Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm

Thứ tư - 29/09/2021 03:48
Cùng với sự thành công thái quá của con người trong lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ, khoa học kĩ thuật thì nó cũng gây áp lực cho vấn đề môi trường của thế giới. Ở Việt Nam, bên cạnh những vấn đề nhức nhối như hiện tượng xả nước thải trực tiếp ra sông suối, khai thác sa khoáng làm ô nhiễm nguồn nước, còn có một hiện tượng phổ biến làm ô nhiễm môi trường, đó là vứt rác bừa bãi.

Bài làm 1: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm

Trong vài thập kỉ qua, đã có rất nhiều cuộc tranh cãi xoay quanh vấn đề: Có nên nuôi thú cưng? Trong quan điểm của tôi, nên có vật nuôi trong nhà. Dưới đây là một số lí do chứng minh cho việc tại sao chúng ta cần có ít nhất một bé thú cưng trong nhà.

Thú cưng giúp chúng ta cân bằng cảm xúc. Khoa học đã chứng minh các loài vật nuôi (đặc biệt là chó) thường khá nhạy cảm với cảm xúc. Vì vậy rất dễ dàng để chúng có thể phát hiện ra những cảm xúc tiêu cực như buồn, giận,... của con người. Những lúc ấy, thú cưng sẽ thay thế một người bạn tri âm, tri kỉ. Có những vấn đề mà con người khó có thể nói cho một người nào đó vì nhiều lí do cá nhân. Có một con vật lắng nghe, không phán xét những suy nghĩ, hành động của bạn là một cách để bạn giải tỏa căng thẳng và những nỗi buồn. Những cử chỉ âu yếm, vuốt ve của thú cưng có thể mang lại cảm giác an ủi, an toàn cho những rối loạn, bối rối trong lòng con người. 

Việc nuôi thú cưng giúp con người có trách nhiệm hơn. Chăm sóc, nuôi dạy thú cưng đòi hỏi sự kiên nhẫn và khoảng thời gian nhất định. Để vật nuôi có thể phát triển một cách toàn diện, chúng ta cần dành nhiều thời gian cho những hoạt động: cho ăn, tắm rửa, vui chơi, dạy dỗ,... chúng. Bởi vì đang nắm trong tay sinh mạng của một loài động vật nên con người có xu hướng có trách nhiệm hơn trong mọi việc. Bạn không thể để một con vật chết đói, chết rét,... vì những hành động vô tâm của bản thân mình được. Hơn nữa, con người sẽ trở nên kiên nhẫn hơn khi dạy dỗ một loài vật sinh hoạt có trật tự. Trước khi vật nuôi hiểu được những điều chúng được dạy, chúng sẽ mất thời gian làm quen và thời gian này sẽ trở nên rất khó khăn với chủ. Chúng phải sai nhiều lần thì mới có thể nhận thức được đâu là hành động đúng để duy trì. Vì vậy, nếu chủ nhân của chúng không kiên nhẫn thì việc huấn luyện sẽ thất bại.

Sức khỏe con bạn sẽ được cải thiện nếu bạn nuôi dạy một loài vật nuôi đúng cách. Ví dụ như khi bạn nuôi một chú chó hay một chú ngựa (những động vật lớn, cần được vận động), bạn sẽ phải vận động nhiều hơn. Hàng ngày, một số thú cưng nhất định cần có thời gian được vận động, đi dạo, chạy nhảy. Để có thể quản lí và bảo vệ chúng, người chủ thường sẽ phải vận động theo nhịp độ của thú cưng. Hơn nữa, các bạn sẽ thức giấc và ăn ngủ điều độ hơn vì các bạn cần giữ cho thú cưng lối sinh hoạt cân bằng. Có thể nghe khó tin nhưng có bài báo khoa học còn đề cập đến việc chó có khả năng phát hiện ung thư ở người. Một đứa trẻ khi được sinh ra và lớn lên cùng động vật cũng sẽ ít có nguy cơ mắc hen suyễn và các bệnh khác hơn những đứa trẻ không tiếp xúc với động vật.

Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên nuôi thú cưng sau khi đã suy nghĩ một cách nghiêm túc và kĩ càng. Nếu bản thân thấy không có đủ thời gian, không gian, tài chính, trách nhiệm,... thì không nên nuôi chúng bởi vì chúng sinh ra không phải để chịu đựng. Đừng để đến lúc những chú cún cưng, mèo cưng,... của bạn chết vì sự vô tâm của mình thì mới nhận ra rằng mình không hợp nuôi vật cưng. Hơn nữa, các bạn cần phải cân nhắc đến sức khỏe của bản thân khi nuôi chúng như việc bạn không thể nuôi mèo khi bạn bị hen suyễn; bạn không thể nuôi những con vật to nếu như bạn không thể kiểm soát được chúng,...vì nó sẽ ảnh hưởng đến cá nhân bạn cũng như những người xung quanh.

Nuôi một con thú nuôi là một điều tốt đẹp mà bạn có thể trải nghiệm trong cuộc đời. Tuy nhiên đừng biến chúng thành gánh nặng cho chính bản thân mình. Hãy cân nhắc kĩ lưỡng trước khi quyết định nuôi một con vật nào đó. 

Bài làm 2: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm.
Cùng với sự thành công thái quá của con người trong lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ, khoa học kĩ thuật thì nó cũng gây áp lực cho vấn đề môi trường của thế giới. Ở Việt Nam, bên cạnh những vấn đề nhức nhối như hiện tượng xả nước thải trực tiếp ra sông suối, khai thác sa khoáng làm ô nhiễm nguồn nước, còn có một hiện tượng phổ biến làm ô nhiễm môi trường, đó là vứt rác bừa bãi. Có những người ngồi bên hồ chỉ là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống.

Xả rác bừa bãi là thói quen của nhiều người. Trong trường học, nhiều học sinh sau khi ăn quà không để rác vào sọt mà vứt lung tung trên sàn lớp, sân trường. Nhiều túi ni lông, giấy thải bay tứ tung nhìn rất bẩn và khó chịu. Ở một số gia đình, khi có xe đổ rác thì không mang rác ra xe mà khi xe đi qua rồi lại vứt ở góc tường, trước ngõ hay gần nơi họ sống. Một số người đi xe gắn máy, xe buýt, ô tô. Sau khi dùng thứ gì đó thì vứt luôn vỏ đựng xuống lòng đường. Hay một số người ăn kém, uống nước ngọt bên đường sẵn sàng vứt luôn que kem vỏ chai gần nơi họ ngồi. Và còn biết bao người thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Họ vứt rác bừa bãi thành thói quen, xả rác bừa bãi nơi công cộng, đường phố.

Vậy, nguyên nhân của hành động thiếu văn hóa này xuất phát từ đâu? Khách quan, có thể thấy việc tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân của các cơ quan chuyên trách đối với việc bảo vệ môi trường chưa thực sự cao. Các qui định xử phạt lại thiếu và chưa thật nghiêm khắc. Về chủ quan, ta thấy rất nhiều người không có ý thức bảo vệ môi trường tiện tay thì vứt, cốt sao sạch nhà mình, còn ngoài đường ra sao thì kệ. Họ đâu ý thức rằng những việc làm tưởng như rất bình thường, đó lại có tác hại lớn thế nào đến môi trường sống của chính họ và những người xung quanh.

Vứt rác bừa bãi gây ra hậu quả vô cùng lớn. Hành động này làm xấu cảnh quan thiên nhiên gây mất mĩ quan đường phố. Nguy hại hơn, nó làm cho môi trường sống của chúng ta lại ô nhiễm: Vứt rác ra sông hồ làm ô nhiễm nguồn nước, chôn rác không phân hủy làm ô nhiễm đất, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm tầm nhìn. Gây ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật chứ không kể riêng con người. Sức khỏe của con người suy giảm, dễ mắc các bệnh về hô hấp, về tiêu hóa, ung thư. Các loại sinh vật sống ở biển, hồ sẽ chết vì nuốt phải rác không phân hủy, chết vì nguồn nước quá ô nhiễm gây hoang mang cộng đồng.

Bởi vậy, chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Ở Sing-ga-po, những người vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng dù là rác rất nhỏ như mẩu thuốc lá hay vỏ kẹo cao su. Cũng bị phạt rất nặng. Đó chính là một kinh nghiệm mà đất nước ta cần học tập. Cần có những hình thức xử phạt thật nghiêm hành động này. Bên cạnh đó, các ban ngành chính quyền, các cơ quan chức năng, đoàn thể. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân để họ không vứt rác bừa bãi. Mặt khác chúng ta cần tích cực trồng cây xanh, phủ đồi trọc giữa môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.

Tóm lại, vứt rác bừa bãi là hành vi thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người – Để không bị đánh giá là vô văn hóa, giữ gìn vệ sinh trong sạch, chúng ta nên vứt rác đúng chỗ.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây