nhiều vấn đề có tính chất bức xúc trong cuộc sống hiện tại cũng như những vấn đề sâu sắc mang tính muôn thuở. Chiếc thuyền ngoài xa là một truyện ngắn tiêu biểu cho sự đổi mới của ngòi bút Nguyễn Minh Châu. Cái nhìn về đời sống của ông trong tác phẩm là một cái nhìn thấu hiểu, trĩu nặng tình thương và nỗi lo âu cho con người.
Đọc tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng người đọc cảm nhận được “Niềm lo lắng sâu sắc cho các giá trị truyền thống trước sự thay đổi của thời cuộc” SGK Ngữ văn 12.

Đọc tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng người đọc cảm nhận được “Niềm lo lắng sâu sắc cho các giá trị truyền thống trước sự thay đổi của thời cuộc” SGK Ngữ văn 12.

 05:43 30/05/2016

Đọc tác phẩm của Ma Văn Kháng ta luôn bị ám ảnh bởi một thế giới không còn nguyên vẹn (tuy chưa thật sự có những thay đổi lớn lao). Những câu chuyện mà ông kể cho bạn đọc không “đao to búa lớn” nhưng lại có sức khái quát về một thời, một thời mà bước chân của bao người đang chênh vênh giữa cái cũ và cái mới. Mùa lá rụng trong vườn là một tác phẩm như thế. Người đọc ấn tượng đặc biệt với những thay đổi của khu vườn mùa lá rụng và con người đã không còn như những ngày xưa. Cũng bởi thế mà người đọc cảm nhận được “niềm lo lắng sâu sắc cho giá trị truyền thống trước sự thay đổi của thời cuộc”.
Tính cách Nam Bộ của các nhân vật trong tác phẩm Đất của Anh Đức.

Tính cách Nam Bộ của các nhân vật trong tác phẩm Đất của Anh Đức.

 05:42 30/05/2016

Anh Đức tên thật là Bùi Đức Ái, là người con của mảnh đất Nam Bộ. Ông quê ở Châu Thành, An Giang, sinh ra lớn lên và gắn bó với mảnh đất này nên những trang văn của ông mang đậm hơi thở của cuộc sống miền sông nước. Những hình tượng mà Anh Đức dựng lên đã thể hiện khá toàn diện vẻ đẹp của con người Nam Bộ. Đó là những con người bộc trực, thẳng thắn dám xả thân vì nghĩa, đồng thời thể hiện một tấm lòng sắt son, thiết tha với quê hương, đất nước.
Vẻ đẹp của hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

Vẻ đẹp của hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

 05:42 30/05/2016

Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu, quê ở Quảng Nam - Đà Nẵng. Bút danh đầu tiên là Nguyên Ngọc, đó là khi ông viết tiểu thuyết đầu tay: Đất nước đứng lên. Đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ, công tác ở mặt trận Nam Trung Bộ, ông viết dưới một bút danh mới là Nguyễn Trung Thành. Gắn với bút danh này, chúng ta thấy nhiều tác phẩm nổi tiếng: tùy bút Đường chúng ta đi, tập kí Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, tiểu thuyết Đất Quảng và đặc biệt là truyện ngắn Rừng xà nu. Là một người miền xuôi nhưng Nguyễn Trung Thành tỏ ra rất am hiểu khung cảnh, phong tục, cuộc sống và tính cách người Tây Nguyên. Vì thế mà cuộc chiến đấu của con người Tây Nguyên là nguồn cảm hứng lớn cho nhiều sáng tác của ông.
Tính sử thi và cảm hứng lãng mạn trong truyện ngắn Rùng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

Tính sử thi và cảm hứng lãng mạn trong truyện ngắn Rùng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

 05:41 30/05/2016

Nhận xét về tiểu thuyết Đất nước đứng lên và truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, các nhà nghiên cứu văn học đã thống nhất rằng: có thể coi đây là những bản anh hùng ca mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên, nói rộng ra là về hai cuộc chiến tranh nhân dân kì diệu của dân tộc ta. Tính sử thi và cảm hứng lãng mạn của truyện ngắn Rừng xà nu được biểu hiện trên mọi phương diện từ bối cảnh hện thực khách quan mà tác phẩm phản ánh đến thế giới nghệ thuật trong tác phẩm, từ kết cấu đến hệ thống hình tượng, hệ thống nhân vật, từ các thủ pháp nghệ thuật đến ngôn ngữ, giọng điệu...
Nhận xét về nhà văn Nguyễn Đình Thi, có ý kiến cho rằng: "Nguyễn Đình Thi là nhà văn của những người nông dân Nam Bộ … sẵn sàng chết vì quê hương mình, vì đồng bào mình". Qua truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, hãy làm sáng tỏ nhận đị

Nhận xét về nhà văn Nguyễn Đình Thi, có ý kiến cho rằng: "Nguyễn Đình Thi là nhà văn của những người nông dân Nam Bộ … sẵn sàng chết vì quê hương mình, vì đồng bào mình". Qua truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, hãy làm sáng tỏ nhận đị

 05:40 30/05/2016

Chúng ta đã được đọc rất nhiều tác phẩm của Nguyễn Thi viết về đề tài người nông dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Trong các tác phẩm ấy, Nguyễn Thi đã xây dựng được những hình ảnh tiêu biểu về người nông dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến. Họ đều “hồn nhiên, vui đời, bộc trực, nhưng căm thù ngùn ngụt đối với quân cướp nước những con người vô cùng gan góc, dường như sinh ra để cầm súng giết giặc, sẵn sàng chết vì quê hương mình, vì đồng bào mình”.
Phân tích hai nhân vật Việt và Chiến (Những đứa con trong gia đình) để thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người dân Nam Bộ, qua đó hiểu được lòng yêu nước, căm thù giặc là sức mạnh tinh thần to lớn của nhân dân ta trong công cuộc chống Mĩ cứu nước.

Phân tích hai nhân vật Việt và Chiến (Những đứa con trong gia đình) để thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người dân Nam Bộ, qua đó hiểu được lòng yêu nước, căm thù giặc là sức mạnh tinh thần to lớn của nhân dân ta trong công cuộc chống Mĩ cứu nước.

 05:38 30/05/2016

Những đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn - chiến sĩ Nguyễn Thi. Thiên truyện thành công ở nhiều mặt trong đó nổi trội lên là nghệ thuật xây dựng tính cách các nhân vật, đặc biệt là hai chị em Chiến và Việt - hai nhân vật chính của tác phẩm.
"Vợ nhặt" được một số anh em nghệ sĩ khen là hơn truyện "Làng" ... Những người đói họ không nghỉ đến cái chết mà nghĩ đến sự sống"

"Vợ nhặt" được một số anh em nghệ sĩ khen là hơn truyện "Làng" ... Những người đói họ không nghỉ đến cái chết mà nghĩ đến sự sống"

 05:37 30/05/2016

Về truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân đã từng phát biểu: “Vợ nhặt được một số anh em nghệ sĩ khen là hơn truyện “Làng”, hơn ở cái chất nhân ái, tình thương của con người đối với con người trong hoàn cảnh khốn cùng. Điều đáng nói nhất là trong cái đói, con người vẫn nghĩ đến điều sung sướng... Những người đói họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến sự sống”. Anh (chị) hãy phân tích truyện ngắn Vợ nhặt để làm rõ ý kiến trên.
Barack Obama

Nghị luận xã hội về câu nói truyền cảm hứng của Tổng thống Barack Obama

 11:18 28/05/2016

Vào chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2008, Thượng nghị sĩ Barack Obama đã có bài phát biểu trước những người ủng hộ ngày 2/5, trong đó có đoạn: “Thay đổi sẽ không đến nếu chúng ta trông chờ vào người khác hay đợi thời điểm khác. Chúng ta chính là người mà chúng ta đang chờ đợi. Chúng ta chính là sự thay đổi mà chúng ta đang tìm kiếm.” Anh (chị) có suy nghĩ gì về vấn đề được gợi ra từ câu nói trên? Bằng một bài văn không quá 600 từ, hãy trình bày quan điểm của mình.
Phân tích tình huống truyện Kim Lân, từ đó nêu lên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Phân tích tình huống truyện Kim Lân, từ đó nêu lên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.

 12:36 26/05/2016

Nạn đói năm 1945 đã làm xúc động biết bao văn nghệ sĩ. Tố Hữu có bài Đói! Đói!, Nguyên Hồng có Địa ngục, Nguyễn Đình Thi có Vợ bờm, Tô Hoài có Mười năm... Kim Lân đóng góp vào đề tài trên một truyện ngắn xuất sắc - Vợ nhặt. Vợ nhặt đã tái hiện được cuộc sống ngột ngạt bức bối, không khí ảm đạm chết chóc của nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử đồng thời cũng cho người đọc cảm nhận được sự quý giá của tình người và niềm tin của con người trong tình cảnh bi đát. Một trong những yếu tố làm nên sức cuốn hút của Vợ nhặt chính là ở chỗ nhà văn đã sáng tạo một tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.
Giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

Giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

 12:36 26/05/2016

Có ai đó đã từng nhận xét: suy cho cùng thì ý nghĩa thực sự của văn học là góp phần nhân đạo hoá con người. Tác phẩm văn học là sản phẩm tinh thần của con người, do con người làm ra để đáp ứng nhu cầu của nó. Vì vậy tác phẩm văn học chỉ thực sự có giá trị khi nó lên tiếng vì con người, ca ngợi và bảo vệ con người. Với ý nghĩa đó một tác phẩm lớn trước hết phải là một tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc. Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài là một tác phẩm như thế.
Qua hai nhân vật Mị và A Phủ, hãy nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A của Tô Hoài.

Qua hai nhân vật Mị và A Phủ, hãy nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A của Tô Hoài.

 12:35 26/05/2016

“Đất nước và con người miền Tây để thương để nhớ cho tôi nhiều quá” (Tô Hoài). Chính tình cảm mãnh liệt đó đã thôi thúc Tô Hoài cầm bút sáng tạo những trang văn chan chứa tình yêu con người và giàu tính hiện thực. Điều đó đã làm nên giá trị lớn khiến tập truyện Tây Bắc của ông được giải nhất Giải thưởng văn nghệ 1954-1955. Trong tập truyện Tây Bắc, Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn đặc sắc hơn cả. Thông qua cuộc đời và số phận của Mị và A Phủ, nhà văn dựng lại quãng đời tăm tối, đau khổ của người dân miền núi trước Cách mạng, nêu cao khát vọng sống và vạch ra con đường giải phóng cho họ.
Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

 12:34 26/05/2016

Trong thiên truyện Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài đã rất thành công ở việc miêu tả tâm lí nhân vật. Sự dụng công ấy đã được kết đọng ở quá trình bộc lộ sức sống tiềm tàng của Mị, một thiếu nữ mà vẻ đẹp, tình yêu, niềm khát khao hạnh phúc đều đã bị chế độ phong kiến miền núi vùi dập. Song con người ham sống và sức sống tiềm tàng trong Mị vẫn không chết. Có dịp, con người ấy sẽ thức dậy như một sự tất yếu, thức dậy để giải phóng thân phận mình. Tô Hoài đã miêu tả chân thực và tinh tế diễn biến tâm lí phức tạp đó của Mị từ khi bị bắt làm con dâu gạt nợ nhà thống lí đến lúc cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài. Qua đó, giá trị nhân đạo lớn lao của tác phẩm được khẳng định.
Phân tích truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

Phân tích truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

 12:33 26/05/2016

Cho đến bây giờ còn có nhiều người băn khoăn tự hỏi: tại sao Tô Hoài đã có một Dế Mèn phiêu lưu kí hay đến thế, mà khi tập truyện Tây Bắc ra đời vẫn gây được tiếng vang lớn đến vậy - trong lúc hai tác phẩm lại xây dựng nên những thế giới khác nhau? Dế Mèn phiêu lưu kí là những kỉ niệm đẹp đẽ của một thuở thiếu thời. Truyện Tây Bắc mà nổi bật là Vợ chồng A Phủ lại dội về những miền kí ức buồn, vui xen lẫn. Truyện đã để lại một ấn tượng khó quên bởi vẻ đẹp của nhân vật Mị - người con gái miền núi với một cuộc đời đau đớn, cơ cực.

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây