Không chỉ trong Đạo cáo bình Ngô, một áng thiên cổ hùng văn của văn học Việt Nam, mà trong toàn bộ thơ văn của Nguyễn Trãi, trong mỗi giai đoạn cuộc đời ông, tư tưởng nhân nghĩa là tư tưởng chủ đạo, quán triệt và chi phối tất cả.
Mở đầu bài cáo, Nguyễn Trãi đã khẳng định:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Trong truyền thông của dân tộc ta, nhân nghĩa là thước đo phẩm giá con người. Nguyễn Trãi không những đã kế thừa truyền thống ấy một cách trọn vẹn mà còn nâng nó lên một tầm cao mới, vượt trên thời đại ông sống. Nếu Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn chỉ nói đến quyền lợi của triều đình, của tướng sĩ thì Đại cáo bình Ngô lại quan tâm nhiều đến cuộc sông của người dân và vai trò, sức mạnh của nhân dân đối với vận mệnh đất nước.
Ở Nguyễn Trãi, tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với yêu nước, độc lập dân tộc, nó thấm sâu trong từng dòng chữ, từng bài văn.
Đó là lòng căm thù hừng hực của ông trước tội ác xâm lược của giặc Minh đã gây ra cho “dân đen”, “con đỏ”, những thân phận be nhỏ trong xã hội. Bởi thương dân, yêu dân mà Nguyễn Trãi phẫn nộ, căm ghét kẻ thù:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân, đủ muôn nghìn kế,
Gây binh, kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc,
Ngán thay cá mập, thuồng luồng,
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,
Khốn nỗi rừng sâu, nước độc...
Đoạn văn là một bản cáo trạng đanh thép tội ác kẻ thù, vừa cụ thể, chi tiết, vừa khái quát sâu sắc. Từng lời, từng chữ, từng hình ảnh,... tất cả đã đúc kết thành một bức tranh đen tối của những ngày đất nước chìm đắm dưới ách ngoại bang. Đau thương thấm vào chữ nghĩa, hình ảnh, nhịp điệu,... Nguyễn Trãi vừa thông cảm xót thương, vừa phơi bày tố cáo tội ác man rợ, tội ác trĩ. không dung đất không tha của quân giặc.
Nhân nghĩa theo Nguyễn Trãi phải “yên dân” thì trước tiên phải “trừ bạo”, tức là phải chống xâm lược. Đó vừa là lí do vừa là mục đích của cuộc kháng chiến chống Minh gian nan vất vả, với một quyết tâm cao độ, bền bỉ đánh giặc.
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống.
Nỗi trăn trở vì dân trừ bạo lúc nào cũng canh cánh bên lòng người khởi nghĩa từ lãnh tụ Lê Lợi đến mỗi nghĩa quân; nó hiện ra trong những câu văn thống thiết “đau lòng nhức óc”, “nếm mật nằm gai”, “quên ăn vì giận”, lúc nào tâm trí cũng chỉ “băn khoăn một nỗi đồ hồi”. Cuộc khởi nghĩa dấy lên từ hai bàn tay trắng, khó khăn trăm bề, thiếu nhân tài, thiếu quân lương,... Nhưng chính lòng yêu nước thương dân, căm thù giặc sâu sắc, chính sức mạnh của “nhân dân bốn cõi một nhà” và ý chí quyết tâm đánh đuổi lũ giặc bạo ngược để giành lại yên vui, thái bình cho trăm họ đã giúp cho cuộc chiến đấu chống Minh giành được những chiến công kì diệu:
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay
Sĩ khí đã hăng
Quân thanh càng mạnh [...]
Thừa thắng ruổi dài, Tây Kinh quân ta chiếm lại;
Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất cũ thu về.
Viết về những chiến công thần diệu ấy, lời văn của bài cáo sảng khoái biết bao. Bao nhiêu ụất hận, căm hờn của tháng ngày len tối bỗng tràn ra trên từng câu chữ, trong tâm hưởng hào hùng như sóng trào, gió cuốn, chiến công dồn dập chiến công. Và người đọc lại càng hiểu thêm: chính cái nhân nghĩa “yên dân-trừ bạo”, cái tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với yêu nước độc lập dân tộc đã làm nên sức mạnh chính nghĩa của cuộc chiến đấu. Sức mạnh ấy lại được nhân lên gấp bội bởi Nguyễn Trãi luôn luôn thấu hiểu và trân trọng sức mạnh của nhân dân như ông đã từng nói: Làm lật thuyền mới biết sức dân mạnh như nước.
Trong Đại cáo bình Ngô, hình ảnh nhân dân hiện ra với sức mạnh tổng hợp của sự gắn bó, hòa hợp quân dân, tướng sĩ:
Nhân dân bốn cõi một nhà,
dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới
Tướng sĩ một lòng phụ tử,
hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.
Cũng từ sức mạnh đoàn kết ấy mà sức mạnh chính nghĩa của lân tộc ta trở nên vô địch:
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
Đánh một trận, sạch không kình ngạc,
Đánh hai trận, tan tác chim muông...
Không có nhân nghĩa lấy “yên dân-trừ bạo” làm đạo lý cơ bản thì không thể có được cái sức mạnh thần diệu đó.
Tuy nhiên, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi không chỉ dừng ở việc trừ bạo. Khi việc trừ bạo đã kết thúc, quan điểm nhân nghĩa lại trở về với cội nguồn của nó là tình thương yêu, là lòng vị tha, sự độ lượng. Lẽ ra, xét từ cán cân công lí thì lúc này đây những kẻ gây ra biết bao tội ác dã man phải đền tội. Song với Nguyễn Trãi, khi chúng gây loạn thì việc dẹp loạn là cần thiết, còn giờ đây chúng chỉ là một đám tàn quân thảm hại, đang phải chịu “lê gối”, “trói tay” thì ta sẵn sàng tha tội chết và mở đường sống cho chúng:
Thần vũ chẳng giết hại
Thể lòng trời, ta mở đường hiếu sinh.
Quả là độ lượng và cao thượng, quả là nhân nghĩa chói ngời!
Dẹp xong giặc Minh, Nguyễn Trãi chủ trương hòa hiếu để đà: nước mau chóng thái bình, nhân dân yên ổn làm ăn. Như vậy, khát vọng chung sống hòa bình là một khía cạnh trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, và tư tưởng ấy đã có sự phát triển cho kẻ thù thấy được cái vô đạo, phi nghĩa trong cuộc chiến tranh xâm lược của chúng để làm cho chúng tỉnh ngộ, đồng thời cũng hạn chế máu xương của đồng bào. Trong Bức thư trả lời Phương Chính, Nguyễn Trãi viết: “Phàm mưu đồ lớn, phải lấy nhân nghĩa làm gốc; làm công lớn phải lấy chí nhân làm đầu”. Còn trong Thư dụ Vương Thông lần nữa, ông đã chỉ ra chính nghĩa của ta, phi nghĩa của giặc, vạch ra sáu cớ bại vong của giặc để chúng hiểu rõ tình thế mà rút quân.
Rõ ràng với Nguyễn Trãi, cái gốc của nhân nghĩa là chính nghĩa, là lẽ phải; không có lẽ phải, “nhân nghĩa” chỉ là giả dối, ngụy biện. Trong cuộc đời ông, có nhiều việc bộc lộ rõ quan điểm nhân nghĩa đó. Chẳng hạn, khi Nguyễn Trãi trả lời vua: Bệ hạ hãy chăm lo cho dân no đủ yên ấm, nơi nơi đều thái bình thịnh vượng thì đó chính là cái gốc của nhạc. Hay cái lắc đầu đầy ý nghĩa của ông đối với việc xử chém bảy tên cướp tuổi còn nhỏ. Điều này cho thấy: trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, “yên dân” đí đôi với “trừ bạo”, nhưng “yên dân” là cái phải quan tâm trước hết, là mục đích cuối cùng, và xét cho cùng, “trừ bạo” cũng là vì “yên dân”. Và nói như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi chẳng qua là lòng yêu nước thương dân: cái nhân, cái nghĩa lớn nhất là phấn đấu đến cùng chống ngoại xâm, diệt tàn bạo, vì độc lập của nước, hạnh phúc của dân.
Tư tưởng nhân nghĩa đó đúng đắn và sâu sắc biết bao. Và vì thế, nó đã được phát huy trong lịch sử hào hùng của dân tộc.
Ngày nay, đất nước đang ở thời kì đổi mới vì mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, tư tưởng tủa Nguyễn Trãi vẫn tiếp tục được khơi nguồn. Quan điểm “lấy gốc” đang được Đảng và Nhà nước ta phát huy, điều đó cũng có nghĩa là đạo lí “yên dân”, tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với yêu nước, độc lập dân tộc của Nguyễn Trãi vẫn “sống mãi mãi trong trí nhớ và tình cảm của người Việt Nam ta”.