Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Lớp 11 - Trang 9

Lớp 11

Phân tích một số bài thơ của phong trào "Thơ mới" thời kì 1930 - 1945 để chứng minh ý kiến sau đây: "Xu hướng lãng mạn chủ nghĩa thể hiện trực tiếp … để diễn tả những khát vọng, ước mơ”.

Phân tích một số bài thơ của phong trào "Thơ mới" thời kì 1930 - 1945 để chứng minh ý kiến sau đây: "Xu hướng lãng mạn chủ nghĩa thể hiện trực tiếp … để diễn tả những khát vọng, ước mơ”.

 21:30 05/12/2016

Thơ ca là thể loại đạt nhiều thành tựu trong quá trình hiện đại hóa văn học từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945. Được giải phóng khỏi tính quy phạm chặt chẽ và hệ thống ước lệ cổ điển, các nhà thơ lãng mạn đã sáng tác nhiều tác phẩm xuất sắc. Chính "Xu hướng lãng mạn chủ nghĩa thể hiện trực tiếp và sâu sắc cái tôi trữ tình tràn đầy cảm xúc, đồng thời phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả những khát vọng, ước mơ". Ta hãy phân tích một số bài thơ của phong trào "Thơ mới" giai đoạn 1930 - 1945 để chứng minh ý kiến trên.
Bình giảng bài thơ “Tràng giang" của Huy Cận.

Bình giảng bài thơ “Tràng giang" của Huy Cận.

 21:20 05/12/2016

Tràng Giang là bài thơ được sông Hồng gợi tứ. Trước cách mạng tôi thường có thú vui vào chiều chủ nhật hằng tuần đi trên vùng Chèm, Vẽ để ngoạn cảnh Hồ Tây và sông Hồng. Phong cảnh sông nước đẹp gợi cho tôi nhiều cảm xúc .Tuy nhiên bài thơ cũng không chỉ do sông Hồng gợi cảm mà còn mang cảm xúc chung về những dòng sông khác của quê hương. Chúng tôi lúc đó có 1 nỗi buồn thế hệ, nỗi buồn không tìm được lối ra nên kéo dài triền miên.
Những đặc điểm về nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám 1945.

Những đặc điểm về nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám 1945.

 21:19 05/12/2016

Xuân Diệu được xem là nhà thơ "mới nhất trong các nhà Thơ mới", đã đóng góp rất nhiều cho văn học Việt Nam hiện đại. Hoạt động văn chương của ông thật đa dạng: sáng tác thơ, truyện, phóng sự, bút kí, viết phê bình, tiểu luận, nói chuyện thơ... Nhưng thành tựu xuất sắc được ưa chuộng nhất của ông là thơ ca với mười lăm tập thơ, được hình thành trong suốt cuộc đời lao động nghệ thuật của tác giả. Ta hãy tìm hiểu đặc điểm về nghệ thuật của Xuân Diệu, đặc biệt là mảng thơ trước Cách mạng tháng Tám 1945.
Nhận định về sự nghiệp và văn chương của Phan Bội Châu, một nhà phê bình văn học viết: “Con người viết văn, con người làm thơ trong Phan Bội Châu … lí tưởng anh  hùng”. Hãy giải thích và chứng minh nhận định trên.

Nhận định về sự nghiệp và văn chương của Phan Bội Châu, một nhà phê bình văn học viết: “Con người viết văn, con người làm thơ trong Phan Bội Châu … lí tưởng anh hùng”. Hãy giải thích và chứng minh nhận định trên.

 23:04 04/12/2016

Có thể nói Phan Bội Châu là linh hồn của các phong trào vận động cách mạng chống thực dân Pháp. Cả đời Phan Bội Châu hi sinh cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vào những thập niên đầu thế kỉ XX. Thơ văn ông là vũ khí tuyên truyền, vận động cách mạng sắc bén, là những lời tâm huyết chứa chan lòng yêu nước. Nhận định về sự nghiệp và văn chương của Phan Bội Châu, một nhà phê bình văn học viết: “Con người viết văn, con người làm thơ trong Phan Bội Châu nhất trí với con người chính trị. Ngòi bút Phan Bội Châu sáng ngời chủ nghĩa yêu nước, lí tưởng anh hùng”.
Mối cảm thu của Nguyễn Khuyến được thể hiện như thế nào qua bài thơ "Thu vịnh".

Mối cảm thu của Nguyễn Khuyến được thể hiện như thế nào qua bài thơ "Thu vịnh".

 22:59 04/12/2016

Giữa thi sĩ và mùa thu như có duyên nợ. Cảm thu không ai bằng thi sĩ. Trong thơ về mùa thu xưa nay, chùm thơ của Nguyễn Khuyến thể hiện mối cảm thu với nhiều nét đặc sắc, đặc biệt là bài Thu vịnh.
Chứng minh tính hiện thực, tính chiến đấu và trữ tình trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

Chứng minh tính hiện thực, tính chiến đấu và trữ tình trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

 22:54 04/12/2016

Thơ văn Đồ Chiểu là kết tinh cao nhất của nền văn học yêu nước sôi sục ở miền Nam vào thời kì bấy giờ. Tính hiện thực trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu rất sâu sắc. Ở giai đoạn trước – cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX – miền Nam đã có một số thơ văn chữ Hán, chữ Nôm của nhóm “Chiêu anh các” Hà Tiên, của nhóm “Gia Định tam gia thi”, của “Bạch Mai thi xã”, nhưng nói chung những tác phẩm này chưa có tiếng vang lớn. Đến khi nổ ra cuộc kháng chiến chống Pháp, thơ văn miền Nam có một bước tiến bộ khổng lồ, đặc biệt là thơ văn chữ Nôm. Nó phản ánh một cách chân thực và sinh động con người Đồng Nai đầy ý chí bất khuất, sôi nổi, chân thành, thẳng thắn, không văn hoa, hình thức. Đặc biệt, Nguyễn Đình Chiểu đã vượt qua được một trở ngại là tính chất hạn chế trong việc miêu tả hiện thực của thơ văn chữ Hán.
Phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ qua bài "Văn tế nghĩa sĩ cẩn Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu.

Phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ qua bài "Văn tế nghĩa sĩ cẩn Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu.

 22:41 04/12/2016

Năm 1859, giặc Pháp đánh chiếm Gia Định. Mấy năm sau, Pháp đánh úp cần Giuộc, một thị trấn cách Gia Định 23km về phía tây nam. Ngày 16 - 12 - 1861, nghĩa quân tậpkích đồn giặc, hi sinh vài mươi người. Nguyễn Đình Chiểu làm bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để truy điệu những nghĩa quân đã hi sinh. Qua bài văn tế này, lần đầu tiên người nông dân Việt Nam đi vào văn học thành văn với tất cả vẻ đẹp và tầm vóc lịch sử có thực của mình.
Giải thích và chứng minh rằng:  “Thơ văn đạo lí của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện đạo làm người trong cuộc đời thường và thơ văn yêu nước của ông thể hiện đạo làm người khi đất nước bị xâm lược”.

Giải thích và chứng minh rằng: “Thơ văn đạo lí của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện đạo làm người trong cuộc đời thường và thơ văn yêu nước của ông thể hiện đạo làm người khi đất nước bị xâm lược”.

 22:33 04/12/2016

Nguyễn Đình Chiểu đã sống trong một thời đại lịch sử "khổ nhục nhưng vĩ đại" nửa sau thế kỷ XIX. Khổ nhục vì giai cấp phong kiến hèn nhát đầu hàng Pháp, các phong trào yêu nước lần lượt bị thất bại. Vĩ đại vì sự quật khởi mãnh liệt của nhân dân ta đưa đến sự kết hợp gắn bó giữa tư tưởng nhân dân với tư tưởng yêu nước của thời đại. Chính điều này đã chắp cánh cho thơ văn Đồ Chiểu: tư tưởng đạo lí truyền thống của nhân dân phát triển thành tư tưởng yêu nước chống xâm lược khi đất nước bị ngoại xâm.
Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.

Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.

 05:19 22/10/2016

“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.

Hình ảnh người nông dân từ lâu đã đi vào những câu ca dao trữ tình, còn thơ văn trung đại hiếm có những tác phẩm bàn về hình tượng này, nhất là những tác phẩm ca ngợi tinh thần chiến đấu dũng cảm của người nông dân. Có thể nói Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là văn bản hay nhất đề cao vẻ đẹp của hình tượng người nông dân Việt Nam.
Phân tích nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao (Bài 2)

Phân tích nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao (Bài 2)

 04:27 10/09/2016

Là một nhà văn hiện thực cho nên Nam Cao không hề tô vẽ những cuộc đời, những số phận của người nông dân. Những nhân vật của ông luôn là những con người bình dị, chân quê và có phần xấu xí. Trong đó có thể kể đến Thị Nở trong truyện ngắn “Chí Phèo” là một người đàn bà xấu xí và dở hơi có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam. Vậy mà người đàn bà ấy lại có khả năng đánh thức con người lương thiện trong hình hài quỷ dữ Chí Phèo. Có lẽ, điều kì diệu ấy chắc chỉ có Thị Nở mới làm được và chắc cũng chỉ có Nam Cao mới có thể biến hóa được.
Phân tích bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính

Phân tích bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính

 03:31 05/09/2016

Với phong cách thơ bình dị, nhẹ nhàng, chân chất; Nguyễn Bính được xem là nhà thơ của đồng nội. Thơ Nguyễn Bính đi sâu vào tâm hồn người đọc bằng chất “quê” đặc biệt, chất “quê” của nông thôn Việt Nam. Tình yêu trong thơ ông rất đỗi ngọt ngào, sâu lắng và dìu dặt như chính con người ông. Bài thơ “Tương tư” rút trong tập “Lỡ bước sang ngang” giãi bày tâm sự thầm kín của một người đang yêu, đang thương nhớ, đang khắc khoải và mong chờ đau đáu.
Phân tích giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Bài 2)

Phân tích giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Bài 2)

 04:16 03/08/2016

Chúng ta thường biết đến Hải Thượng Lãn Ông là một người thầy thuốc thế nhưng ông còn là một nhà văn nữa. Cuộc đời ông sáng tác không nhiều những đã để lại những tác phẩm có giá trị và giàu ý nghĩa. Tiêu biểu đó là tác phẩm vào phủ chúa Trịnh. Có thể nói qua tác phầm ấy giá trị hiện thực được thể hiện rất rõ.
Phân tích giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

Phân tích giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

 04:13 03/08/2016

Lê Hữu Trác (1724 – 1791) tên hiệu là Hải Thượng Lãn ông, quê ở làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương, nay thuộc huyện Yên Mĩ, tĩnh Hưng Yên ông là một danh y lừng lẫy trong lịch sử y học Việt Nam. Ý nguyện lớn nhất của ông là đem tài năng và tâm huyết của mình để cứu người, giúp đời. Danh lợi, phú quý không thể làm cho ông xa rời lí tưởng cao đẹp đó. Sự nghiệp của ông được tập hợp trong bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển, biên soạn trong gần 40 năm, là một công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất thời trung đại ở nước ta.
Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác (Bài 4)

Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác (Bài 4)

 04:10 03/08/2016

Thời xưa những người tài giỏi thì thường chúa ghét vòng danh lợi họ chỉ giúp vua một thời gian rồi về ở ẩn với nhân dân giúp đỡ nhân dân trong cuộc sống hàng ngày. Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu:
Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác (Bài 3)

Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác (Bài 3)

 04:09 03/08/2016

Chúng ta không chỉ biết đến Lê Hữu Trác không chỉ là một nhà nghiên cứu y học nổi tiếng mà chúng ta còn biết đến ông với tư cách là một vị quan triều đình giỏi binh thư võ lược và là một nhà văn tài ba. Ông có biệt danh là Hải thượng lãn ông. Các tác phẩm của ông mang đậm màu sắc của y học nhưng đồng thời nó cũng mang những giá trị văn học tiêu biểu. Thượng kinh kí sự là tập kí sự nổi tiếng trong cuộc đời Lê Hữu Trác. Tác phẩm kể về cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực nhà chúa cũng như những điều mắt thấy tai nghe nhân dịp được chúa Trịnh Sâm triệu vào chữa bệnh. Đoạn trích vào phủ chúa Trịnh không chỉ miêu tả cuộc sống xa hoa ở phủ chúa, mà còn thể hiện rõ nét tâm hồn và nhân cách của vị lương y tài hoa đức độ này.
Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác (Bài 2)

Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác (Bài 2)

 04:07 03/08/2016

Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác không chỉ là một danh y nổi tiếng, mà còn là một tác giả có nhiều tác phẩm văn học có giá trị thời trung đại. Lê Hữu Trác để lại cho đời một sự nghiệp y học đồ sộ, nổi bật hơn cả là bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh được coi là bách khoa toàn thư về y học thế kỉ XVIII. Các tác phẩm của ông không chỉ có giá trị về y học mà còn mang nhiều giá trị văn học sâu sắc vì đã ghi lại cảm xúc chân thật cùng như bộc lộ tâm huyết, đức độ của người thầy thuốc. Thượng kinh kí sự là tập kí sự nổi tiếng trong cuộc đời Lê Hữu Trác.
Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác

Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác

 04:04 03/08/2016

Qua đoạn Vào phủ chúa Trịnh chúng ta đã thấy được khung cảnh giàu có, xa hoa nơi phủ chúa, đồng thời cũng nhận thấy một nhân cách cao thượng trong con người của danh y Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác.
Phân tích tiếng cười châm biếm của Trần Tế Xương qua bài thơ Năm mới chúc nhau

Phân tích tiếng cười châm biếm của Trần Tế Xương qua bài thơ Năm mới chúc nhau

 10:55 26/07/2016

Nói đến Trần Tế Xương, người ta không thể không nghĩ tới ngòi bút châm biếm quyết liệt, dữ dội như những làn roi vun vút quất thẳng vào mặt kẻ thù của ông. Sinh ra, lớn lên và được trực tiếp chứng kiến thời buổi nhiễu nhương, nhan nhản lũ người nhí nhố, ngang nhiên làm những việc bất chính ngay giữa thanh thiên bạch nhật. Thế mà chẳng ai làm gì được. Dường như không kìm được nỗi căm uất và khinh ghét đến tột cùng. Tú Xương ném thẳng tiếng cười châm biếm chua cay vào lũ người nọ ngay vào dịp Tết đón xuân về bằng bài thơ nổi tiếng:
Phân tích đoạn cuối tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa (Bài 2)

Phân tích đoạn cuối tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa (Bài 2)

 10:51 26/07/2016

Nguyễn Minh Châu (1930-1989) là người không ngừng trăn trở về số phận nhân dân và trách nhiệm của nhà văn. Bằng tâm huyết và tài năng, bằng khát vọng chân chính và ý thức được yêu cầu phải đổi mới tư duy văn học, ông đã trở thành “người mở đường tinh anh và tài năng” cho công công cuộc đổi mới văn học nước nhà từ sau năm 1975. “Chiếc thuyền ngoài xa” được Nguyễn Minh Châu sáng tác năm 1983, in lần đầu trong tập “Bến quê” (1985) sau đó được tác giả lấy làm tên chung cho tuyển tập truyện ngắn in năm 1987. Truyện ngắn này là một thể hiện tài năng và bản lĩnh nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong thời kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống đời thường. Đoạn kết tác phẩm đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Phân tích đoạn cuối tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa

Phân tích đoạn cuối tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa

 10:49 26/07/2016

Nguyễn Minh Châu (1930-1989) là người không ngừng trăn trở về số phận nhân dân và trách nhiệm của nhà văn. Bằng tài năng của mình Nguyễn Minh Châu đã viết Chiếc thuyền ngoài xa. Truyện ngắn này là một thể hiện tài năng và bản lĩnh nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong thời kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống đời thường. Đoạn kết tác phẩm đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc đặc biệt là giá trị mà nó mang lại cho chúng ta cho tới tận bây giờ.
Phân tích bài thơ Thu ẩm của Nguyễn Khuyến (Bài 2)

Phân tích bài thơ Thu ẩm của Nguyễn Khuyến (Bài 2)

 10:47 26/07/2016

Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt,
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay hay chả mấy,
Độ năm ba chén đã say nhè.
Phân tích bài thơ Thu ẩm của Nguyễn Khuyến

Phân tích bài thơ Thu ẩm của Nguyễn Khuyến

 10:45 26/07/2016

Thu ẩm có nghĩa là mùa thu uống rượu. Đây là một trong ba bài thơ Nôm nói về mùa thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến: Thu điếu (Mùa thu câu cá), Thu vịnh (Mùa thu làm thơ), Thu ẩm (Mùa thu uống rượu). Chùm thơ này là dáng thu, hồn thu của đồng bằng Bắc Bộ thời xưa. Mỗi bài thơ mang những dáng thu riêng và những nét tâm tình riêng. Thấm đượm vào cảnh vật là tâm trạng băn khoăn, u uất của nhà thơ trước tình cảnh đất nước rơi vào tay giặc.
Phân tích bài Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến. (Bài 2)

Phân tích bài Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến. (Bài 2)

 10:36 26/07/2016

Nguyễn Khuyến là hình mẫu nhà nho chân chính ở giai đoạn cuối cùng của nền Hán học. Theo đuổi nghiệp khoa cử, ra làm quan rồi cáo quan về ở ẩn, cuộc đời lận đận của ông là sự cố gắng giữ mình thanh sạch. Giai đoạn cuối đời là giai đoạn ông mang nhiều tâm sự nhất. Tâm sự của nhà thơ lúc này thường phảng phất sự cô đơn, u ẩn. Bao nỗi niềm chất chứa trong lòng. Và khi nghe tin Dương Khuê – người bạn tri âm một thời đã ra đi, cảm giác cô đơn chắc chắn lại dâng đầy trong lòng nhà thơ. Và lời khóc bạn cũng là lời tâm sự thời thế của người còn lại.
Phân tích bài Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến.

Phân tích bài Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến.

 10:33 26/07/2016

Trong nền thơ hơn một nghìn năm của dân tộc Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Khuyến có một vị trí thật vẻ vang. Ông là nhà thơ của những bài thơ Việt Nam đích thực, những bài thơ mà ở đó, những tình cảm đẹp đẽ của con người Việt Nam được diễn tả bằng một thứ ngôn ngữ Việt Nam thuần khiết, giản dị và đẹp đẽ. Trong những bài thơ ấy, cần phải nói (tên một bài thơ không mấy ai không biết: bài Khóc Dương Khuê).
Cảm nhận của anh chị về bài thơ Tôi yêu em của Puskin.

Cảm nhận của anh chị về bài thơ Tôi yêu em của Puskin.

 03:14 30/06/2016

Từ lâu, văn học Nga luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong tâm hồn và trong tình cảm của mỗi người Việt Nam. Cái chất lãng mạn và hiện thực đan xen với nhau, lối tư duy rành mạch, khúc chiết cộng với sự nồng nhiệt, nhân hậu trong quan điểm nhân sinh đã khiến văn học Nga trở nên gần gũi và làm say đắm lòng người. Tôi yêu em của A. Puskin là một bài thơ mang đậm đặc trưng của văn học Nga và mang đậm dấu ấn của tâm hồn Nga.
Bình giảng bài thơ Tôi yêu em của Puskin.

Bình giảng bài thơ Tôi yêu em của Puskin.

 03:13 30/06/2016

Mỗi chúng ta có một Puskin của mình, và chỉ có một Puskin với tất cả mà thôi. Ông đã đi vào cuộc sống chúng ta với ngay từ đầu của nó và mãi mãi không từ bỏ chúng ta (Alếch-xan-đrơ Tra-đốp-xki). Nhận định này không chỉ khẳng định sức sống và khả năng tác động mạnh mẽ của thơ ca Puskin đối với đông đảo độc giả mà còn nói đến sự phong phú đa dạng trong sáng tác của ông.
Cách thể hiện tình yêu của nhân vật trữ tình qua bài thơ Tôi yêu em của Puskin.

Cách thể hiện tình yêu của nhân vật trữ tình qua bài thơ Tôi yêu em của Puskin.

 03:11 30/06/2016

Tôi yêu em đến nay chừng có thể.Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,Hay hồn em phải đượm bóng u hoài. Tôi yêu em âm thầm không hy vọng,Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em.
Phân tích bài thơ Tôi yêu em của Puskin.

Phân tích bài thơ Tôi yêu em của Puskin.

 03:09 30/06/2016

Puskin (1799-1837) là Mặt trời của thi ca Nga (Léc-môn-tốp). Trong cuộc đời ngắn ngủi, bất hạnh của mình, Puskin đã để lại cho đất nước Nga và cho nhân loại những áng thơ tuyệt vời. Ngoài những trường ca nổi tiếng như Rút-slan và Li-út-mi-la, Người tù Káp-ca, Đoàn người Sư-gan, Ép - ghê - nhi Ô-nê - ghin... Puskin còn để lại 800 bài thơ trữ tình, trong đó có nhiều bài thơ tình nổi tiếng.
Lí tưởng cách mạng của nhà thơ Tố Hữu qua bài thơ Từ ấy.

Lí tưởng cách mạng của nhà thơ Tố Hữu qua bài thơ Từ ấy.

 03:07 30/06/2016

Tố Hữu là nhà thơ có vị trí rất quan trọng trong nền văn học cách mạng Việt Nam. Trong thơ Tố Hữu, cái Tôi trữ tình, trẻ trung, sôi nổi và đầy nhiệt huyết là cái Tôi gắn với cách mạng, cái Tôi mang trong mình lí tưởng cộng sản.
Trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, anh (chị) thích nhất khổ thơ nào? Hãy phân tích khổ thơ đó.

Trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, anh (chị) thích nhất khổ thơ nào? Hãy phân tích khổ thơ đó.

 03:06 30/06/2016

Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử là một bài thơ hay, dù chỉ có ba khổ thế nhưng ở mỗi khổ thơ đều thể hiện một tâm trạng khác nhau của nhà thơ.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây