Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Lớp 12 - Trang 26

Lớp 12

Phân tích hoàn cảnh trớ trêu của hồn Trương Ba và nghệ thuật dựng cảnh, đối thoại trong trích đoạn kịch Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ để làm rõ ý nghĩa phê phán và tư tưởng nhân văn của vở kịch.

Phân tích hoàn cảnh trớ trêu của hồn Trương Ba và nghệ thuật dựng cảnh, đối thoại trong trích đoạn kịch Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ để làm rõ ý nghĩa phê phán và tư tưởng nhân văn của vở kịch.

 12:32 26/05/2016

Hiện tượng Lưu Quang Vũ là sự thăng hoa của tài năng nghệ sĩ cùng không khí sôi động của xã hội Việt Nam những năm 80 (TK XX) và tinh thần nhân văn, dân chủ trong đời sống văn học lúc bấy giờ. Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong số rất nhiều những vở kịch nổi tiếng của nhà viết kịch tài ba này. Vở kịch mang ý nghĩa phê phán và tinh thần nhân văn sâu sắc. Trích đoạn Thoát ra nghịch cảnh là cảnh cuối cùng cũng là cảnh tập trung nhất chủ đề tư tưởng của vở kịch và tài dựng cảnh, dựng đối thoại của ngòi bút Lưu Quang Vũ.
Hành trình đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi: Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Hành trình đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi: Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

 12:31 26/05/2016

Ai đã đặt tên cho dòng sông? Tiêu đề bài viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường vang lên như một câu thơ phiêu linh trên dòng Tiêu Kim Thủy. Và cứ thế, nhà văn đã trải hồn mình từ thượng nguồn tới hạ nguồn, buông tơ lòng neo lại những nơi dòng sông đã trôi qua, thả cho óc liên tưởng và trí tưởng tượng bay thật xa vào thế giới của mĩ học Đông - Tây - Âu - Á, vận dụng vốn hiểu biết sâu sắc và thâm trầm về văn hóa, lịch sử, thi ca, nhạc, họa... cho đến những huyền thoại, truyền thuyết cổ xưa và những thông tin nóng hổi tính thời sự hiện tại để tìm lời giải đáp.
Vẻ đẹp của sông Hương xứ Huế qua trang văn Ai đặt cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Vẻ đẹp của sông Hương xứ Huế qua trang văn Ai đặt cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

 12:30 26/05/2016

Từ dòng sông đời, sông Hương đã chảy thành những dòng sông văn, phô ra biết bao vẻ đẹp, chuyên chở biết bao nỗi niềm... Không thể kể hết những dòng thơ, dòng văn ghi họa về vẻ đẹp của sông Hương. Mỗi người nghệ sĩ đa tình đều ít nhiều lưu dấu Hương Giang trong tâm hồn, trong sáng tác của mình để rồi người đọc được mỗi lần rung động với Huế mộng và thơ.
Cảm nhận của anh (chị) về cá tính sáng tạo của nhà văn Nguyễn Tuân qua đoạn trích Người lái đò sông Đà.

Cảm nhận của anh (chị) về cá tính sáng tạo của nhà văn Nguyễn Tuân qua đoạn trích Người lái đò sông Đà.

 12:29 26/05/2016

Bàn về tính độc đáo của phong cách trong sáng tác văn học, đã có ý kiến cho rằng: “Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy, nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong các tác phẩm của mình”.
Trong tùy bút Người lái đò sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã tự coi mình là người "đi tìm cái thứ vàng của màu sắc sông núi Tây Bắc … tươi vui và vững bền". Hãy phân tích "chất vàng” quý giá của thiên nhiên và con người Tây Bắc thể hiện qua á

Trong tùy bút Người lái đò sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã tự coi mình là người "đi tìm cái thứ vàng của màu sắc sông núi Tây Bắc … tươi vui và vững bền". Hãy phân tích "chất vàng” quý giá của thiên nhiên và con người Tây Bắc thể hiện qua á

 12:28 26/05/2016

Trước Cách mạng, Nguyễn Tuân chán ghét, quay lưng với xã hội. Ông tìm thú vui trong “giang hồ xê dịch” để khỏa lấp nỗi cô đơn. Ông dựng lại vẻ đẹp xưa cũ của một thời còn vang bóng để thành kính tôn thờ. Sau Cách mạng, nhà văn tài hoa ấy gắn bó với Tổ quốc, với nhân dân. Ông đi nhiều nhưng là đi để tìm hiểu khám phá, để ngợi ca. Đến với Tây Bắc, Nguyễn Tuân tự coi mình là người “đi tìm cái thứ vàng của màu sắc sông núi Tây Bắc và nhất là cái thứ vàng mười mang sẵn trong tâm trí tất cả những con người ngày nay đang nhiệt tình gắn bó với công cuộc xây dựng cho Tây Bắc thêm sáng sủa, tươi vui và vững bền”. Với tùy bút Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã đem tài hoa, vốn hiểu biết lịch lãm giàu có của mình để ngợi ca thứ “vàng mười” của sông nước Tây Bắc là con sông Đà “hung bạo và trữ tình”, của con người là “tay lái ra hoa” của ông lái đò sông Đà.
Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua tùy bút Người lái đò sông Đà.

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua tùy bút Người lái đò sông Đà.

 12:27 26/05/2016

Phong cách nghệ thuật là diện mạo riêng của sáng tác được tạo bởi sự thống nhất giữa các hình thức, các phương diện biểu hiện phù hợp với cái nhìn độc đáo của người nghệ sĩ đối với cuộc sống. Trên cơ sở đó ta có thể nói Nguyễn Tuân là một trong số không nhiều những nhà văn hiện đại Việt Nam đã xây dựng được một phong cách nghệ thuật cho riêng mình. Nguyễn Tuân nổi lên với một phong cách nghệ thuật độc đáo, đặc sắc không trộn lẫn. Nguyễn Tuân đặc biệt thành công ở thể tùy bút. Nhà văn thể hiện cái tài hoa uyên bác với con mắt của nhiều ngành nghệ thuật, ngôn ngữ phong phú, hình ảnh sáng tạo mới lạ của mình qua những trang tùy bút mà Người lái đò sông Đà là một tác phẩm tiêu biểu.
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ dưới đây trong chương Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm): Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi … Đất nước có từ ngày đó ".

Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ dưới đây trong chương Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm): Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi … Đất nước có từ ngày đó ".

 12:26 26/05/2016

“Ôi đất phải ra đi và đất phải trở về
Là gạch ngói đau thương, là chiến hào căm giận
Là Trường Sơn dựng lên ngàn bệ phóng
Là kì đài xưa ta khắc một câu thề: giải phóng”.
(Đất ngoại ô - Nguyễn Khoa Điềm)
Tư tưởng "Đất Nước của Nhân dân" được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện như thế nào trong đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng).

Tư tưởng "Đất Nước của Nhân dân" được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện như thế nào trong đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng).

 12:24 26/05/2016

Cảm hứng về quê hương đất nước là cảm hứng xuyên suốt nền văn học Việt Nam từ xưa đến nay. Nhưng mỗi thời đại, mỗi nhà thơ lại có những cách khác nhau để thể hiện cảm nhận của mình về đất nước. Văn học 1945- 1975 đã tiếp nối nguồn mạch cảm hứng về đất nước và đã dựng lên tượng đài đất nước nên thơ, cao đẹp Đất nước hóa thân trong quê hương Kinh Bắc của Hoàng Cầm. Đất nước hiền hòa bất khuất và vươn dậy thần kì trong thơ Nguyễn Đình Thi. Nguyễn Khoa Điềm cũng như lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ đã thể hiện những suy ngẫm của mình về đất nước thông qua những trải nghiệm của chính bản thân.
So sánh hình tượng đất nước qua hai bài thơ nước của Nguyễn Đình Thi và chương Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.

So sánh hình tượng đất nước qua hai bài thơ nước của Nguyễn Đình Thi và chương Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.

 11:41 25/05/2016

Hình tượng đất nước là hình tượng xuyên suốt nền văn học Việt Nam từ xưa đến nay. Trải qua trường kì lịch sử đấu tranh để sinh tồn và xây dựng, hình tượng đất nước được bồi đắp hoàn thiện qua những áng thơ văn tiêu biểu như của Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu... Đặc biệt là trong thơ ca Việt Nam hiện đại, các nhà thơ đã tạc nên tượng đài cao cả về đất nước trong một thời đại mới.
Xúc cảm của Nguyễn Duy khi nghĩ về người bà trong bài thơ Đò Lèn.  “Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá ... bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi”. (Đò Lèn - Nguyễn Duy)

Xúc cảm của Nguyễn Duy khi nghĩ về người bà trong bài thơ Đò Lèn. “Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá ... bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi”. (Đò Lèn - Nguyễn Duy)

 11:40 25/05/2016

Trong đời sống văn học, có những bài thơ, câu thơ, khi ta mới đọc một lần chưa thuộc được, nhưng có cái gì đó nó cứ ám ảnh ta như một “ma lực” đầy hấp dẫn, tâm trí ta không thể nguôi ngoai được. Bởi lẽ những vần thơ ấy đã chạm vào ngõ ngách sâu kín tâm hồn ta, rung lên cái phần tiềm thức của tình cảm ấp ủ trong ta lâu nay. Cuộc sống bộn bề với những toan tính mưu sinh lắm khi không còn thời gian để ta tĩnh lặng, sống lại những kí ức đẹp đẽ, những hoài niệm về tuổi thơ...
Từ những kí ức tuổi thơ gắn với người bà cụ thể, nhà thơ Nguyễn Duy đã lắng kết thành những giá trị vĩnh hằng trong cuộc sống con người. Phân tích bài thơ Đò Lèn để thấy làm sáng tỏ nhận định đó.

Từ những kí ức tuổi thơ gắn với người bà cụ thể, nhà thơ Nguyễn Duy đã lắng kết thành những giá trị vĩnh hằng trong cuộc sống con người. Phân tích bài thơ Đò Lèn để thấy làm sáng tỏ nhận định đó.

 11:38 25/05/2016

Nguyễn Duy là một gương mặt thơ trẻ thời chống Mĩ. Thơ Nguyễn Duy hướng tới cái đẹp giản dị của đời sống quanh ta, phát hiện trong thế giới quen thuộc ấy sự lắng kết của những giá trị vĩnh hằng. Thơ Nguyễn Duy khiến người ta xúc động bởi sự chân thành, khiến người ta suy nghĩ bởi những suy tư, triết lí nhẹ nhàng mà thấm thía, khiến người ta yêu mến bởi hình thức thơ vừa giàu tính chất dân gian vừa phảng phất phong vị thơ cổ điển phương Đông. Đò Lèn là một bài thơ như thế. Từ những kí ức tuổi thơ gắn với người bà, bài thơ thể hiện những tình cảm, suy nghĩ sâu sắc, cảm động, có ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống con người.
Những sáng tạo nghệ thuật của Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng.

Những sáng tạo nghệ thuật của Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng.

 11:37 25/05/2016

Xuân Quỳnh (1942-1988) thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ. Đây là một trong số ít những cây bút nữ có sức sáng tạo dồi dào. Ngòi bút thơ Xuân Quỳnh đã được thử thách qua thời gian và được trải nghiệm trên những đề tài, chủ đề khác nhau. So với các nhà thơ cùng thế hệ với mình, Xuân Quỳnh là người viết nhiều về tình yêu hơn cả. Có lẽ trong gia tài thơ của nhiều đôi lứa yêu nhau không thể thiếu những bài thơ tình của chị như Sóng, Thuyền và biển, Tự hát... Đây là những bài thơ tình vào loại hay nhất của Xuân Quỳnh nói riêng và thơ hiện đại Việt Nam nói chung.
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh:  "Con sóng dưới lòng sâu ...  Cả trong mơ còn thức".

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh: "Con sóng dưới lòng sâu ... Cả trong mơ còn thức".

 11:36 25/05/2016

Sóng là một bài thơ tình tiêu biểu của Xuân Quỳnh. Bài thơ được viết năm 1967, khi nhà thơ hăm hở đi vào tuyến lửa. Nơi mảnh đất đầy bom đạn với "Gió Lào cát trắng" ấy, Xuân Quỳnh đã hái những bông hoa thơ "dọc chiến hào". Đến với chiến tranh ác liệt, Xuân Quỳnh đã tìm thấy sự sống mãnh liệt. Đến nơi cát bỏng, chị lại nghe được lời ru "dữ dội và dịu êm" của sóng. Sóng là sự gặp gỡ kì diệu, là sự cộng hưởng nhịp nhàng giữa hồn thơ Xuân Quỳnh và sóng biển. Sóng là một hình tượng ẩn dụ, là sự hóa thân của cái tôi trữ tình nhà thơ.
Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh và cảm nhận về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ.

Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh và cảm nhận về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ.

 11:34 25/05/2016

Xuân Quỳnh là một gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ trẻ chống Mĩ. Trong dàn đồng ca của thơ trẻ chống Mĩ, Xuân Quỳnh nổi lên như một tiếng thơ trẻ trung, tươi mát, đầy nữ tính. Cũng bám sát cuộc sống lao động và chiến đấu anh hùng của con người Việt Nam, nhưng Xuân Quỳnh còn thể hiện được cả một khát vọng mãnh liệt về tình yêu.
Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài thơ Tiếng con tàu của Chế Lan Viên: "Nhớ bản sương giăng nhớ đèo mây phủ …Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương".

Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài thơ Tiếng con tàu của Chế Lan Viên: "Nhớ bản sương giăng nhớ đèo mây phủ …Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương".

 11:33 25/05/2016

Tiếng hát con tàu là một trong những thành công tiêu biểu cho phong cách thơ Chế Lan Viên: phong cách triết luận - tâm tình. Đó là lúc bài thơ vừa dồi dào cảm xúc, vừa trĩu nặng suy tư. Tiếng hát con tàu dạt dào tình cảm với đất nước và con người, vừa tràn đầy những suy tư chiêm nghiệm về lẽ đời, lẽ sống của con người, lẽ sống của thơ ca, trong đó có những đoạn đã kết tinh được toàn bộ xúc cảm và ý tứ của bài thơ:
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Tiếng hát con tàu:  "Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ ... Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa".

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Tiếng hát con tàu: "Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ ... Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa".

 11:32 25/05/2016

Khi nói về con đường thơ của mình, Chế Lan Viên từng khẳng định:
“Xưa phù du mà nay đã phù sa
Xưa trôi đi mà nay không bay mất ”
Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên.

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên.

 11:30 25/05/2016

Chúng ta từng biết đến một Chế Lan Viên “đột ngột xuất hiện giữa làng thơ như một niềm kinh dị” (Hoài Thanh), một Chế Lan Viên siêu hình muốn trốn vào “tinh cầu giá lạnh” ở tận “cõi trời xa”. Đồng thời chúng ta cũng thật sung sướng và cảm động được đón nhận một hồn thơ “từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”, từ cái tôi cô đơn bế tắc đến với cuộc đời rộng lớn của nhân dân, đất nước, cách mạng. Cuộc “trở về” ấy đã được Chế Lan Viên thể hiện trong những vần thơ chan chứa niềm biết ơn trong tập Ánh trăng và phù sa mà Tiếng hát con tàu là một bài thơ tiêu biểu.
Bác ơi! của Tố Hữu là tiếng khóc tiễn biệt, là lời "điếu văn bi hùng" bằng thơ (Xuân Diệu) ... Hãy phân tích bài thơ để làm sáng rõ điều đó.

Bác ơi! của Tố Hữu là tiếng khóc tiễn biệt, là lời "điếu văn bi hùng" bằng thơ (Xuân Diệu) ... Hãy phân tích bài thơ để làm sáng rõ điều đó.

 11:29 25/05/2016

Trong lời điếu văn đầy xót thương và cảm động đọc trước linh cữu Chủ tịch Hồ Chí Minh, cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã khẳng định: "Dân tộc ta, nhân dân ta. non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta”. Nhà thơ Tố Hữu cũng đã thể hiện điều đó trong một bài thơ khóc Bác – Bác - Bác ơi! là tiếng khóc tiễn biệt, là lời "điếu văn bi hùng" bằng thơ (Xuân Diệu). Bài thơ không chỉ bộc lộ nỗi đau xót và tiếc thương, mà còn là sự đúc kết những suy nghĩ, chiêm nghiệm sâu sắc của tác giả về con người và cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phân tích bút pháp và cảm hứng lãng mạn qua bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

Phân tích bút pháp và cảm hứng lãng mạn qua bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

 23:19 24/05/2016

Quang Dũng sáng tác không nhiều, nhưng thơ ông để lại ấn tượng sâu sắc với những rung cảm sâu lắng trong tâm hồn người đọc. Thơ Quang Dũng hiện lên một “cái tôi” hào hoa, thanh lịch giàu chất lãng mạn, với khả năng cảm nhận một cách tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người, đồng thời lại rất mực hồn nhiên, bình dị, chân thật. Bài thơ Tây Tiến tiêu biểu cho hồn thơ ấy. Không lẩn tránh đề cập đến cái bi nhưng cảm hứng lãng mạn đã đem đến cho cái bi màu sắc và âm hưởng tráng lệ, hào hùng. Tinh thần bi tráng, cảm hứng lãng mạn đã được triển khai trên nền cảm xúc kí ức – Nhớ Tây Tiến.
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc … Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc … Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

 23:17 24/05/2016

Những bài thơ hay thường tạo nên nhiều kiểu rung cảm thẩm mĩ nơi người đọc, thậm chí còn gây nên nhiều tranh luận quanh các câu chữ, hình ảnh, cảm xúc... Tây Tiến của Quang Dũng là một trong những bài thơ như thế. Hơn nửa thế kỉ trôi qua, Tây Tiến không chỉ đứng vững mà còn có sức sống kì diệu.
Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu thể hiện tính dân tộc vô cùng sâu đậm. Anh (chị) hãy làm rõ điều đó qua đoạn trích trong SGK Ngữ văn 12.

Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu thể hiện tính dân tộc vô cùng sâu đậm. Anh (chị) hãy làm rõ điều đó qua đoạn trích trong SGK Ngữ văn 12.

 12:35 24/05/2016

Tố Hữu (1920 _ 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ra ở Thừa Thiên Huế. Ông là đại biểu suất sắc của thơ ca cách mạng và kháng chiến.
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu: Ta về mình có nhớ ta … Nhớ ai tiếng hát ân tinh thủy chung"

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu: Ta về mình có nhớ ta … Nhớ ai tiếng hát ân tinh thủy chung"

 12:34 24/05/2016

Việt Bắc của Tố Hữu là một khúc hát ân tình thủy chung nồng thắm. Tình thơ tha thiết, điệu thơ êm ái, lời thơ ngọt ngào… điều đó đã làm nên sức ngân vang sâu thẳm và lâu bền của bài thơ.
Việt Bắc là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Tố Hữu. Hãy phân tích những nét khái quát chung và một số khổ thơ trong bài học đế làm sáng tỏ điều đó.

Việt Bắc là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Tố Hữu. Hãy phân tích những nét khái quát chung và một số khổ thơ trong bài học đế làm sáng tỏ điều đó.

 12:33 24/05/2016

Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu là một thành công xuất sắc của thơ cách mạng và sự kế tục truyền thông qua nhiều thời đại. Thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình- chính trị. Với giọng ngọt ngào, tha thiết, tiếng thơ ông giàu cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi. Say mê lí tưởng và tính dân tộc đậm đà là những nét nổi bật của thơ Tố Hữu. Việt Bắc là một bài thơ dài tiêu biểu nhiều mặt cho hồn thơ Tố Hữu.
Tố Hữu là nhà thơ trữ tình - chính trị. Hãy giải thích và làm rõ khái niệm đó qua sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu.

Tố Hữu là nhà thơ trữ tình - chính trị. Hãy giải thích và làm rõ khái niệm đó qua sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu.

 12:32 24/05/2016

Thơ Tố Hữu là thơ của lí tưởng cộng sản. Nói đến thơ Tố Hữu là nói đến một hồn thơ trữ tình - chính trị tiêu biểu, nhất quán trong suốt cuộc đời cầm bút. Sống trọn vẹn cuộc sống chính trị, thi sĩ Tố Hữu bắt đầu cùng một lúc với con đường cách mạng. Sáng tác của Tố Hữu tràn đầy chất men say hứng khởi đối với lí tưởng cộng sản. “Tả tình hay tả cảnh, kể chuyện mình hay kể chuyện người cũng là để nói cho được cái lí tưởng cộng sản ấy thôi” (Chế Lan Viên).
Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi: "Mùa thu nay khác rồi … Những buổi ngày xưa vọng nói về".

Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi: "Mùa thu nay khác rồi … Những buổi ngày xưa vọng nói về".

 12:30 24/05/2016

Đất nước là một trong những bài thơ hay nhất viết về Tổ quốc và nhân dân của Nguyễn Đình Thi nói riêng và thơ ca chống Pháp nói chung, cả bài thơ tràn ngập một tâm trạng xốn xang khó tả của người viết: buồn bã, vui sướng, căm giận, hả hê, tự hào, sảng khoái...Dường như nó còn là tấm gương phản ánh tâm trạng và tình cảm của cả một dàn tộc từ lúc đầu đánh Pháp đến khi kháng chiến thành công. Mỗi đoạn thơ trong bài thể hiện một sắc thái tâm trạng và tình cảm nhất định.
Phân tích đoạn trích Đất Nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng)của Nguyễn Khoa Điềm).

Phân tích đoạn trích Đất Nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng)của Nguyễn Khoa Điềm).

 06:21 24/05/2016

Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ trẻ những năm chống Mĩ - thế hệ có những đóng góp nổi bật cho thơ ca Việt Nam những năm này, đã đem đến cho thơ tiếng nói trữ tình của tuổi trẻ (Lê Anh Xuân, Nguyễn Mĩ, Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Vũ Quần Phương, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh...). Trong thơ của lớp nhà thơ này nổi bật lên sự tự ý thức của tuổi trẻ về vai trò, trách nhiệm của mình trong cuộc chiến đấu và sự tự ý thức sâu sắc về đất nước, về nhân dân qua những trải nghiệm của chính mình.
Phân tích đoạn thơ sau trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi ... Làm nên Đất Nước muôn đời.

Phân tích đoạn thơ sau trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi ... Làm nên Đất Nước muôn đời.

 06:20 24/05/2016

Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ nổi tiếng, quê ở xứ Huế mộng mơ, sinh ra trong một gia đình trí thức cách mạng. Ông là cây bút tiêu biểu của thế hệ những nhà thơ trẻ những năm chiến tranh chống Mĩ. Thơ ông giàu chất triết lí, thể hiện tình cảm nồng nhiệt của người thanh niên trí thức yêu nước, hăng hái tham gia vào cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Ông từng giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin, Tổng Thư kí Hội Nhà văn Việt Nam (Khóa V) và ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khóa IX), Trưởng ban Tư tưởng Trung ương. Ông đã để lại hai tác phẩm chính: Đất ngoại ô (tập thơ - 1972) và Mặt đường khát vọng (trường ca - 1974). Đoạn trích trong đề bài thuộc phần đầu, chương V của Mặt đường khát vọng.
Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh. Cảm nhận của anh (chị) về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ trên.

Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh. Cảm nhận của anh (chị) về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ trên.

 06:19 24/05/2016

Trong thơ Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh được coi là nhà thơ nữ viết hay nhất về tình yêu. Đặc sắc của thơ tình Xuân Quỳnh là tiếng nói trực tiếp, chân thành và mãnh liệt bày tỏ những khát vọng tình yêu của trái tim phụ nữ. Cùng với bài thơ Thuyền Biển, bài thơ Sóng được coi là “hai bài thơ tình thuộc loại hay nhất của Xuân Quỳnh nói riêng về thơ hiện đại Việt Nam nói chung” (Lưu Khánh Thơ).
Hãy phân tích đoạn thơ trên để làm nổi rõ sức gợi cảm phong phú, ít nhiều có sự mới mẻ của hình tượng “sóng” trong sự liên hệ với nhân vật trữ tình “em”.

Hãy phân tích đoạn thơ trên để làm nổi rõ sức gợi cảm phong phú, ít nhiều có sự mới mẻ của hình tượng “sóng” trong sự liên hệ với nhân vật trữ tình “em”.

 06:17 24/05/2016

Tình yêu là một mô típ muôn thuở trong thi ca. Từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, mô-típ này đã làm hao tốn giấy mực của biết bao thi nhân như Nguyễn Du, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Nguyễn Đình Thi, Victo Huygo, M. Gorki, T. More, Tagore, Puskin,... Với nữ sĩ Xuân Quỳnh, mô-típ tình yêu cũng mang đến cho ngòi bút tài hoa của chị nguồn thi hứng nồng nàn như lớp thi nhân trước chị. Một lần, đứng ở biển Diêm Điềm (29-12-1967), nhìn những con sóng “dữ dội và dịu êm, ồn ào và lặng lẽ”, hồn thơ phong phú, trẻ trung, tươi mới, chân thành, sôi nổi khát vọng của chị bỗng cất cánh bay cao. Thế là bài thơ Sóng ra đời.
Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

 06:16 24/05/2016

Nếu như Xuân Diệu đã từng thổn thức vì tình yêu, dâng hiến trọn đời cho tình yêu, chạy đua với thời gian để được yêu thì Xuân Quỳnh cũng thế, cũng từng thấp thỏm, lo âu, đau khổ vì yêu. Nhưng dù sao đi nữa, là phận nữ nhi nên người rất ít tỏ ra táo bạo, quá mạnh dạn như Xuân Diệu. Đọc thơ Xuân Quỳnh, ta thường bắt gặp hình ảnh con sóng, chiếc thuyền nói hộ tình yêu... Cũng vì lẽ ấy, suy cho cùng đây chỉ là những chất liêu dung dị, bình thường nhất trong cuộc sống, song lại chứa đựng biết bao ẩn ý, biết bao ẩn tình mà Xuân Quỳnh muốn bày tỏ.

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây