Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Lớp 12 - Trang 13

Lớp 12

Từ sự hiểu biết và thực tế của bản thân em, hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) về tính tự lập và sự chủ động hoà nhập với thế giới xung quanh.

Từ sự hiểu biết và thực tế của bản thân em, hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) về tính tự lập và sự chủ động hoà nhập với thế giới xung quanh.

 01:37 24/05/2019

Trong văn bản Cổng trường mở ra Lý Lan viết: Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cảnh cổng, rồi buông tay mà nói: đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Từ sự hiểu biết và thực tế của bản thân em, hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) về tính tự lập và sự chủ động hoà nhập với thế giới xung quanh.
Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia là một trong những cảnh trào phúng đặc sắc, lột tả bộ mặt giả dối, trơ trẽn của xã hội thành thị thông qua một tình huống đặc biệt

Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia là một trong những cảnh trào phúng đặc sắc, lột tả bộ mặt giả dối, trơ trẽn của xã hội thành thị thông qua một tình huống đặc biệt

 10:10 23/05/2019

Đề: Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia là một trong những cảnh trào phúng đặc sắc, lột tả bộ mặt giả dối, trơ trẽn của xã hội thành thị thông qua một tình huống đặc biệt.
Hãy phân tích các nhân vật được miêu tả trong đoạn trích để làm sáng tỏ nhận định trên.
Bài phân tích tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng

Bài phân tích tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng

 21:57 18/02/2019

Quang Dũng viết khá sớm (trước Tây Tiến – 1948, anh đã làm thơ, mặc dù phải từ Tây Tiến, anh mới khẳng định được một phong cách thơ riêng) và sáng tác nhiều thể loại. Tác giả của bài hát Ba Vì Mờ Cao mà mỗi nốt nhạc, lời thơ từng lắng sâu vào đáy hồn những người thanh niên xa nhà đi kháng Pháp, cũng là tác giả của nhiều bài thơ tình nằm trong ký ức sâu thẳm và thành hành trang tinh thần của nhiều thế hệ, nhiều thời (Mắt người Sơn Tây, Tây Tiến, Những làng đã qua, Đường trăng…) mà phần nhiều được truyền bằng những bản chép tay chứ không cần đến bản in giấy trắng, mực đen.
Bức tranh tứ bình trong bài thơ: Việt Bắc của Tố Hữu

Bức tranh tứ bình trong bài thơ: Việt Bắc của Tố Hữu

 09:22 12/02/2019

Pauxtôpxki đã từng nói “Niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người mở đường đến với cái đẹp”. Quả đúng như thế, trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu đã mở đường đến với cái đẹp của bộ tranh tứ bình và cũng là mở đường đi tới tình yêu quê hương đất nước:
Âm vang một thời lãng mạng trong bài thơ: Tây Tiến của Quang Dũng

Âm vang một thời lãng mạng trong bài thơ: Tây Tiến của Quang Dũng

 09:10 12/02/2019

Mỗi hồn thơ khác nhau ưa tìm đến một đề tài, một đối tượng riêng có thể giúp nó bộc lộ hết tạng chất của mình. Là một hồn thơ lãng mạn, trẻ trung, khoáng đạt, hẳn Quang Dũng đã có được cảm giác thực sự hào hứng khi viết Tây Tiến - một bài thơ nói về vùng đất phía tây tổ quốc hùng vĩ và tuyệt vời thơ mộng, cùng một đoàn binh có lắm nét khác thường từ thành phần tham gia đến nhiệm vụ được giao và những nếm trải suốt dọc hành trình. Thêm nữa, Quang Dũng viết Tây Tiến chính là viết về một đoạn đời mình. Những chiến sĩ được nhắc tới trong bài hoàn toàn tương đồng với ông về lí tưởng, về ý chí, nghị lực và cả về đời sống tình cảm, đặc biệt là bản tính mộng mơ, ưa quan sát và chiêm ngưỡng những vẻ đẹp đa dạng của xứ lạ. Tác giả của bài thơ dĩ nhiên là Quang Dũng, nhưng vì những điều vừa nói ở trên, có thể xem tác giả của nó còn là đất nước, lịch sử - một giai đoạn lịch sử gian khó hào hùng không thể nào quên. Ngay tinh thần lãng mạn và bi tráng của nó cũng là đặc điểm bao trùm những năm tháng cách mạng ấy.
Cảm nhận về hai hình tượng Sông Đà và Sông Hương trong tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông" và "Người lái đò sông Đà"

Cảm nhận về hai hình tượng Sông Đà và Sông Hương trong tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông" và "Người lái đò sông Đà"

 05:11 23/06/2018

​Họ luôn tìm thấy trên quê hương có những vùng núi non tuyệt đẹp, những di sản thiên nhiên đáng để con người trân trọng, luyến lưu. Và sông nước chính là một trong những cảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy, dòng sông với dòng nước chảy, với lịch sử hình thành cũng như những đặc điểm độc đáo về địa lý đã khơi gợi trong lòng các nhà văn những cảm xúc dạt dào nhất khiến họ phải cầm bút và sáng tạo nghệ thuật. “Người lái đò Sông Đà” –Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” – Hoàng Phủ Ngọc Tường được ra đời từ chính sự thôi thúc trước cái đẹp của các nhà văn. Tuy được sáng tác ở những khoảng thời gian khác nhau nhưng ở cả hai tác phẩm đều tái hiện thành công vẻ đẹp trữ tình, đằm thắm của những dòng sông quê hương.
Ý nghĩa của chiếc bánh bao trong truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn

Ý nghĩa của chiếc bánh bao trong truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn

 04:22 13/06/2018

Lỗ Tấn là nhà văn hiện thực lớn của Trung Hoa với những tác phẩm phán ảnh đúng con đường đi của nhân dân thời bấy giờ. Truyện ngắn “Thuốc” đã nói lên được tư tưởng sai lầm lạc hậu của nhân dân và đảng cộng sản của Trung Hoa trong thời kì khai sang. Hình ảnh “chiếc bánh bao tẩm máu người” có lẽ là hình ảnh ám ảnh người đọc cho đến khi gấp trang truyện lại. Một hình ảnh mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc nhất.
Cảm nhận về vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Bài 2)

Cảm nhận về vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Bài 2)

 04:22 13/06/2018

Ai đó đã từng nói “ Tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con người qua những hình thức nghệ thuật độc đáo”. Phải chăng vì vậy mà ta có thể bắt gặp nhiều nghệ sĩ có phong cách hoàn toàn khác nhau trên cùng một giao lộ của hành trình kiếm tìm và khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người. Kim Lân với truyện ngắn “Vợ nhặt” và Nguyễn Minh Châu với tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trường hợp như vậy. Nếu như với khả năng viết rất hay về nông thôn và cuộc sống của người dân quê, Kim Lân xây dựng thành công nhân vật người vợ nhặt qua tình huống truyện độc đáo thì với phong cách truyện đậm chất tự sự-triết lí, Nguyễn Minh Châu đã khám phá ra những nghịch lí trong cuộc sống của người đàn bà hang chài. Qua cả hai tác phẩm, các tác giả đều cho ta thấy được vẻ đẹp khuất lấp của người phụ nữ Việt Nam trong những hoàn cảnh khó khăn.
Cảm nhận về vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa

Cảm nhận về vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa

 04:20 13/06/2018

Trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu, nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho người đọc là người đàn bà làng chài - người phụ nữ vô danh với tấm lòng bao dung, vị tha, đức hi sinh .
Phân tích bài thơ: Mới ra. tù, tập leo núi

Phân tích bài thơ: Mới ra. tù, tập leo núi

 10:46 28/05/2018

Trong tập “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh có hai bài thơ đánh dấu ba chặng đường hơn một năm trong tù của Bác ở Quảng Tây (Trung Quốc), Bài thứ nhất tạm gọi là bài thơ “đề từ” ghi ở ngoài bìa tập thơ. Có thể coi là bản tuyên ngôn của Bác khi bước chân vào tù. Bài thứ hai là bài “Bốn tháng rồi”, là bản sơ kết một chặng đường lao tù đầy khổ ải và sự thắng lợi của ý chí. Còn bài thơ “Tân xuất ngục học đăng sơn” (Mới ra tù tập leo núi) không nằm trong “Nhật kí trong tù” nhưng có vai trò là bài thơ kiểm điểm lại những ngày trong tù và sửa soạn cho một chặng đường cách mạng mới. Qua đó cũng thể hiện những tình cảm sâu sắc, cảm động của Bác đối với quê hương xứ sở, với bạn bè:
Phân tích bài thơ: Đây mùa thu tới của Xuân Diệu

Phân tích bài thơ: Đây mùa thu tới của Xuân Diệu

 11:16 19/05/2018

Xứ Bắc có mùa thu đẹp. Vào thu, trời cao trong xanh. Thời tiết khô ráo nhưng sông hồ vừa qua mùa mưa đầy nước như những tấm gương của mùa thu. Trời mát với gió heo may. Trái chín, những chuối trứng cuốc, những cam, những hồng hoà sắc với má ửng hồ của thiếu nữ như hương mùa thu. Vẻ đẹp của mùa thu xứ Bắc đã đi vào văn chương cổ điển:
Phân tích bài thơ: Các vị La Hán chùa  Tây Phương

Phân tích bài thơ: Các vị La Hán chùa Tây Phương

 00:17 18/05/2018

Sau mấy chuyến viếng thăm chùa Tây Phương (một ngôi chùa kiến trúc độc đáo trên núi Câu Lâu, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây), nhà thơ Huy Cận đã sáng tác bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương”. Viết về chùa, về tượng Phật, nhưng bài thơ không triết luận về phật giáo mà như nhà thơ Huy Cận nói: “Nhà nghệ sĩ xưa đã vô tình hay hữu ý mượn đề tài chuyện Phật mà miêu tả xã hội đương thời, một xã hội quằn quại đau khổ trong nhiều biến động và bế tắc không tìm được lối ra”.
Nhân vật Hoàng trong truyện “Đôi mắt”

Nhân vật Hoàng trong truyện “Đôi mắt”

 05:14 17/04/2018

“Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
(Kiều)

Hơn ba nghìn câu Kiều xúc động cả tâm hồn nhân loại, là vì nhà thơ đã có con mắt nhìn thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời. Cho nên vấn đề “đôi mắt” luôn luôn được đặt ra với nhà nghệ sĩ, nhất là vào những giờ phút nghiêm trọng của lịch sử. Vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, nhà văn cần có lập trường quân điểm đúng đắn về cuộc kháng chiến, về vai trò của nhân dân lao động trong công cuộc cứu nước. Với sự nhạy cảm và tài hoc của một nhà văn lớn, Nam Cao đã sáng tác truyện ngắn “Đôi mắt”. Tô Hoài coi đây là một tuyên ngôn nghệ thuật của thệ hệ nhà văn cùng lứa với Nam Cao trong những ngày đầu tham gia cách mạng và kháng chiến. Tài hoa của Nam Cao bộc lộ trong việc xây dựng nhân vật Hoàng. Tính cách của Hoàng được bộc lộ qua hai mối quan hệ: một công dân ở vào thời điểm trọng đại của lịch sử dân tộc và một nhà văn.
Nhân vật "Xuân Tóc Đỏ" trong tiểu thuyết "Số Đỏ"

Nhân vật "Xuân Tóc Đỏ" trong tiểu thuyết "Số Đỏ"

 03:17 15/04/2018

Xuân Tóc Đỏ là loại bụi đời trong môi trường thành thị. Tác giả đã theo dõi tính cách nhân vật từ bé. Xuân Tóc Đỏ là một đứa bé mồ côi, lên 9 tuổi được ông bác họ nuôi. Nó nhìn trộm bác gái tắm và bị đuổi. Từ đó, Xuân lấy đầu hè xó chợ làm nhà, lấy sấu ở các phố, lấy cá Hồ Hoàn Kiếm làm cơm. Tóc hắn đỏ như lông gà vì phơi nắng, trèo me, trèo sấu. Rồi hắn len lỏi vào nhặt banh sân quần vợt. Bị đánh, bị đuổi vì hắn nhìn trộm một con đầm thay quần áo. Vài nét biếm họa khá chân thật đó, Xuân Tóc Đỏ hiện lên rõ nét là một tên vô giáo dục.
Tuyên ngôn nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng

Tuyên ngôn nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng

 04:09 12/04/2018

Cuộc bút chiến giữa Vũ Trọng Phụng và Tự Lực văn đoàn (1937) thực chất là cuộc đụng độ của hai khuynh hướng văn học: văn học lãng mạn của Tự Lực văn đoàn và “văn học tả chân”, văn học “vị nhân sinh” (tức văn học hiện thực phê phán) mà Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyên Hồng là đại biểu. Lời phát biểu của Vũ Trọng Phụng trong một bài báo bút chiến với Tự Lực văn đoàn có thể coi là tuyên ngôn nghệ thuật của khuynh hướng văn học tả chân xã hội:
Những sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ái Quốc trong truyện ngắn “Vi Hành”

Những sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ái Quốc trong truyện ngắn “Vi Hành”

 23:21 10/04/2018

Năm 1922 vua Khải Định lặng lẽ sang Pháp, chuyến đi của Khải Định sang “mẫu quốc” nhằm để tán dương quan thầy và lừa bịp dư luận thế giới, lừa đảo nhân dân trong nước và thực hiện nhiều điều xấu xa ám muội khác. Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động cách mạng ở Pháp, người không bỏ lỡ cơ hội để vạch trần bản chất xấu xa của tên vua thuộc triều đại phong kiến tàn mạt này. Người đã viết nhiều tác phẩm chính luận như “Thư ngỏ kính gởi đức ông Khải Định”. “Sở thích đặc biệt”, “Vực thẳm thuộc địa”. Người còn sáng tác vở kịch “Con rồng tre”, truyện ngắn “Lời than vãn của bà Trưng Trắc” và truyện ngắn “Vi hành” (Incognito). Truyện ngắn “Vi hành” đã trở thành một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ái Quốc.
Bình luận về bài thơ "Sóng"

Bình luận về bài thơ "Sóng"

 23:02 03/04/2018

Xưa nay chúng ta từng nghe người con trai nói yêu người con gái đến nỗi nọ nỗi kia, chứ chúng ta đã được nghe người con gái nói yêu người con trai đến nỗi nào đâu? Nếu có hoạ chăng mới nghe trong ca dao:
Hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn “Rừng xà nu”

Hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn “Rừng xà nu”

 22:54 03/04/2018

Nhà văn Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành) có duyên với Tây Nguyên. Cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông đã sống và chiến đấu ở mảnh đất hùng vĩ này. Hai tác phẩm hay nhất của nguyễn Trung Thành đều viết về Tây Nguyên là “Đất nước đứng lên” và “Rừng xà nu”. Truyện “Rừng xà nu” viết về những anh hùng ở làng Xô Man trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Là tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Cảm hứng của nhà văn về nhân vật anh hùng gắn liền với cảm hứng về đất nước hùng vĩ mà cụ thể là hình tượng cây xà nu của Tây Nguyên.
Vẻ đẹp lãng mạn trong truyện ngắn: Mảnh trăng cuối rừng

Vẻ đẹp lãng mạn trong truyện ngắn: Mảnh trăng cuối rừng

 22:08 01/04/2018

Nguyên Ngọc vô cùng yêu mến cùng như trân trọng tài năng và tâm huyết của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Ông nói: “Nguyễn Minh Châu là một trong số nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay”. Truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng” chưa phải là tác phẩm hay nhất của Nguyễn Minh Châu, cũng chưa phải là tác phẩm được viết dưới ánh sáng đổi mới của trí tuệ, tâm hồn của nhà văn. Nhưng nhiều nhà nghiên cứu văn học cho rằng “Mảnh trăng cuối rừng” là truyện ngắn hay nhất của Nguyễn Minh Châu trong những năm tháng chống Mĩ. Với “Mảnh trăng cuối rừng”, nhà văn muốn nói với chúng ta đạn bom khốc liệt của quân thù không tàn phá nổi tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống của thế hệ trẻ Việt Nam. Nói cách khác, dưới ánh trăng trong một đêm chiến tranh, nhà văn đã phát hiện ra hạt ngọc trong tâm hồn của con người Việt Nam, hạt ngọc mà từ lâu nhà văn tìm kiếm.
Những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân thể hiện trong bài kí: Người lái đò Sông Đà

Những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân thể hiện trong bài kí: Người lái đò Sông Đà

 05:23 28/03/2018

Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám là một nhà văn lãng mạn nổi tiếng với quan điểm thẩm mĩ “duy mĩ” và với một nhân sinh quan “xê dịch” còn gọi là “chủ nghĩa xê dịch”. Đi theo cách mạng, rồi đi kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, Nguyễn Tuân đã cố gắng lột xác, đã thay đổi thế giới quan và phương pháp sáng tác. Nhưng những nét tinh hoa trong phong cách lãng mạn và xê dịch của Nguyễn Tuân thì vẫn để lại dấu ấn sâu sắc trong tác phẩm của ông mà tiêu biểu là tập tùy bút “Sông Đà”. Không đeo đuổi những “Vang bóng một thời” nữa mà ông trở về với nhân dân cũng theo phong cách riêng của ông. Nguyễn Tuân đến với những người lao động tài hoa tuyệt vời và ở đây ông cũng gặp được hình ảnh của thiên nhiên, của non sông đất nước: sông Đà hùng vĩ, thiên nhiên Tây Bắc tươi đẹp, huyền bí, người lao động sông Đà tài hoa, dũng cảm là nguồn cảm hứng vô tận cho Nguyễn Tuân sáng tạo tùy bút “Người lái đò Sông Đà”.
Nghị luận về bài thơ: Tràng Giang

Nghị luận về bài thơ: Tràng Giang

 11:22 24/03/2018

Tràng Giang không chỉ là một bài thơ hay của Huy Cận mà con là một trong những bài thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Đôi khi người ta thường hiểu Tràng Giang là một bài thơ miêu tả phong cảnh quê hương đất nước, thể hiện tình yêu quê hương đất nước, nhưng đúng hơn đây là bài thơ thể hiện nỗi cô đơn, bơ vơ của con người ngay giữa quê hương mình.
Phân tích và bình luận bài thơ "Tiếng hát con tàu"

Phân tích và bình luận bài thơ "Tiếng hát con tàu"

 05:10 21/03/2018

Chế Lan Viên là nhà thơ lãng mạn nổi tiếng trước Cách mạng tháng Tám với tập thơ “Điêu tàn”. Đi theo cách mạng rồi đi kháng chiến chống Pháp, Chế Lan Viên gần như im lặng. Hoà bình lập lại, ông mới có thơ hay. Bài thơ “Tiếng hát con tàu” rút trong tập thơ “Ánh sáng và phù sa” là một bài thơ thời sự đáp lại lời kêu gọi của Tổ quốc đi khai hoang Tây Bắc. Viết về một nhiệm vụ lịch sử nhưng nhà thơ không thể hiện một cách chung chung mà viết với một xúc cảm chân thành và cuồng nhiệt. Một vùng đất tươi đẹp và anh hùng của Tổ quốc hiện lên thành hình tượng thơ lấp lánh ánh sáng của trí tuệ. Tâm hồn của thi sĩ đã hoá thành con tàu mộng tưởng, trở về với nhân dân mà cũng là trở về với chính lòng mình.
Vẻ đẹp của hai hình tượng người lính thời kì kháng chiến chống Pháp trong bài thơ: "Tây Tiến" và "Đồng Chí"

Vẻ đẹp của hai hình tượng người lính thời kì kháng chiến chống Pháp trong bài thơ: "Tây Tiến" và "Đồng Chí"

 20:55 19/03/2018

Người lính là hình tượng trung tâm trong văn học kháng chiến, ở mỗi thời kì lịch sử của mỗi cuộc chiến tranh, người lính trong đời sống thực tế cũng như trong thơ ca đều có những nét khác nhau. Đầu cuộc kháng chiến chống Pháp có hai loại người lính: một là người lính xuất thân từ nông dân như trong bài thơ Nhớ của Hồng Nguyên, Cá, nước của Tố Hữu, Đồng chí của Chính Hữu; hai là người lính xuất thân từ tầng lớp tiểu tư sản thành thị (hồi đó có phong trào xếp bút nghiên lên đường tranh đấu) như Tây Tiến của Quang Dũng. Cả hai đều cùng chung lí tưởng yêu nước giết giặc, cùng thể hiện tinh thần xả thân vì Tổ quốc, vì nhân dân.
Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong truyện "Vợ chồng A Phủ"

Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong truyện "Vợ chồng A Phủ"

 20:46 19/03/2018

“Vợ chồng A Phủ” là truyện thành công nhất trong tập “Truyện Tây Bắc” của Tô Hoài. Trong truyện này, nhân vật Mị có hồn hơn cả. Mị có hai mặt tưởng như đối lập nhưng thực ra lại rất thống nhất. Mặt thứ nhất là Mị bị chà đạp nặng nề đã sinh ra buồn rầu và dần dần sinh ra cam chịu, mất cả sức sống. Mặt thứ hai là ngay trong tình trạng đó, Mị vẫn cựa quậy, vẫn tiềm tàng, tiềm ẩn một sức sống để từ đó bước vươn dậy và cuối cùng phá cũi tháo lồng và tìm lại được lẽ sống cho mình.
"Vợ nhặt" - Kim Lân

Tình huống độc đáo và hấp dẫn trong truyện "Vợ nhặt"

 11:46 18/03/2018

Nhà văn Kim Lân, người viết truyện ngắn có tài đã phát hiện ra một tình huống khá độc đáo khiến cho truyện ngắn “Vợ nhặt” có sức hấp dẫn và có tư tưởng nhân văn sâu sắc. Đó là tình huống của một anh dân nghèo tên là Tràng, xấu trai, ế vợ lại “nhặt được vợ” trong vụ đói khủng khiếp ở miền Bắc nước ta vào năm 1945.
Hai trạng thái cảm xúc qua hai bài thơ: Đây mùa thu tới và Đất nước

Hai trạng thái cảm xúc qua hai bài thơ: Đây mùa thu tới và Đất nước

 09:20 13/03/2018

Mùa thu đã trở thành thi đề trong thơ ca. Hình ảnh mùa thu đã hiện lên trong thơ cổ điển với vẻ đẹp tuyệt mĩ. Trong thơ lãng mạn, hình ảnh mùa thu đã nhuốm tâm hồn lãng mạn của thi nhân. Các nhà thơ hiện đại vẫn say sưa ca ngợi mùa thu. Tùy theo lí tưởng, quan điểm thẩm mĩ và phương pháp sáng tác của nhà thơ mà hình ảnh của mùa thu hiện lên trong thơ với vẻ đẹp riêng. Hai bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu và Đất nước của Nguyễn Đình Thi đều viết về mùa thu nhưng hai tâm trạng cảm xúc của thi nhân khác nhau biết mấy.
Phân tích bài thơ: Bên kia sông Đuống

Phân tích bài thơ: Bên kia sông Đuống

 09:11 20/02/2018

Đi theo cách mạng, rồi đi kháng chiến chống Pháp, Hoàng Cầm đã là nhà thơ nổi tiếng. Sống giữa núi rừng Việt Bắc, nhà thơ vẫn hướng về quê hương Kinh Bắc bên kia sông Đuống. Những tin dữ về quê hương bị giặc tàn phá khiến cho nhà thơ đau đớn, xót xa, căm giận. Trong một đêm (1948) Hoàng Cầm đã viết xong bài thơ “Bên kia sông Đuống”. Bài thơ đã được truyền rộng rãi trong kháng chiến và được coi là một trong những bài thơ hay nhất viết về quê hương đất nước trong nền văn học hiện đại của nước nhà. Bằng âm điệu trữ tình, nhà thơ hình dung lại toàn cảnh quê hương Kinh Bắc bên kia sông Đuống:
Hình ảnh người mẹ qua hai bài thơ: Mẹ Tơm và Quê Mẹ của Tố Hữu

Hình ảnh người mẹ qua hai bài thơ: Mẹ Tơm và Quê Mẹ của Tố Hữu

 07:32 04/02/2018

Thơ Tố Hữu là tiếng nói yêu thương. Trong sâu thẳm tiếng thơ Tố Hữu là hình ảnh về người mẹ . Có thể nói người mẹ là hình ảnh đẹp nhất của thơ Tố Hữu. Thơ viết về mẹ, bài nào của Tố Hữu cũng xúc động: “Bà má hậu Giang”, “Bà mẹ Việt Bắc”, “Bầm ơi !“, “Bà Bủ” , “Mẹ Tơm”, “Quê mẹ”, “Mẹ Suốt” … đều là những người mẹ nghèo khổ, gắn bó với cách mạng, tham gia đấu tranh xã hội. Nói gọn lại là những người mẹ anh hùng. Trong tình cảm chung đó, có cảm xúc riêng dành cho người mẹ sinh thành vô cùng kính yêu của thi sĩ.
Tình yêu quê hương đất nước trong ba bài thơ: Bên kia sông Đuống, Việt Bắc và Đất nước

Tình yêu quê hương đất nước trong ba bài thơ: Bên kia sông Đuống, Việt Bắc và Đất nước

 10:18 28/01/2018

Văn hào Êrenbua có nói: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tâm thường nhất, yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đỗ ra bờ sông, yêu vị thơm chua chát của trái lê mùa thu, hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô Viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương. Người vùng Bắc nghĩ đến những cánh rừng bên dòng sông Vina hay miền Xucônô thân cây mọc là là mặt nước, nghĩ đến những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng cô nàng gọi đùa người yêu. Người xứ Ưcơren nhớ bóng thuỳ dương tư lự bên đường.

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây