Tác phẩm viết theo thể kí sự. Kí là một thể văn xuôi tự sự khá phát triển từ thời kì văn học trung đại. Tác phẩm kí thường có cốt truyện là sự thực cuộc sống. Người viết kí trung thành với sự thật, khai thác sự thật theo quan điểm cá nhân. Kí là thể văn xuôi tự sự có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sự thực lịch sử và cảm xúc của người viết.Đoạn trích được viết bằng chữ Hán miêu tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa và quyền uy thế lực của nhà chúa qua những điều mắt thấy tai nghe nhân dịp là Lê Hữu Trác được chúa Trịnh sâm triệu về kinh đô chữa bệnh cho chúa và thế tứ Trịnh Cán. Tác phẩm còn thể hiện thái độ kinh thường danh lợi của tác giả.
Đoạn văn đầu tiên tác giả miêu tả lên một bức tranh quang cảnh bên ngoài phủ chúa Trịnh. Quang cảnh ấy được tác giả đi miêu tả từ bao quát đến cụ thể từ ngoài vào trong. Tính chất kí trong bút pháp của Lê Hữu Trác thể hiện rõ ở cách ghi tỉ mỉ sự việc, thời gian. Và cứ thế hình ảnh phủ chúa Trịnh hiện lên qua cái nhìn của tác giả thật sa hoa,tráng lệ. Nào là ngẩng đầu lên, đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đung đưa thoang thoảng mùi hương. Cảnh vật ấy khiến cho ta có cảm giác, nơi đây là một khu vườn địa đàng nào đó trên tiên giới trong các truyện cổ tích dân gian. Rồi lại đến những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp, người qua lại như mắc cửi. Đồng thời tác giả cũng bộc lộ những nét suy nghĩ chân thành khi có việc liên quan được đặt chân vào một nơi mà chính tác già cũng nghĩ mình đang ở trong mơ. Tác giả cứ ngẫm mình như một tên nhà quê nghèo nàn lạc hậu lạc vào một chốn bồng lai tiên cảnh như thế này. Vốn không màng đến danh lợi nhưng tác giả vẫn không thể không thốt lên lời khen cho vẻ đẹp nơi đây. Đến hậu hậu mã thì lại càng đẹp hơn nào là cột và bao lươn lượn vàng, nào là nhà đại đường cũng vàng nôt, tất cả các cột đều vàng hết, nhìn vừa trang trọng cổ kính lại vừa đẹp nên thơ. Vào nội cung cảnh càng xa hoa tráng lệ: trường gấm, màn là, xập vàng, ghế rồng, hương hoa ngào ngạt…tất thảy những thứ ấy làm cho phủ chúa thêm lung linh huyên ảo biết bao nhiêu. Tác giả ngẫu hứng làm nên mấy câu thơ về phủ chúa Trịnh:
“Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm ngặt
Cả trời Nam sang nhất là đây…
… Khác gì ngư phủ đào nguyên thủa nào.”
Chính vì những sang giàu như thế mà nhân dân phải cực khổ biết bao nhiêu. Điều đã cho thấy chúa Trịnh Sâm không hề mảy may đến cuộc sống của nhân dân chỉ biết bóc lột họ để xây nên nhưng thành quách cột vàng đẹp như thế này. Cây cối chim kêu, cột vàng… mọi thứ ấy không biết là bao nhiêu mỗ hôi nước mắt của nhân dân. Những cung cách trong cung cũng cho thấy phủ chúa là nới tôn kính vô cùng, những người lính ở đó mỗi người một việc, lời lẽ thì hết sức cung kính. Thế tử chỉ là một đứa bé sáu tuổi nhưng muốn thế tử cởi áo để khám bệnh thì ngự y phải lạy bốn cái mới được khám. Đến khi tác giả được mời cơm thì than ôi toàn những món của ngon vật lạ.
Có thể thấy chúa trịnh là nơi rất uy nga lộng lấy nhưng tác giả cũng phê phán thói sóng quá giàu sang, quá đầy đủ tiện nghi mà thiếu đi sinh khí tự do. Chính đó là nguyên nhân gây ra bệnh của thế tử.
Vì Thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ… nên phủ tạng yếu đi. Chốn lầu son gác ngọc ấy đã làm cho con người trở nên hao mòn, mất hết nhuệ khí, lại chứa toàn bọn ngu dốt như quan chánh đường và các quan thái y chỉ lo dùng thuốc công phạt theo ý mình. Tỏ ta đây là hiểu biết nhưng chỉ làm cho thế tử ngày càng yếu đi. Thế tử chính là nạn nhân của sự ngu dốt, của sự thừa thãi quá mức nơi phủ chúa. Đó cũng chính là những biểu hiện rõ nét nhất của một triều đại suy đồi và diệt vong. Ông hiểu rõ căn bệnh thế tử nhưng sợ chữa khỏi ngay sẽ bị giữ lại bên chúa, bị công danh trói buộc, thế nhưng nếu chữa bện cầm chừng cho thái tử thì lại không đúng với lương tâm của người thầy thuốc vì thế cho nên ông quyết định chữa bệnh cho thế tử. Mặc cho những ý kiến khác của các ngự y ông vân quyết giữ vững lập trường của mình.
Đoạn trích đã vẽ nên bức tranh sinh động, đầy tính hiện thực về cuộc sống xa hoa, uy quyền của chúa Trịnh qua đó bộc lộ thái độ coi thường danh lợi của tác giả. Qua đó ta càng thấy lối sống xa hoa của những bậc vua chúa ngày xưa và thêm kính trọng người thầy thuốc, nhà kí sự tài ba Hãi Thượng Lãn Ông.