Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Bạn em say mê toán học, nhưng lại chưa thích văn học. Em hãy viết thư cho bạn nói rõ cái hay, cái đẹp của văn học để giúp bạn yêu thích văn học hơn.

Thứ tư - 06/10/2021 04:19
Văn học làm cho chúng ta được sống lại những quãng đời xưa. Văn học làm cho chúng ta căm thù chế độ phong kiến, thông cảm với nỗi khổ của nhân dân. Văn học giúp ta thêm yêu cuộc sống ngày nay, cuộc sống do Đảng và Bác hồ mang lại.
 
Bài làm:
Ngày 3 tháng 4 năm 2021
Bạn thân mến!
Giờ này chắc bạn đang say sưa với những ước mơ lớn: luyện thép ở lò cao hay du hành trong vũ trụ, mang toán học phục vụ coi người. Ước mơ đẹp đẽ đó của bạn cũng là ước mơ của tất cả thiếu niên Việt Nam. Nhưng chỉ say mê toán học thôi thì chưa đủ. Cuội sống sẽ thiếu ý vị và kém phong phú khi chúng ta thiếu văn học. Văn học giúp chúng ta thêm yêu quê hương, đất nước, giúp cho ta biết căm thù kẻ đã phá trường ta, giết em ta đang ấp ủ những ước mơ đẹp đẽ. Văn học rất cần cho đời sống con người.

Hẳn bạn cũng biết đất nước ta là đất nước của thơ ca, nên cỏ cây sông nước cũng mang hồn thơ văn. Cha ông chúng ta xưa, những người anh hùng cứu nước cũng là những người yêu thơ vàn hơn ai hết...

Văn học làm cho chúng ta được sống lại những quãng đời xưa. Văn học làm cho chúng ta căm thù chế độ phong kiến, thông cảm với nỗi khổ của nhân dân. Văn học giúp ta thêm yêu cuộc sống ngày nay, cuộc sống do Đảng và Bác hồ mang lại.

Nghĩ lại những quãng ngày xưa, chúng ta càng thêm yêu văn học. Văn học cho chúng ta thêm yêu đồng bào, đồng chí. Văn học dạy chúng ta biết đoàn kết, kích thích lòng yêu nước, khơi dậy lòng căm thù để chúng ta đứng lên làm cách mạng. Bài ca cách mạng, Á tế á ca, Toàn dân đoàn kết, Hịch kháng Nhật đã góp phần làm nên luồng gió bùng ngọn lửa cách mạng của nhân dân ta.

Ngày nay, trong cuộc chống Mĩ, cứu nước, văn học cũng góp phần hết sức quan trọng.

Các cụ già thường ngâm những trang Kiều, đọc những câu ca dao về lao động sản xuất. Các chiến sĩ đọc những bài thơ hay trước giờ xuất kích.

Cái gì giúp họ vượt qua khó khăn, gian khổ, hi sinh? Phải chăng một phần cũng là nhờ văn học.

Văn học giúp người lao động sản xuất tích cực, văn học làm cho người chiến sĩ chiến đấu hăng say.

Trên quê hương ta, nơi nào có cuộc sống là nơi ấy có văn thơ.

Nhớ lại những chiều chăn trâu, mình với bạn say sưa ngắm cảnh quê nhà:

Bên này núi uy nghiêm
Bên kia là cánh đồng liền chân mây
Xóm làng xanh biếc bóng cây
Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời.

Thật là đẹp! Nhưng cảnh núi sông hùng vĩ ấy chỉ văn học mới ghi lại được. Bức tranh biểu hiện màu sắc của cảnh đẹp, nhưng không vẽ được âm thanh và hương vị; bản nhạc diễn đạt được âm thanh, nhưng không thấy màu sắc. Thơ văn nói được tất cả những cái đó. Đọc thơ văn, chúng ta như được hòa mình vào cảnh đẹp của quê hương:

Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô hò ô tiếng hát
Chuyến phà rào rạt bến nước Bình Ca.
(Ta đi tới - Tô Hữu)

Đọc bốn câu thơ trên, bạn có thấy hiện lên cảnh đẹp rực rỡ không? Đó là màu xanh của đồi chè, rừng cọ, có nắng chói chang mật nước sông Lô, đó là bản nhạc của tiếng sóng rào rạt vỗ vào mạn phà. Hình như nghệ thuật đều tập trung vào thơ văn.

Bạn thân mến!

Văn học rất cần như vậy đó! Văn học giúp chúng ta hiểu rõ chế độ và càng thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương ta ngày nay. chúng ta nguyện suốt đời chiến đấu bảo vệ và xây dựng đất nước một ngày một tươi đẹp như những trang thơ văn của dân tộc. Văn học đang chờ đón chúng ta, vẫy gọi chúng ta say mê, tìm hiểu thưởng thức nó. Mình tin tưởng rằng, sau khi đọc lá thư này, bạn sẽ văn học hơn.

Với lá thư nhỏ này, mình không thể nói hết cái hay, cái đẹp của văn học. Những cái hay, cái đẹp của văn học đang chờ bạn tìm hiểu, khám phá. Mình mong rằng, trong tương lai, bạn sẽ bay lên cung trăng mang theo văn học của dân tộc. Chúc bạn học giỏi toán và mình tin rằng văn học sẽ giúp bạn thực hiện ước mơ của bạn.

Chào thân ái!
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây