Truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân ta đã xuất hiện ngay từ thời vua Hùng, từ buổi đầu dựng nước và giữ nước. Truyện kể về Phù Đổng Thiên Vương, tuổi đã lên ba mà vẫn chưa biết nói biết cười, bỗng nghe tin đất nước bị giặc Ân xâm chiếm, cậu bé vụt lớn nhanh như thổi và nhanh chóng trở thành một tráng sĩ. Rồi tráng sĩ ấy đầu đội mũ sắt, mặc áo giáp sắt, tay cầm gậy sắt, cưỡi trên lưng ngựa sắt tiến thẳng vào lũ giặc, đánh tan quân cướp nước. Đó là hình bóng của sự thật về cuộc chiến tranh giữ nước hào hùng đầu tiên của dân tộc ta.
Trải qua nhiều thế kỉ, cha ông ta đã từng làm nên nhũng chiến công rực rỡ. Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Nhà Lí tiêu diệt quân Tống trên sông Như Nguyệt. Nhà Trần, ba lần đánh bại giặc Nguyên Mông (một đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ); Lê Lợi và nghĩa binh với những chiến công vang dội đã đuổi quân xâm lược Mông về nước. Quang Trung Nguyễn Huệ với chiến thuật hành quân thần tốc đã đập tan hơn 20 vạn quân xâm lược nhà Thanh... Và gần chúng ta nhất, ngay trong thời đại này, nhân dân ta, dưới ngọn cờ độc lập dán tộc cúa Đảng và Bác Hồ đã đoàn kết một lòng, kiên tri, bền bỉ để làm nên thắng lợi vĩ đại của hai cuộc kháng chiên chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược. Dân tộc ta có một niềm tự hào là không bao giờ chịu khuất phục, và luôn đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, cuối cùng đã chiến thắng những kẻ thù mạnh hơn mình gấp bội. Hồ Chủ tịch từng nói: "Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta. Mỗi lần có giặc ngoại xâm tinh thần đó lại nổi lên, như một làn sóng, cuốn phăng, nhấn chìm tất cả bè lũ cướp nước và bán nước". Đó là chân lí "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" mà Hồ Chủ tịch cùng toàn thể dân tộc ta đã khẳng định.
Bên cạnh truyền thống yêu nước nồng nàn, dân tộc ta còn có truyền thống nhân hậu. “Thương ngươi như thể thương thân", "Lá lành đùm lá rách" đó lại là một truyền thống quý báu khác của dân tộc ta. Trong quá trình đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn, nhân dân Việt Nam ta luôn có truyền thống đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Điều dó cũng đã từng được thể hiện trong những câu tục ngữ, ca dao:
"Nhiễu điều phủ lấy gia gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng".
Hoặc là:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống như chung một giàn"...
Đó là những câu ca thấm đẫm tinh thần nhân hậu mà người Việt Nam từ đời này qua đời khác đã truyền tụng cho nhau, luôn tâm niệm trong lòng những tình cảm thương yêu, sẵn sàng đùm bọc, sẻ chia.
Trong lịch sử văn học, tinh thần nhân hậu đã được thể hiện một cách đậm nét qua tất cả những tác phẩm lớn của cha ông ta. Lê Lợi và Nguyễn Trãi, trong cuộc chiến chống quân xâm lược nhà Minh (Trung Quốc) đã từng tha mạng sống cho hàng chục vạn binh tướng giặc cuối cùng đang cầm cự ở thành Đông Quan (Hà Nội ngày nay):
"Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mỏ đường hiếu sinh”...
(Bình Ngô đại cáo)
Truyện Kiều của Nguyễn Du có thể được coi là đỉnh cao của chủ nghĩa nhân đạo Việt Nam thời phong kiến, ở đây, tác giả đã khóc thương một cách sâu sắc cho thân phận những người phụ nữ có tài, có sắc bị vùi dập, coi như một món hàng, mua đi bán lại. Nhiều lần Kiều đã vươn lên trong sự cố gắng mạnh mẽ nhưng vẫn là yếu ớt của một người con gái, chân yếu tay mềm, không sao chống lại được luật trời nghiệt ngã:
"Hồng quân vời khách hồng quần
Đã xoay đến thế còn vẫn chưa tha”.
Đó là "tiếng kêu đứt ruột", là tiếng chuông cảnh tỉnh xã hội cũ, nhưng cũng la tiếng nói nhân hậu từ chủ nghĩa nhân đạo lớn của cha ông ta trong quá khứ.
Nối tiếp truyến thống nhân đao náy, các tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn (Đoàn Thị Điểm dịch), Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều, thơ Hồ Xuân Hương... đều lên tiếng đấu tranh cho quyến sống trong hoà binh, hạnh phúc chân chính của con người thời phong kiến.
Trong thời kì hiện đại, hàng loạt tác phẩm đã nêu cao tinh thần nhân hậu ấy của dân tộc ta. Những tác phẩm lớn trong thời kì 1930- 1945 như Sống mòn. Lão Hạc...(Nam Cao), Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Kép Tư Bền, Bước đường cùng... (Nguyễn Công Hoan)... là những tác phẩm không chỉ phản ánh và phê phán hiện thực xã hội đương thời, mà còn nêu cao tinh thần nhân hậu truyền thống của dân tộc.
Văn học Cách mạng Việt Nam ngay từ khi hình thành (1930 - 1945) đến nay vẫn luôn đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo của dân tộc. Tuy nhiên, chủ nghĩa nhân đạo cách mạng không thương người một cách chung chung, không chỉ than khóc cho số phận con người rồi dừng lại ở đó. Nó còn phải đấu tranh để giải phóng con người.
“Ta thấy nàng nghiêng mình rũ rượi,
Gục đầu thổn thức trong bàn tay,
Bạn ơi, niềm thảm sầu kìa bởi
Số phận hay ở chế độ này?"
(Trong tập Từ ấy- Tô’ Hữu)
Mối quan hệ giữa lòng nhân hậu với lòng yêu Tổ quốc, và nói rộng hơn là giữa chủ nghĩa nhân đạo với chủ nghĩa yêu nước là quan hệ giữa hai mặt của một vấn đề.
Nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu từng viết:
"Bởi chưng hay ghét chỉ vì hay thương?”
(Lục Vân Tiên)
Chính lòng thương là biểu hiện tích cực của mặt bên kia là lòng căm ghét. Dân tộc ta luôn yêu cái thiện, ghét cái ác, thương kẻ công bằng, chính nghĩa, ghét người bất nghĩa, bất lương, thương yêu giống nòi, đồng loại, ghét kẻ thù xâm lược... Nhà thơ Tố Hữu cũng đã nói lên tiếng nói ấy trong thời đại chúng ta:
"Ta sẽ khai những mỏ dầu mỏ sắt
Đóng những con tàu đi khắp đại dương
Nhưng phải luyện những con người đẹp nhất
Biết căm thù và biết yêu thương"...
(Bài ca xuân)
Trong thực tế, người dân Việt Nam đã quá quen thuộc với tinh thần yêu nước anh hùng, cũng quá quen thuộc với tinh thần tương thân, tương ái. Trong chiến tranh cứu nước, như người ta vẫn nói, ở Việt Nam, "ra ngõ là gặp anh hùng". Còn hiện nay, bất cứ ở đâu và lúc nào, người ta đều nghe thấy câu "lá lành đùm lá rách".
Trong chiến tranh, những tấm gương yêu nước chống giặc ngoại xâm từng được báo chí ngợi ca như anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Bế Văn Đàn lấy thân chèn pháo, Kim Đồng, người thiếu niên đưa thư của dân tộc Tày dũng cảm... (thời kì chống Pháp); cho đến Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Văn Bé, Lê Mã Lương... (thời kì chống Mĩ). Đó là tất cả những tấm gương người thật việc thật, tiêu biểu cho các thế hệ người Việt Nam yêu nước chống giặc ngoại xâm.
Từ hoà bình lập lại đến nay, nhất là trong thời kì hội nhập và phát triển kinh tế, những vấn đề hậu chiến đang đặt ra bức xúc đối với xã hội ta. Đó là hàng triệu nạn nhân chất độc màu da cam, là hàng chục ngàn trẻ em, người lớn bị vướng phải bom mìn, là những thương binh, gia đình liệt sĩ, những vùng bão lụt, thiên tai... Và đặc biệt là hàng triệu người vẫn còn sống trong cảnh đói rách, không có nhà ở chắc chắn, chưa đủ cơm ăn áo mặc, chưa có điều kiện để học hành.
Hàng năm, cả nước đều dành một ngày công để ủng hộ người nghèo. Ngoài ra, còn rất nhiều cuộc vận động khác nhằm quyên góp tiền của để ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt, giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn... Địa phương nào cũng có những tấm gương đã không quản tiền tài, công sức để phục vụ sự nghiệp nhân đạo ấy.
Được sống và học hành dưới mái trường xã hội chủ nghĩa anh hùng và nhân hậu, chúng em càng giác ngộ rằng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hôi, yêu quí sự công bằng và căm ghét bất công, xâm lược... đó là tất cả truyền thống quý báu của dân tộc ta. Các thế hệ thanh niên, thiếu niên Việt Nam cần phát huy tinh thần đó của dân tộc.