Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Lớp 11 - Trang 6

Lớp 11

Những đóng góp và hạn chế của văn học lãng mạn Việt Nam thời kì 1930 - 1945.

Những đóng góp và hạn chế của văn học lãng mạn Việt Nam thời kì 1930 - 1945.

 04:14 06/05/2017

Trong suốt thời kì tồn tại, từ khoảng năm 1932 cho đến cách mạng tháng Tám 1945, và mãi cho đến những năm gần đây, dòng văn học lãng mạn Việt Nam đã chịu không ít những lời phê phán, có khi rất dữ dội. Nhưng nói gì thì nói, dòng văn học ấy đã thuộc về nên văn học Việt Nam, một thời nó đã hấp dẫn, tác động đến một bộ phận không nhỏ người thưởng thức văn học, đặc biệt là lớp người trẻ tuổi có ít nhiều học vấn. Ngày nay, khi đã ở cách xa dòng văn học ấy một khoảng thời gian gần nửa thế kỉ, ta có thể bình tĩnh đánh giá nó thấu đáo hơn, công bằng hơn, và cũng độ lượng hơn.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng: “Thơ hay là thơ giản dị … là điều bí mật”. Anh (chị) hãy bình luận nhận định trên. Liên hệ với thực tế Thơ mới 1932 - 1945 để làm rõ ý kiến của anh (chị).

Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng: “Thơ hay là thơ giản dị … là điều bí mật”. Anh (chị) hãy bình luận nhận định trên. Liên hệ với thực tế Thơ mới 1932 - 1945 để làm rõ ý kiến của anh (chị).

 04:10 06/05/2017

Có những bài thơ khi đi qua đời ta, giản dị và mong manh, với những nhịp đập rất mực mảnh mai êm ái của trái tim, những rung động mơ hồ của cảm xúc... nhưng đã để lại trong ta một nốt nhấn cứ ngân nga, ngân nga mãi... Những nốt nhấn cảm xúc, ấy đeo đẳng, ám ảnh suốt một đời, làm ta xúc động và trăn trở.
Anh (chị) hãy nêu cảm nghĩ của mình về cảnh kết thúc truyện Chí Phèo.

Anh (chị) hãy nêu cảm nghĩ của mình về cảnh kết thúc truyện Chí Phèo.

 04:02 06/05/2017

Truyện ngắn Nam Cao trước cách mạng tháng Tám là thế giới của những số phận bi thảm, nhưng bi kịch đầy xót xa của những kiếp dân cày cùng cực trong xã hội thực dân phong kiến. Chính ở đó, tôi đã gặp, đã biết và đã khóc cho số phận con người - Chí Phèo (Truyện “Chí Phèo”) Người ta gọi Chí Phèo là một thằng lưu manh, côn đồ một gã « đầu bò”, một quỷ dữ. Cả cái làng Vũ Đại sợ Hắn, ghê tởm hắn như thể hắn chui từ địa ngục lên chứ không phải ở tù ra. Mà nói cho cùng thì nhà tù thời ấy nào có khác gì địa ngục. Cũng toàn những kẻ “đầu trâu mặt ngựa”, với những thủ đoạn, mưu mô đủ để biến một chàng trai lực điền khỏe mạnh thành kẻ có bộ dạng “trông gớm chết!”: đầu “trọc lốc”, răng “trắng hớn”, cái mặt “cơng cơng” chằng chịt những vết sẹo ngang, sẹo dọc. Bi kịch của Chí Phèo có lẽ bắt đầu từ cái ngày bà ba trẻ đẹp của ông Lý Kiến bắt hắn lên “bóp chân”, “xoa bụng”, “đấm lưng” mà ông Lý lại được cái “khỏe ghen”. Vậy là làng Vũ Đại mất đi một anh canh điền hiền lành rồi thay vào đó là kẻ lưu manh Chí Phèo. Hắn cứ sống vất vưởng, côn đồ, quậy phá, ăn vạ, say sưa như thế cho đến ngày gặp Thị Nở. Cứ tưởng rằng đau khổ của Chí sẽ chấm dứt, cuộc đời đang ở bên kia dốc của Chí sẽ ấm lại với “bát cháo hành bốc khói”, với tình yêu thương quê mùa, chân chất, đơn giản của một người đàn bà cũng không kém phần giản đơn, quê mùa như thế. Nhưng trời ơi, đó lại là khởi đầu của một bi kịch mới - bi kịch lớn nhất, thảm nhất, xót xa nhất trong đời Chí Phèo! Chính cái lúc Chí tỉnh rượu, lúc chí cảm nhận được sống ấy, tình yêu ấy cũng là lúc Chí nhận ra một sự thực đau lòng: cuộc đời không dang tay đón Chí, không chấp nhận cho Chí làm lại “con người lương thiện”, không cho Chí một con đường về... Đau đớn quá! Đoạn kết trong tác phẩm chính là cao trào của bi kịch ấy.
Phân tích truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao

Phân tích truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao

 03:57 06/05/2017

Truyện ngắn Đời thừa viết năm 1943. Có thể xem Đời thừa, về mặt chủ đề, góp phần chuẩn bị trực tiếp cho tiểu thuyết Sống mòn của nhà văn hoàn thành vào năm sau đó, năm 1944. Không phải ngẫu nhiên mà cả hai tác phẩm đều có tính chất tự truyện và nhan đề đều bộc lộ một tâm trạng, một tư tưởng sáng tạo gần gũi nhau.
Hãy tìm hiểu những ý kiến dưới đây nhằm làm rõ một nét trong cách nhìn đời, nhìn người đầy tinh thần nhân đạo của Nam Cao: Nhà văn Nam Cao đã từng lấy lời của Francois Coppee ...  không bao giờ ta thương... (bài 2)

Hãy tìm hiểu những ý kiến dưới đây nhằm làm rõ một nét trong cách nhìn đời, nhìn người đầy tinh thần nhân đạo của Nam Cao: Nhà văn Nam Cao đã từng lấy lời của Francois Coppee ... không bao giờ ta thương... (bài 2)

 07:42 26/04/2017

Cùng với Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nam Cao bước vào nhà trường phổ thông với một khuôn mặt khá đậm nét, một tư cách nhà văn nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc, tiêu biểu cho những giá trị tinh thần cao cả nhất của dân tộc Việt Nam chúng ta. Tác phẩm của ông được giảng chính thức cả hai cấp học: Lão Hạc (lớp 8). Đời thừa, Chí Phèo (lớp 11), Đôi mắt (lớp 12). Ngoài ra, còn truyện Một đám cưới, Trăng sáng và rất nhiều đoạn văn trích của Nạm Cao được in trong SGK để đọc thêm.
Hãy tìm hiểu những ý kiến dưới đây nhằm làm rõ một nét trong cách nhìn đời, nhìn người đầy tinh thần nhân đạo của Nam Cao:

Hãy tìm hiểu những ý kiến dưới đây nhằm làm rõ một nét trong cách nhìn đời, nhìn người đầy tinh thần nhân đạo của Nam Cao:

 07:34 26/04/2017

Nhà văn Nam Cao đã từng lấy lời của Francois Coppee (1842 - 1908), nhà văn, nhà thơ Pháp làm đề từ cho truyện ngắn Nước mắt của mình: “Người ta chí xấu xa, hư hỏng trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ, và nước mắt là một miếng kính biển hình vũ trụ”. Rồi trong truyện ngắn Lão Hạc, Nam Cao lại viết: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhân, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương...
Phân tích tính cách nhân vật Xuân tóc đỏ trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.

Phân tích tính cách nhân vật Xuân tóc đỏ trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.

 07:27 26/04/2017

Có ai ngờ một cái tên Xuân bình thường kết hợp với hai chữ “tóc đỏ” cũng bình thường lại trở thành tên gọi nổi tiếng của một kiểu người trong xã hội, đưa đến sự bất tử cho một tác phẩm có thể làm vinh quang cho bất kì nền, văn học nào: tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.
Cảm nhận của anh (chị) sau khi đọc truyện “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam (Bài 3)

Cảm nhận của anh (chị) sau khi đọc truyện “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam (Bài 3)

 07:25 26/04/2017

Có một thời, lối “tư duy từ điển” đã làm bó tay không ít người nghiên cứu văn học Việt Nam, đẩy họ đến tình trạng lay hoay trong “cái rọ” của khái niệm. Dựa vào khái niệm, người ta khảo cứu văn chương như một thực thể bị chia cắt một cách siêu hình thành những dòng, những khuynh hướng khác nhau. Khi đem những tiêu chỉ của chủ nghĩa hiện thực phê phán qui chiếu vào văn học 1930 - 1945 sẽ dễ thấy nổi lên tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan... còn nhiều sáng tác của Thanh Tịnh, Thạch Lam... Như bị lùa vào cái dòng lãng mạn (mà lãng mạn trong cái dân tộc lầm than thì không thể tha thứ!). Tuy nhiên, lịch sử bao giờ cũng mang tính khách quan của nó, “tư duy mới” đã gạt bỏ những hướng đi duy lí chủ quan, để tuy chậm, song chưa muộn, mấy năm gần đây Thạch Lam và một số “danh bút” của một thời văn chương được khẳng định trở lại.
Cảm nhận của anh (chị) sau khi đọc truyện “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam (Bài 2)

Cảm nhận của anh (chị) sau khi đọc truyện “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam (Bài 2)

 07:12 26/04/2017

Nếu để ý kỹ thấy có một điều rất lạ: Trong các văn phẩm Thạch Lam, bóng tối hiện diện tràn lan với tất cả các sắc độ đậm nhạt khác nhau của nó. Hãy chưa kể đến Hai đứa trẻ, ở rất nhiều câu chuyện, và có thể nói là hầu hết, bóng tối lại cứ có mặt, cứ lại thấy các nhân vật âm thầm trong bóng tối cả. Tối ba mươi. Trong bóng tối buổi chiều, toàn bóng tối đã hắn rồi! Ở những truyện khác, bằng một cách hết sức tự nhiên, các nhân vật của Thạch Lam thể nào cũng lại có lúc ăn nói, nghĩ ngợi, đi về trong bóng tối (Người lính cũ, Đói, Người đầm, Tiếng chim kêu, Cô hàng xén.,.); hoặc trong bóng tối ở một sắc độ nhẹ hơn là những bóng rợp (Dưới bóng hoàng lan), bóng trăng (Nhà mẹ Lê), bóng đèn (Người bạn trẻ) v.v... Nếu nhìn sang các nhà văn khác cùng thời, đương nhiên nhiều khi họ cũng dùng khung cảnh đêm tối, nhưng rõ ràng là không nhiều, Vả lại đêm tối của họ chỉ thuần là việc tuân theo thời gian tự nhiên, chảy trôi tuần tự hết ngày sang đêm, là chuyện thường tình, không hàm một nghĩa gì đặc biệt. Ví như Nam Cao chẳng hạn, ngoài chuyện trăng sáng, Nửa đêm — thời gian không gian đêm chỉ có ý nghĩa vật lý - còn lại hầu hết các truyện các, câu chuyện cứ xảy ra ngang nhiên giữa thanh thiên bạch nhật, các nhân vật cứ cọ sát, sôi sục, căng thẳng, nhức nhối, quyết liệt. Vậy thì bóng tối trong văn Thạch Lam hẳn là có duyên cớ và mang một ý nghĩa gì đặc biệt...
Cảm nhận của anh (chị) sau khi đọc truyện “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam (Bài 1)

Cảm nhận của anh (chị) sau khi đọc truyện “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam (Bài 1)

 07:09 26/04/2017

Không hiểu sao, cứ mỗi lần đọc xong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, gấp trang sách lại rồi, dường như tôi vẫn âm vang tiếng trống thu không, cái tiếng trống phát ra “trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều”. Tiếng trống ấy vốn là thứ âm thanh bình thản để báo giờ khắc. Nhưng trong câu văn Thạch Lam nó không còn dửng dưng, bình thản nữa. Trong buổi chiều quê “êm ả như ru”, trong khung cảnh “phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đảm mây ánh hồng như hòn than sắp tàn” thì tiếng trống vang lên tha thiết như một tiếng gọi, thức dậy ở cảnh vật, ở lòng người cảm giác bâng khuâng. Và trong buổi chiều quê tĩnh lặng ấy nó như vang xa hơn, lay động lòng người nhiều hơn. Nguyễn Tuân có nói rằng, với ông khó nhất khi viết truyện là tạo được một không khí nào đó. Khi tạo được rồi thì mạch truyện cứ thế mà tuôn chảy. Thạch Lam, với tiếng trống thu không thể bắt đầu câu chuyện về những con người bé nhỏ, đã tạo được một không khí riêng, một mạch nhịp riêng cho thiên truyện của mình.
Nhận xét về đặc điểm truyện ngắn của Thạch Lam, nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng: “Nhiều truyện ngắn của Thạch Lam không có chuyện mà man mác như một bài thơ (...) đem đến cho người đọc một cái gì nhẹ nhõm, thơm lành mát dịu”.

Nhận xét về đặc điểm truyện ngắn của Thạch Lam, nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng: “Nhiều truyện ngắn của Thạch Lam không có chuyện mà man mác như một bài thơ (...) đem đến cho người đọc một cái gì nhẹ nhõm, thơm lành mát dịu”.

 07:00 26/04/2017

Anh (chị) hãy chứng minh ý kiến trên.

Trong vườn hoa văn học Việt Nam xuất hiện nhiều bông hoa tươi đẹp. Chen giữa những đóa hoa rực rỡ muôn hồng ngàn tía có một loài hoa thanh khiết sắc hương hoa mộc. Đọc văn Thạch Lam, người ta nhận thấy mùi hương hoa mộc tha thiết, dịu dàng đưa hồn người đắm chìm trong những cảm xúc mênh mông, chan chứa tình thương. Đúng như lời nhận định của nhà văn Nguyễn Tuân: “Nhiều truyện ngắn Thạch Lam không có truyện mà man mác như một bài thơ, (...), đem đến cho người đọc một cái gì nhẹ nhõm, thơm lành và mát dịu”.
Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

 06:57 26/04/2017

Cái đẹp hay cái xấu là những khái niệm thường được nhắc tới trong cuộc sống của con người. Nhà văn là con người có cách kết tụ chúng lại thành những mảnh đậm, gây ấn tượng mạnh. Trong truyện ngắn của mình, với hình ảnh nhận vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã tập trung được gần như hoàn thiện những vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết đã và đang tản mạn trong cuộc đời.
Hãy phân tích giá trị tư tưởng và nghệ thuật của đoạn truyện tả cảnh nhân vật Huấn Cao “cho chữ” trong buồng giam (truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân). Vì sao nói được rằng đó là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có.

Hãy phân tích giá trị tư tưởng và nghệ thuật của đoạn truyện tả cảnh nhân vật Huấn Cao “cho chữ” trong buồng giam (truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân). Vì sao nói được rằng đó là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có.

 06:55 26/04/2017

Chữ người tử tù là một truyện ngắn đẹp và hay hơn cả trong tập truyện Vang bóng một thời (1940) của Nguyễn Tuân viết trước Cách mạng tháng Tám. Đoạn cuối tả nhân vật Huấn Cao cho chữ trong buồng giam là giai đoạn giàu giá trị tư tưởng và nghệ thuật.
Phân tích vẻ đẹp hình tượng của nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. (Dàn bài)

Phân tích vẻ đẹp hình tượng của nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. (Dàn bài)

 06:51 26/04/2017

1. Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa - khí phách. Ngay từ trước cách mạng tháng Tám, ngòi bút ấy đã biết hướng thiện, hướng mĩ để tìm ra và lưu giữ lại cho đời những vẻ đẹp của một thời vang bóng. Trong nhiều vẻ đẹp của Vang bóng một thời xuất bản năm 1940, nói lên một vẻ đẹp chói lòa, rực rỡ, vẻ đẹp của hìnn tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù nổi tiếng của ông.
Bình giảng khổ đầu “Tống biệt hành” để làm sáng tỏa đó là cuộc chia li của ai với ai.

Bình giảng khổ đầu “Tống biệt hành” để làm sáng tỏa đó là cuộc chia li của ai với ai.

 06:50 26/04/2017

Biệt li luôn là nỗi đau khổ lớn nhất của con người. Trong kho tàng thi ca của nhân loại đã có rất nhiều bài viết về đề tài tống biệt như:

“Đừng là thuyền trên sông
Thuyền chở người li biệt
Đừng làm trăng trên sông
Trăng chiếu người biệt li”
Phân tích hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.

Phân tích hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.

 07:08 25/04/2017

Nguyễn Đình Chiểu là một thi sĩ mù nhưng tấm lòng ông rất sáng. Khi giặc Pháp xâm lược Nam Bộ, ông không thể theo các nghĩa sĩ để đánh Tây, nhưng ông vẫn theo dõi thời cuộc, chiến sự. Ông sáng tác thơ văn ca ngợi các lãnh tụ và nghĩa quân, ca ngợi các nghĩa sĩ đã vì nghĩa lớn anh dũng đánh Tây. Ông tỏ lòng thương tiếc những người anh hùng vô danh đã hi sinh cho Tổ quốc. Bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" là một kiệt tác của ông, là đỉnh cao tư tưởng, tình cảm, nghệ thuật trong văn nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu. Với bài văn tế này, lần đầu tiên trong nền văn học nước nhà, hình ảnh người nông dân đứng lên đánh giặc bảo vệ đất nước hiện lên sừng sững như một tượng đài nghệ thuật mang tính chất bi tráng về người nông dân yêu nước chống ngoại xâm.
Cảm nhận về tác phẩm Mộ (chiều tối) của Hồ Chí Minh

Cảm nhận về tác phẩm Mộ (chiều tối) của Hồ Chí Minh

 06:43 25/04/2017

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết , lò than đã rực hồng.

Trong thời gian bị tù ở Quảng Tây (Trung Quốc) , Bác Hồ bị giải qua nhiều nhà lao. Không thể nói hết những nỗi gian khổ dọc đường giải tù , nhưng Bác ít nhắc đến nỗi khổ ải đó mà nếu có nhắc đến một vài sự việc trên đường giải tù thì Người pha giọng châm biếm, hài hước , tự trào. Bác cảm thấy có thi hứng trên đường giải t , nhiều đề tài thơ đã được phát hiện và nhiều bài thơ hay đã được lưu lại trong "Nhật kí trong tù". Bài thơ "mộ" (Chiều tối) là một bài thơ đặc sắc, tưởng như không phải là thơ của tù nhân Hồ Chí Minh mà là một bài thơ của thời thịnh Đường.
Nhiều ý kiến cho rằng chữ "hồng” là nhãn tự bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh. Anh (chị) có đồng ý như vậy không? Hãy nêu ý kiến của mình, phân tích để làm sáng tỏ.

Nhiều ý kiến cho rằng chữ "hồng” là nhãn tự bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh. Anh (chị) có đồng ý như vậy không? Hãy nêu ý kiến của mình, phân tích để làm sáng tỏ.

 06:31 25/04/2017

Trong thơ xưa, đặc biệt là thơ Đường luật, nhất là thể tứ tuyệt, thường có nhãn tự (chữ mắt) như là điểm sáng, cái “thần”, linh hồn của bài thơ. Người ta thường nhắc đến chữ “sầu” trong bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu. Nếu chữ “sầu” đọng lại một nỗi buồn mênh mang, sâu lắng trong thi phẩm đời Đường, thì chữ “hồng” lại sáng lên một ngọn lửa ấm nóng trong bài thơ Chiều tối của nhà thơ cộng sản Hồ Chí Minh trên đường giải tù qua một xóm núi hẻo lánh:
Phân tích bài Mộ (Ngục trung nhật kí) của Hồ Chí Minh

Phân tích bài Mộ (Ngục trung nhật kí) của Hồ Chí Minh

 06:25 25/04/2017

Hồ Chí Minh bị bắt ngày 19 - 8 - 1942 tại phố Túc Vinh thuộc trấn Thiên Bảo, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sau đó, chính quyền Tưởng Giới Thạch giải Người ngược trở lại phía biên giới để giam giữ tại nhà ngục huyện Tĩnh Tây ; đúng ngày quốc khánh Trung Hoa cũ (10-10), Hồ Chí Minh lai bị bắt giam Thiên Bảo ngục". Trên đoạn đường dưới 100 km từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo, Người phải đi bộ trong hai ngày. Tuy vậy, Hồ Chí Minh vẫn tức cảnh sinh tình, sáng tác ba bài thơ : “Tẩn lộ" (Đi đường); “Mộ” (Chiều tối); “Dụ túc Long Tuyền" (Đêm ngủ ở Long Tuyền); đó là chưa kể đến bài : “Sơ dáo Thiên Bản ngục” (Mới đên nhà lao Thiên Bảo). Trong các bài thơ sáng tác trên chặng đường này, bài “Mộ" được xem là áng thơ tuyệt bút.
Cảm nhận về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

Cảm nhận về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

 06:25 24/04/2017

"Trời hỡi, nhớ ai cho khỏi đói,
Gió trăng có sẵn, làm sao ăn
Làm sao giết được người trong mộng
Để cho duyên kiếp khỏi phũ phàng”.

Hàn Mặc Tử yêu Hoàng Cúc, một thiếu nữ xinh đẹp ở thôn Vĩ Dạ - Huế. Phải xa cách. Rồi lâm bệnh. Hoàng Cúc gửi thơ, gửi anh vào Quy Nhơn thăm Hàn Mặc Tử. Đọc thư, xem ảnh người tinh, quá xúc động, Hàn Mặc Tư lật tấm ảnh Hoàng Cúc đề thơ Đây thôn Vĩ Dạ” rồi gửi ra Huế cho Hoàng Cúc. Khoảnh khắc kì diệu của tâm hồn thi nhân đã để lại cho đời một bài thơ bất tử.
Ý nghĩa sâu sắc của việc Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử từ” của Nguyễn Tuân.

Ý nghĩa sâu sắc của việc Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử từ” của Nguyễn Tuân.

 06:20 24/04/2017

Tôi muốn gọi phút giây ấy là phút giây xanh, lời khuyên ấy là những tiếng lòng còn xanh mãi – lời khuyên của người tử tù sau khi cho chữ quản ngục, “trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà” nơi “buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Bởi làm sao không xúc động, không trân trọng những lời tâm huyết như thế này:
Có ý kiến cho rằng: “Tập quán xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà, và kết cục biến thành một ông chủ nhà khó tính”. Hãy bình luận ý kiến trên.

Có ý kiến cho rằng: “Tập quán xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà, và kết cục biến thành một ông chủ nhà khó tính”. Hãy bình luận ý kiến trên.

 00:25 24/04/2017

Trong thực tế cuộc sống, con người luôn có những thói quen, tập quán sống. Bên cạnh những tập quán, thói quen tốt, con người còn có những tập quán, thói quen xấu. Những thói quen xấu có sức quyến rũ, lôi cuốn ghê gớm đối với con người. Nếu không tự chủ được bản thân, dần dần từng bước ta sẽ bị chi phối, ràng buộc trong mọi ý nghĩ và hành động bởi những tập quán xấu. Những thói quen, tập quán xấu sẽ ảnh hưởng không tốt tới tư cách đạo đức, thậm chí còn nguy hại tới sức khỏe và tính mạng của bản thân, làm ảnh hưởng xấu cho gia đình và xã hội. Có ý kiến cho rằng: “Tập quán xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành một ông chủ nhà khó tính”.
Dân tộc ta có truyền thông tôn sư trọng đạo. Em hiểu gì về truyền thống đó và cho biết trong cuộc sống hiện nay truyền thống đó được kế thừa và phát huy như thế nào?

Dân tộc ta có truyền thông tôn sư trọng đạo. Em hiểu gì về truyền thống đó và cho biết trong cuộc sống hiện nay truyền thống đó được kế thừa và phát huy như thế nào?

 00:24 24/04/2017

Dân tộc ta có truyền thông tôn sư trọng đạo. Đó là một truyền thống tốt đẹp của một dân tộc văn hiến và hiếu học. Từ xa xưa đã có câu ca:

Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Bình luận câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách” (Bài hay nhất)

Bình luận câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách” (Bài hay nhất)

 00:23 24/04/2017

Từ ngàn xưa, với tinh thần trọng tình trọng nghĩa, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, dân tộc ta đã truyền tụng câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”. Câu tục ngữ là sự kết tinh, hun đúc mối quan hộ tốt đẹp giữa con người với con người, mối quan hệ tương thân tương ái, trợ giúp, thấu hiểu, đùm học lẫn nhau trong cơn hiểm nguy, hoạn nạn. Trải bao thời gian, tinh thần ấy, mối quan hệ từ hình ảnh ấy, đã trở thành nền tảng vững chắc trong cộng đồng xã hội chúng ta. Sự nhân ái ở đây gắn với một việc làm cụ thể, hành động cụ thể. Nhân ái chính là đùm bọc, cưu mang, cùng nhau vượt qua khốn khó, bần hàn.
Tục ngữ có câu: “Uống nước nhớ nguồn”. Hãy giải thích ý nghĩa và xét câu tục ngữ trên trong mối quan hệ với gia đình, xã hội.

Tục ngữ có câu: “Uống nước nhớ nguồn”. Hãy giải thích ý nghĩa và xét câu tục ngữ trên trong mối quan hệ với gia đình, xã hội.

 00:23 24/04/2017

Một đặc điểm của tục ngữ là thường đưa ra những bài học lớn về cuộc sống, con người, xã hội bằng những hình ảnh rất gần gũi, cụ thể, trong đời sống. Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là một bài học về tình nghĩa, thuỷ chung, sống có trước có sau, luôn nhớ về nguồn cội.
Bình giảng “Tống biệt hành” của Thâm Tâm (Bài 3)

Bình giảng “Tống biệt hành” của Thâm Tâm (Bài 3)

 09:30 22/04/2017

Rung động sâu xa về cuộc chia tay da diết và đằm thắm tình đời, tình người đã thôi thúc nhà thơ Thâm Tâm viết bài thơ Tống biệt hành. Bởi thế mà giọng thơ như gợi nhớ về những điều gì đã xa của quá khứ, để lại trong lòng người những ấn tượng khôn nguôi.
Bình giảng “Tống biệt hành” của Thâm Tâm (Bài 2)

Bình giảng “Tống biệt hành” của Thâm Tâm (Bài 2)

 09:23 22/04/2017

Bài thơ mở đầu bằng câu hỏi như tiếng thì thầm, băn khoăn ngạc nhiên nhưng kì thực là tâm trạng buồn tê tái của người đưa tiễn:

Đưa người ta không đưa qua sông,
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt,
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Bình giảng “Tống biệt hành” của Thâm Tâm

Bình giảng “Tống biệt hành” của Thâm Tâm

 09:20 22/04/2017

Thơ mới chỉ có hai cuộc tiễn đưa đặc biệt: một của Thế Lữ - “Giây phút chạnh lòng” và một nửa của Thâm Tâm – “Tống biệt hành”. Còn thì chỉ là những cuộc biệt ly thông thường, cuộc chia tay giữa người tình với người tình, giữa người thân với người thân. Thương nhớ chỉ quẩn quanh nơi những không gian xa cách, những mối tình phôi pha...
Phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử (Bài 6)

Phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử (Bài 6)

 09:14 22/04/2017

Hàn Mặc Tử đã có những phút giây chắt lọc, đã thăng hoa từ nỗi đau của tâm hồn mình để viết lên những bài thơ tuyệt bút. Và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ đã được ra đời ngay trong những phút giây tuyệt diệu ấy. Ở bài thơ, cái tình mặn nồng trong sáng đã hòa quyện với thiên nhiên tươi đẹp, mối tình riêng đã ở trong mối tình chung mà hồn thơ vẫn đượm vẻ buồn đau.
Bình giảng bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận

Bình giảng bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận

 08:18 22/04/2017

Phong trào thơ mới qua đi đã để lại cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm có giá trị. Tràng giang của Huy Cận mang vào trong thơ ca giai đoạn này một hơi thở riêng, độc đáo, một phong cách riêng, vẻ đẹp riêng, và vì thế, Tràng giang vẫn còn “chảy” mãi cho đến tận bây giờ và mai sau.

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây