Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Phân tích bài thơ: Chạy giặc

Thứ tư - 20/12/2017 03:48
“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ đàn chim dáo dát bay.
Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này?”
Đừng nói đến cảnh dân chạy giặc vội, mà trước hết hãy chú ý đến “tiếng  súng Tây” rộ lên vào thời điểm tan chợ. Nghĩa là trước lúc súng nổ, chợ búa vẫn họp bình thường. Cuộc sống hoàn toàn thanh bình yên ổn. Lúc tan chợ là lúc bắt đầu sự sum họp của gia đình. Những đứa em ngóng anh chị, con cái đợi cha mẹ, cháu chắt đợi ông bà. Cảnh hạnh phúc đầm ấm đơn sơ sẽ diễn ra ở mọi nhà với những món quà giản dị của chợ vùng quê: củ khoai, tấm bánh đúc ngô, dăm ba gióng mía, mấy nắm bỏng rang trộn mật... Cả nhà sẽ xúm quanh mâm cơm thanh đạm có bát canh chua, khúc cá kho, hay giản dị hơn chỉ có rau tôm nấu với ruột bầu...
 
“Tiếng súng Tây nổ đúng vào lúc đó,
Bất ngờ, đột ngột, dữ dội vô cùng.”

 
Súng Tây thời ấy nổ ghê gớm lắm: “súng giặc đất rền”. Nghe tiếng súng thì bọn giặc đã ở ngay bên cạnh. “Vừa nghe” thế mà cả bàn cờ thế đã hỏng “phút sa tay”. Thất bại ập đến nhanh quá. Thời gian ngắn ngủi càng tăng thêm tính chất đột ngột, bất ngờ, căng thẳng của tình thế. Và vì thế, thay cho cảnh sum họp đầm ấm là cảnh tượng lộn xộn sẻ nghé tan đàn:
 
“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ đàn chim dáo dát bay.”
 
Súng vừa nổ, giặc đã ập đến. Người lớn còn chưa kịp đi chợ về hoặc còn đang ở ngoài đồng. Cho nên hốt hoảng lũ trẻ dắt díu nhau chạy lơ xơ. Đạt chữ “lơ xơ” lên trước chữ “chạy” là rất gợi tả. Dường như ta chỉ nhìn thấy sự rã rời, hốt hoảng sắp kiệt sức của những em bé, rồi sau mới biết là các em chạy. Hình ảnh so sánh đàn chim mất ổ dáo dát với lũ trẻ bỏ nhà chạy lơ xơ thật là đặc sắc. Nhưng cũng phải thấy thêm rằng khi giặc đến, chẳng những con người khốn khổ mà chim muông cũng không được yên ổn. Giặc đến làm đau cả sông núi, đau cả chim muông, đau cỏ cây.
 
Tả chạy giặc, một cuộc chạy vội vã, đột ngột không hề được chuẩn bị, chỉ đặc tả lũ trẻ và bầy chim là rất thành công. Xa hơn cảnh tượng sống động, bối rối, hốt hoảng, lộn xộn của lũ trẻ và bầy chim là sự mất mát, thiệt hại của cả một vùng quê rộng lớn:
 
“Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màn mây.”
 
Của cải bị mất mát, nhà cửa bị thiêu cháy, con cái lạc cha mẹ, và chắc là sẽ không tránh khỏi sự chết chóc đau thương: Đau đớn bấy mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều. Não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ. Giặc đến gieo bao tội ác lên đầu nhân dân. Trước hết là những người dân lành, Dân đen côi cút làm ăn toan lo nghèo khó trong ấp trong làng.
 
Nguyền Đình Chiểu cũng phải chạy giặc và ông thấu hiểu sâu sắc những cảnh đó. Ông cất lên tiếng hỏi và cũng là lời trách móc phê phán những người có chức, có quyền, có trách nhiệm của triều đình:
 
“Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này”
 
Không phải chỉ là một câu hỏi gay gắt và lời phê phán nghiêm khắc những trang dẹp loạn của triều đình. Hình như câu thơ còn là một tiếng khóc nghẹn tràn đầy nước mắt của con người mù lòa hết lòng yêu nước thương dân mà không thể làm gì cho dân trong cơn loạn lạc.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây