Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Lớp 11 - Trang 4

Lớp 11

Phân tích bài thơ: Thăng Long thành hoài cổ

Phân tích bài thơ: Thăng Long thành hoài cổ

 10:32 23/01/2018

Bà Huyện Thanh Quan chỉ để lại cho đời mấy bài thơ Nôm Đường luật mà gây ấn tượng suốt mấy trăm năm nay, và còn hứa hẹn trường tồn. Điều gì đã tạo ra sức hấp dẫn kì lạ của thơ Bà Huyện Thanh Quan? Có lẽ là bằng ngôn ngữ trác tuyệt, bằng thi pháp độc đáo, nữ sĩ đã phô diễn những điều bí ẩn trong tâm hồn hoài cổ của bà.
Phân tích bài thơ: Sở Kiến Hành của Nguyễn Du

Phân tích bài thơ: Sở Kiến Hành của Nguyễn Du

 05:46 19/01/2018

“Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
(Kiều - Nguyễn Du)

Đấy là tuyên ngôn về phương pháp sáng tác của Nguyễn Du. “Những điều trông thấy” là tất cả sức mạnh của thi phẩm Nguyễn Du. Vì con mắt nhìn thấu cả sáu cõi của thi nhân cũng là tấm lòng yêu thương mênh mông của thi nhân đối với con người, với nhân loại. Trong chuyến đi sứ Trung Quốc, Nguyễn Du đã nhìn thấy nhiều điều đau lòng, nhà thơ đã ghi lại trong bài “Sở kiến hành” (bài hành những điều trông thấy), không hoa mĩ mà kinh động lòng người.
Phân tích bài thơ: Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan

Phân tích bài thơ: Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan

 09:28 18/01/2018

“Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
(Qua đèo Ngang)

“Nhớ nước” – “Thương nhà” là hai dòng tình cảm sâu sắc của Bà Huyện Thanh Quan. “Nhớ nước”, bà có bài thơ “Thăng Long thành hoài cổ”, “Thương nhà”, bà có bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà”. Dưới triều Tự Đức, bà được mời về kinh nhậm chức Cung trung giáo tập để dạy các công chúa, cung phi. Sống trong cung đình, nhưng bà tự coi mình như kẻ “lữ thứ”, tấm lòng của bà luôn luôn hướng về chốn “Chương Đài”. Tâm sự thương nhà của bà được diễn tả một cách tài hoa trong bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà”:
Phân tích bài thơ Tự tình (I) của Hồ Xuân Hương

Phân tích bài thơ Tự tình (I) của Hồ Xuân Hương

 03:44 17/01/2018

Hồ Xuân Hương có ba bài thơ Tự tình. Những bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương thuộc dòng thơ trữ tình thuần khiết, cũng dữ dội nhưng không có yếu tố trào lộng, dục và tục. Sau những hành vi bỡn cợt, châm biếm, sau những tiếng cười phá phách, nữ sĩ đa tình này lại trở về với cõi lòng tịch mịch của chính mình. Ngay cả trong những dòng tâm tư sầu thảm, oán hờn này, chúng ta cũng nhận ra tài hoa và bản lĩnh của một người đàn bà tuyệt vời.
Phân tích bài thơ: Mời Trầu của Hồ Xuân Hương

Phân tích bài thơ: Mời Trầu của Hồ Xuân Hương

 10:30 16/01/2018

“Mời Trầu” là phong tục giao tiếp của người Việt xưa. “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, nếp văn hóa giao tiếp này đã được phản ánh sâu đậm trong thơ ca dân gian, đặc biệt là trong quan hệ lứa đôi nam nữ.
Nỗi sầu oán của người cung nữ

Nỗi sầu oán của người cung nữ

 10:25 13/01/2018

Nguyễn Gia Thiều (1741 – 1798) là nhà văn lớn của thế kỉ XVIII. Xuất thân từ một gia đình quý tộc thuộc dòng dõi Chúa Trịnh, Nguyễn Gia Thiều tận mắt chứng kiến sự suy tàn, sụp đổ của chế độ phong kiến, cuộc sống xa hoa trụy lạc của vua chúa đương thời. Từ thực tế bi thương của những người cung nữ, Nguyễn Gia Thiều đã viết “Cung oán ngâm khúc”. Khúc ngâm 356 câu song thất lục bát là nỗi oán sầu ngút trời của người cung nữ, là tiếng lòng của thi nhân phản kháng lại chế độ cung tần tàn nhẫn trong chế độ phong kiến đương thời.
Phân tích bài thơ: Chạy giặc (Bài 2)

Phân tích bài thơ: Chạy giặc (Bài 2)

 04:11 20/12/2017

Có những tác phẩm văn chương bất tử khi nó trở thành chứng nhân lịch sử, nó gắn liền với nỗi vui, buồn của một dân tộc. Bài thơ “Chạy giặc” là một bài thơ mang ý nghĩa như vậy.
Phân tích bài thơ: Chạy giặc

Phân tích bài thơ: Chạy giặc

 03:48 20/12/2017

“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ đàn chim dáo dát bay.
Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này?”
Phân tích đoạn thơ Lẽ Ghét Thương của Nguyễn Đình Chiểu

Phân tích đoạn thơ Lẽ Ghét Thương của Nguyễn Đình Chiểu

 03:43 20/12/2017

“Lẽ ghét thương” trích trong “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ lỗi lạc của đất Đồng Nai – Gia Định trong thế kỉ XIX. Trích đoạn thơ này dài 32 câu thơ từ câu 473 đến câu 504 của “Truyện Lục Vân Tiên”. Qua lời nhân vật ông Quán nói về lẽ ghét và tình thương, Nguyễn Đình Chiểu bày tỏ một tấm lòng, một lí tưởng sống cao đẹp: lo đời, thương dân, kính phục những kẻ sĩ đức trọng tài cao, ghê tởm và khinh bỉ những tên bạo chúa, hại dân, hại nước.
Lẽ ghét thương - những lời thơ tâm huyết về nỗi ghét, tình thương trong nhân bản

Lẽ ghét thương - những lời thơ tâm huyết về nỗi ghét, tình thương trong nhân bản

 02:54 20/12/2017

Lẽ ghét thương là lời tâm huyết của Nguyễn Đình Chiểu về nỗi ghét, tình thương trong nhân bản
Em có suy nghĩ gì trước hiện tượng: giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật dẹp.

Em có suy nghĩ gì trước hiện tượng: giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật dẹp.

 22:17 08/10/2017

Ông bà ta thường có câu: “Trời sinh voi, trời sinh cỏ”. Cuộc đời không tuyệt đường sống của ai bao giờ. Hiện tượng những cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp giữa một vùng khô cằn sỏi đá, là một hiện tượng bình thường, ít ai chú ý, nhưng lại mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc mà chúng ta phải suy ngẫm mới thực sự thấu hiểu.
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí yếu thì thế nước yếu, rồi xuống thấp

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí yếu thì thế nước yếu, rồi xuống thấp

 03:28 08/10/2017

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí yếu thì thế nước yếu, rồi xuống thấp” (Thân Nhân Trung). Từ ý kiến trên, hãy trình bày ý kiến của anh/chị về việc rèn luyện tài, đức và trách nhiệm với quốc gia của mỗi con người.
Tuổi trẻ học đường trước vấn đề tai nạn giao thông

Tuổi trẻ học đường trước vấn đề tai nạn giao thông

 03:27 08/10/2017

Cuộc chiến tai nạn giao thông - không ai là người ngoài cuộc!

Tai nạn giao thông đã và đang là vấn đề nóng hổi cũng là mảng tối trong bức tranh giao thông đòi hỏi cả xã hội phải có một cuộc chiến thực sự với nó. Đi khắp các nẻo đường, khẩu hiệu An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà như là lời nhắc nhở cũng là lời cảnh báo với những người tham gia giao thông hãy chấp hành nghiêm túc luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho mọi người.
I Love You

Tại một thành phố ở nước ngoài, người ta xây dựng một tấm bảng lớn trên đó ghi dòng chữ: “I love you”. Em nghĩ gì về điều này?

 03:24 08/10/2017

Cuộc sống hạnh phúc là khi con người ta yêu thương và được yêu thương. Thiếu tình yêu, Trái Đất này sẽ chìm trong đau thương, thù hận. Tại một thành phố ở nước ngoài, người ta xây một tấm bảng lớn, trôn đó có ghi dòng chữ “I love you” – nghĩa là “Tôi yêu bạn”. Phải chăng một khi tình yêu luôn hiện diện xung quanh chúng ta, cuộc sống sẽ thú vị hơn và tràn đầy hạnh phúc?
Suy nghĩ và bình luận câu nói của Bo-ke: “Con người không cảm nhận được bóng tối sẽ không bao giờ nhìn thấy ánh sáng”

Suy nghĩ và bình luận câu nói của Bo-ke: “Con người không cảm nhận được bóng tối sẽ không bao giờ nhìn thấy ánh sáng”

 03:21 08/10/2017

Một ngày nọ, Bóng Tối tìm gặp Ánh Sáng, buồn rầu hỏi:

- Ánh Sáng à! Có phải tôi xấu xa, đáng ghét lắm không? Tại sao mọi người đều căm ghét tôi, tránh xa tôi, đẩy lùi tôi khỏi cuộc sống của họ? Tôi không xứng đáng sống trên đời sao?
Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết

Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết

 03:20 08/10/2017

Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau:
“Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”
(Cô-phi An-nan, Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS).
Phải chăng thiên tài là do thiên bẩm?

Phải chăng thiên tài là do thiên bẩm?

 03:15 08/10/2017

Trên thế giới không ai là không biết đến những cái tên như: Mô-da, Lê-ô-na đờ Vanh-xi, An-đéc-xen hay Niu-tơn,... bởi những tên tuổi đó gắn liền với những bản giao hưởng, tác phẩm nghệ thuật, công trình nghiên cứu, phát minh... tuyệt vời, vĩ đại, có một không hai trên thế giới. Để có ngày đứng trên bục vinh quang của nhân loại, dưới ánh sáng chói lọi của thành công những con người kì tài, hiếm hoi ấy đã phải làm những gì? Phải chăng tài năng của họ là do thiên phú?
Ý kiến của anh (chị) về lời khuyên: “Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể” (Ngạn ngữ)

Ý kiến của anh (chị) về lời khuyên: “Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể” (Ngạn ngữ)

 03:14 08/10/2017

Ước muốn và hiện thực, khát vọng và khả năng là các mặt đối lập luôn luôn đồng thời đặt ra trước suy nghĩ và hành động của con người. Ước muốn thường cao hơn hiện thực, khát vọng thường lớn hơn khả năng vậy phải giải quyết mối quan hệ giữa ước muốn và hiện thực, khát vọng và khả năng như thế nào đây. Ngạn ngữ thì khuyên ta “Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể”.
Bàn về tiền tài và hạnh phúc

Bàn về tiền tài và hạnh phúc

 03:12 08/10/2017

Hiểu một cách đơn giản thì “tiền tài” ở đây là tiền bạc, là của cải vật chất nói chung; còn “hạnh phúc” là chỉ sự sung sướng về tinh thần trong cuộc sống. Điều đó có nghĩa là để có được một cuộc sống tốt đẹp thì buộc mỗi con người phải có được: tiền tài và hạnh phúc.
Trong mắt người khác bạn có thể thất bại vài ba lần, nhưng với bản thân bạn không được phép trở nên mềm yếu, vì đấy là sự thất bại thảm hại nhất

Trong mắt người khác bạn có thể thất bại vài ba lần, nhưng với bản thân bạn không được phép trở nên mềm yếu, vì đấy là sự thất bại thảm hại nhất

 03:10 08/10/2017

Anh (chị) hãy bình luận câu nói sau:
"Trong mắt người khác bạn có thể thất bại vài ba lần, nhưng với bản thân bạn không được phép trở nên mềm yếu, vì đấy là sự thất bại thảm hại nhất".
(Trích Lời cỏ cây - Bàn về thân phận con người trong cuộc đời, Márai Sádor)
Nghị luận về lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh thanh lịch.

Nghị luận về lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh thanh lịch.

 07:30 07/10/2017

Đề thi học sinh giỏi Văn quốc gia của Trung Quốc có câu: “Một câu nói cửa miệng của người dân Trung Quốc”. Tôi đã may mắn được lắng nghe trên đài một bài văn xuất sắc trong kì thi ấy. Và bạn có biết học sinh đó đã viết về câu nói gì không? Đó chính là câu hỏi: “Ăn cơm chưa đấy?”. Từ một lời chào hỏi xã giao bình thường mà học sinh đó đã khái quát được cả quá trình lịch sử, phát triển của xã hội Trung Quốc, giải thích được cội nguồn, ý nghĩa và sự tồn tại của câu nói “Ăn cơm chưa đấy?” trong văn hóa giao tiếp. Nó không chỉ là lời chào hỏi lịch sự, gần gũi mà còn thể hiện khát khao no đủ, hạnh phúc muôn đời của người dân Trung Quốc. Còn tôi, trước đề bài: “Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh thanh lịch” tôi đã suy nghĩ rất nhiều về hai tiếng “Cảm ơn!”.
Trình bày quan điểm của anh chị về nội dung câu ngạn ngữ: “Không có nghề nào hèn cả chỉ có những kẻ hèn mà thôi”.

Trình bày quan điểm của anh chị về nội dung câu ngạn ngữ: “Không có nghề nào hèn cả chỉ có những kẻ hèn mà thôi”.

 07:29 07/10/2017

Thói thường, con người ta hay có thành kiến sai lầm, phân biệt nghề cao quý với nghề thấp kém, trọng nghề trí thức, khinh nghề chân tay. Để cảnh báo thái độ đó, phương Tây có câu ngạn ngữ: “Không có nghề nào là hèn cả, chỉ có những kẻ hèn mà thôi”.
Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về “Bệnh vô cảm” trong xã hội hiện nay.

Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về “Bệnh vô cảm” trong xã hội hiện nay.

 07:28 07/10/2017

Đã bao lần tôi nghe chuyện kể rằng: có một con chim nhỏ bị thương rơi xuống gốc cây bên đường, và một người thi sĩ đi qua ôm lấy con chim khóc nấc lên. Tiếng khóc và sự rung động với chú chim đáng thương đã hóa thành biểu tượng của tình người, đi vào thơ ca với lời văn thiết tha cao đẹp nhất. Nhưng rồi tôi tự hỏi: Nếu một ngày mai thế gian không còn những con người như chàng thi sĩ nọ, không còn những giọt nước mắt rơi vì một chú chim ven dường, thì thế gian này sẽ khô cằn và lạnh lẽo tình người đến chừng nào? Và thật không hay rằng, chúng ta đang tiến dần đến một kỉ - băng - hà như thế nếu không khắc phục được một chứng bệnh đang ngày càng phổ biến trong xã hội ngày nay - bệnh vô cảm. Đó là thứ quái tật đang đẩy những con người trong xã hội rời xa nhau hơn.
Quan niệm của bạn về hạnh phúc

Quan niệm của bạn về hạnh phúc

 10:48 06/10/2017

Có một cậu bé sống trong trại mồ côi từ nhỏ. Cậu bé luôn có ước mơ rằng mình có thể bay được như những chú chim. Mọi lời giải thích đều chẳng có nghĩa lí gì đối với cậu bé. Cậu ta luôn thắc mắc rằng tại sao mình lại không thể bay cơ chứ trong khi trong vườn thú có những chú chim to hơn cậu nhiều mà chúng vẫn bay được.
Nghị luận về hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ với cộng đồng xã hội

Nghị luận về hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ với cộng đồng xã hội

 10:40 06/10/2017

Đã bao giờ bạn nhìn thấy trẻ em lang thang cơ nhỡ chưa? Tôi chắc chắn là không ít lần bạn gặp hình ảnh đó. Những em bé đánh giày, bán báo, bán nước, bán bánh mì... lang thang trên đường phố, đêm đêm ngủ dưới gầm cầu hay ghế đá công viên. Những trẻ em chạy bàn trong các quán phở, quán bia hơi, cà phê,... có thể bị sa thải bất cứ lúc nào. Những đứa bé làm nghề móc túi ở bến xe, nhà ga, trên tàu hỏa, xe khách, trong chợ hay giữa phố đông,... Những đứa trẻ bán hàng rong lẽo đẽo đi theo khách du lịch, “nửa ăn xin nửa ăn cướp”... Hằng ngày, chúng ta chứng kiến “đội quân” khá đông đảo đó ỏ khắp mọi nơi, chúng có một cái tên chung là trẻ em lang thang cơ nhỡ.
Suy nghĩ của em về tình cảm gia đình

Suy nghĩ của em về tình cảm gia đình

 10:40 06/10/2017

Cuộc đời của mỗi con người là không giống nhau. Cuộc đời bạn thì phải khác cuộc đời tôi. Song, mỗi chúng ta đều có ít nhất một điểm chung là đều có cha, có mẹ và nếu cha mẹ con cái gắn bó với nhau thì đó được gọi là một gia đình. Gia đình là một tế bào của xã hội và sự gắn bó của mỗi con người trong một gia đình có ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành bại của một con người, rộng hơn là của xã hội. Xin nêu ra một câu chuyện:
Bàn về các từ “vui lòng”, “làm ơn”, “xin lỗi”, “cảm ơn” trong giao tiếp, ứng xử

Bàn về các từ “vui lòng”, “làm ơn”, “xin lỗi”, “cảm ơn” trong giao tiếp, ứng xử

 10:39 06/10/2017

“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
(Tục ngữ).

Trong giao tiếp hàng ngày với những người xung quanh, người lịch sự, có văn hóa là người biết dùng những từ “vui lòng”, “làm ơn”, “xin lỗi”, “cảm ơn” khi gặp gỡ chuyện trò hoặc có công chuyện với người ta.
Bớc-na-sô cho rằng: “Vũ trụ có nhiều kì quan nhưng kì quan tuyệt phẩm nhất là trái tim người mẹ”. Ý kiến của anh (chị) về nhận định trên

Bớc-na-sô cho rằng: “Vũ trụ có nhiều kì quan nhưng kì quan tuyệt phẩm nhất là trái tim người mẹ”. Ý kiến của anh (chị) về nhận định trên

 10:38 06/10/2017

Vũ trụ là khoảng không gian bao la, rộng lớn mà tâm hồn mọi con người luôn thỏa sức vẫy vùng, đặt chân đến để chiêm ngưỡng. Dù những kì quan của vũ trụ có nhiều, có đẹp đẽ, vĩ đại, hấp dẫn con người đến mấy, dù có đi đến tận cùng trái đất thì người con vẫn tìm về bên mẹ. Bởi mẹ là kì quan tuyệt phẩm nhất. Và không biết tự khi nào, Bớc-na-sô cho rằng: “Vũ trụ có nhiều kì quan nhưng kì quan tuyệt phẩm nhất là trái tim người mẹ”.
“Kính trọng thầy như kính trọng cha”. Từ lời khuyên trên anh (chị) hãy viết bài văn khoảng 600 chữ bàn về sự kính trọng

“Kính trọng thầy như kính trọng cha”. Từ lời khuyên trên anh (chị) hãy viết bài văn khoảng 600 chữ bàn về sự kính trọng

 10:37 06/10/2017

Muốn sang phải bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.

Cha mẹ sinh ra ta, vất vả nuôi ta khôn lớn. Thầy cô là người truyền cho ta tri thức, dạy ta làm người. Chính vì vậy mà chúng ta phải biết ơn và “Kính trọng thầy như kính trọng cha”. Lời khuyên đó đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.
Suy nghĩ về câu nói của Em-mơ-sơn: “Đời người được đo bằng tư tưởng và hành động, chứ không phải bằng thời gian.”

Suy nghĩ về câu nói của Em-mơ-sơn: “Đời người được đo bằng tư tưởng và hành động, chứ không phải bằng thời gian.”

 05:48 06/10/2017

Đã bao giờ ta tự hỏi ta sống trên đời được bao lâu và làm thế nào để cuộc sống của ta có giá trị. Có ý kiến cho rằng cuộc sống của con người là chuỗi những tháng ngày; con người bằng cách này hay cách khác, chỉ cần đi hết những tháng ngày đó, là đã hoàn thành tốt nhiệm vụ làm người của mình. Thế nhưng, lại có suy nghĩ khác, cho rằng cuộc sống của chúng ta có giá trị hay không, không hẳn tùy thuộc vào thời gian. Đúng như Em-mơ-sơn từng nói: “Đời người được đo bằng tư tưởng và hành động, chứ không do bằng thời gian”

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây