Thuốc có cốt truyện đơn giản: chỉ là câu chuyện của gia đình lão Hoa Thuyên có đứa con bị bệnh lao. Theo sự u mê của người Trung Quốc, họ mua chiếc bánh bao tẩm máu người để chữa bệnh. Chiếc bánh bao được tẩm bằng máu của Hạ Du (một thanh niên cách mạng bị chém đầu). Thằng Thuyên ăn "thuốc" vẫn không khỏi bệnh. Cuối cùng hình ảnh hai bà Hoa, Hạ đến cúng cơm trên hai nấm mồ của hai đứa con chết thảm. Qua câu chuyện mua thuốc, uống thuốc ấy chủ đề của chuyện hiện ra rất rõ. Cần một thứ thuốc đặc biệt để chửa bệnh u mê lạc hậu cho nhân dân Trung Hoa.
Thuốc là truyện ngắn thể hiện sự già dặn và điêu luyện trong phong cách nghệ thuật của Lỗ Tấn. Không gian, thời gian của truyện là một tín hiệu nghệ thuật có ý nghĩa.
Không gian truyện chỉ là một quán trà lặng lẽ trong đêm, ồn ào ban ngày, ở đó tập trung những con người vô công dỗi nghề và đủ mọi chuyện của một cái xã hội thu nhỏ. Một pháp trường hỗn tạp vói nhũng bóng người như những bóng ma. Một nghĩa trang lạnh lẽo có con đường mòn ở giữa chia tách một bên là mộ của những người chết nghèo, một bên là mộ của những người chết chém. Cả hai bên mộ dày khít như bánh bao nhà giàu lễ mừng thọ. Một quán trà, một pháp trường, một bãi tha ma tượng trưng cho không gian xã hội Trung Hoa thời cổ. Không khí tù đọng u ám, con người thì u mê lạc hậu. Không gian ấy bộc lộ sự ngột ngạt tù hãm.
Thời gian của chuyện có sự vận động hai cảnh đầu xảy ra vào mùa thu, cảnh sau xảy ra vào mùa xuân có ba buổi sớm, một buổi sớm ở pháp trường, một buổi sớm ở quán trà và một buổi sớm ở bãi tha ma. "Thu qua xuân tới là quy luật của đất trời, thu là buổi chiểu của năm, là sự thu vén để kết thúc. Mùa thu lá vàng để tích nhựa qua đông, đến mùa xuân đâm chồi nảy lộc. Cái chết của hai người con do sự u mê của mọi người cũng như hai chiếc lá rời cành để tích cực cho mùa xuân hy vọng. Cũng như sự gieo mầm như trả giá cho một sự giác ngộ " (Lương Duy Thứ).
Đặc biệt là hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du. "Rõ ràng là một vòng hoa, hoa trắng, hoa hồng xen lẫn nhau, nằm khoanh trên nấm mộ khum khum". Vòng hoa khiến bà mẹ ngạc nhiên "loạng choạng lùi lại mấy bước". Bà ngạc nhiên vì cả một xã hội mà đại diện là những người ở quán nước nói con bà là "điên" là "giặc". Người ta kết tội con bà án tử hình chết chém. Thiên hạ ruồng bỏ nhà bà. Nấm mộ con bà "trẻ không đến chơi, bà con họ hàng nhất định là không đến rồi... Trong hoàn cảnh ấy người mẹ ngơ ngác băn khoăn" thế này là thế nào? Câu hỏi đó vòng hoa kia đã ngầm có một càu trả lời: con bà không phải la điên, không phải là giặc, cả xã hội nhao nhao xỉ vả Hạ Du kia chẳng qua là một xã hội u tối lạc hậu. Những con người khi còn u mê mà tin bánh bao tẩm máu người chữa được bệnh lao thì làm sao hiểu được hoạt động của Hạ Du. Họ đói nghèo ngu dốt "thật đáng thương hai!". Câu nói của Hạ Du : "Thiên hạ nhà Mãn Thanh là của chúng ta". Tức là: nước Trung Quốc là của người Trung Quốc. Vậy mà cả đám đông kinh ngạc. Những vòng hoa kia đã nói lên trong cái xã hội ấy không phải tất cả đều ngu muội, u tối, vẫn có người kính trọng yêu quý con trai bà chứng tỏ họ vẫn tin vào cách mạng. Vòng hoa nhen lên hy vọng sự tiếp bước và câu hỏi của bà mẹ thể hiện một sự thức tỉnh.
Tác phẩm kết thúc trong những tia sáng của niềm hy vọng và sự trân trọng của nhà văn đối với người chiến sĩ cách mạng. Vòng hoa trên mộ Hạ Du được tác giả đặt lên để tưởng niệm Hạ Du, để thể hiện niềm kính trọng với những người cách mạng đi tiên phong vòng hoa ấy khiến Thuốc - một tác phẩm hiện thực phê phán có yếu tố lãng mạn tích cực đưa đến cho người đọc niềm tin vào cuộc sống vào tiền đổ cách mạng.