Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Lớp 12 - Trang 21

Lớp 12

Nghị luận xã hội: Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp.

Nghị luận xã hội: Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp.

 02:26 15/11/2016

Thiên nhiên tồn tại biết bao điều kì lạ không chỉ đem lại cho con người sự thích thú, suy mê, gợi tình cảm thẩm mỹ tốt đẹp mà đôi khi nó còn ẩn chứa những bài học mang giá trị nhân sinh sâu sắc. Bạn sẽ nghĩ gì khi nhìn thấy giữa vùng sỏi đá khô cằn vẫn mọc lên cây hoa dại nở ra những chùm hoa rực rỡ? Hẳn sẽ không chỉ là sự trầm trồ thán phục, ngỡ ngàng, sửng sốt mà hình ảnh ấy còn gợi cho chúng ta nhiều điều về nghị lực trong cuộc sống của chính bản thân mình cũng như những người xung quanh.
Phân tích màu sắc Nam Bộ trong truyện Những đứa trong gia đình của Nguyễn Thi.

Phân tích màu sắc Nam Bộ trong truyện Những đứa trong gia đình của Nguyễn Thi.

 02:25 15/11/2016

Nguyễn Đình Thi không phải người Nam Bộ, nhưng rất xứng đáng với danh hiệu "Nhà văn của những người nông dân Nam Bộ" thời chiến tranh chống đế quốc Mĩ. Bởi vì, ông thực sự gắn bó bằng cả tâm hồn mình với mảnh đất Nam Bộ, am hiểu sâu sắc mảnh đất này từ con người đến cảnh vật, thói quen sinh hoạt, nhu cầu văn hóa, lời ăn tiếng nói hằng ngày. Truyện ngắn " Những đứa con trong gia đình" là một tác phẩm tiêu biểu của ông viết về đề tài chiến tranh.
Phân tích vai trò của nhân vật vợ Tràng trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân.

Phân tích vai trò của nhân vật vợ Tràng trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân.

 02:24 15/11/2016

Trong tác phẩm văn học, sự xuất hiện của bất cứ nhân vật nào, dù là nhân vật phụ cũng nằm trong ý đồ sáng tạo của nhà văn. Ít nhiều, sự xuất hiện đó sẽ mang đến văn bản văn học những giá trị nhất định. Khi người vợ nhặt xuất hiện với bộ dạng thiểu não trong truyện ngắn cùng tên thì không phải Kim Lân đang gia công bêu xấu con người mà nhà văn muốn thể hiện những điều cao cả hơn thế nữa.
Tự lựa chọn một đoạn trích trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, phân tích để làm nổi bật thành công của tác giả trong việc khắc hoạ nội tâm nhân vật.

Tự lựa chọn một đoạn trích trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, phân tích để làm nổi bật thành công của tác giả trong việc khắc hoạ nội tâm nhân vật.

 02:23 15/11/2016

Cuộc sống có muôn vàn điều bí ẩn nhưng sâu kín và bí mật nhất có lẽ vẫn là tâm hồn con người. Ấy vậy mà vẫn có những nhà thám hiểm đại tài chuyên phươu lưu khám phá thế giới đó – đó là những người nghệ sĩ văn chương. Đọc đoạn văn miêu tả diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân, bất cứ ai cũng đều ngạc nhiên, thán phục trước khả năng am hiểu nội tâm nhân vật của nhà văn Tô Hoài.
Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.

Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.

 02:22 15/11/2016

Vợ nhặt là một trong những tác phẩm hay của văn học Việt Nam với đề tài cuộc sống người lao động trước Cách mạng. Xuất hiện trong truyện là ba nhân vật với những cơ cực, tủi hờn khác nhau, nhưng có lẽ đáng thương hơn cả vẫn là bà cụ Tứ. Trong truyện, nhà văn Kim Lân đã dừng lại miêu tả khá sâu sắc diễn biến tâm trạng nhân vật này khi bất ngờ đón nhận tin vui của cậu con trai.
Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.

Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.

 02:20 15/11/2016

“Đường lên Tây Bắc vút xa mờ
Đường lên Tây Bắc mây trắng bồng bềnh như trong mơ”
Phát biểu suy nghĩ của anh (chị) khi đọc đoạn văn miêu tả thác nước và “thạch trận” mà ông lái đò sông Đà phải vượt qua trong tác phẩm Người đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Phát biểu suy nghĩ của anh (chị) khi đọc đoạn văn miêu tả thác nước và “thạch trận” mà ông lái đò sông Đà phải vượt qua trong tác phẩm Người đò sông Đà của Nguyễn Tuân

 03:13 14/11/2016

Sinh thời, Nguyễn Tuân rất ham mê “xê dịch” bởi theo ông, “xê dịch” đã giúp ông thay đổi thực đơn cho giác quan. Vì vậy, những gì gắn với sông, nước, thuyền, bè hoặc đường xá, cầu cống thường có cảm hứng mãnh liệt đối với ông. Nét tài hoa của Nguyễn Tuân là ở chỗ ông coi nghệ thuật đặc biệt có cảm hứng trước những gì thật dữ dội, phi thường, hoặc thật thơ mộng, tình tứ. Và có lẽ vì thế, đoạn văn miêu tả thác nước, “thạch trận” mà ông lái đò phải vượt qua trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” hiện lên dưới ngòi bút Nguyễn Tuân như một bằng chứng thuyết phục về phong cách độc đáo của nhà văn tài hoa này.
Phân tích vẻ đẹp của khổ thơ sau trong bài thơ “Đò Lèn” (Nguyễn Duy)

Phân tích vẻ đẹp của khổ thơ sau trong bài thơ “Đò Lèn” (Nguyễn Duy)

 03:12 14/11/2016

"Tôi đi lính, lâu không quê ngoại
dòng sông xưa vần bên lở, bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi ..."
(Trích Đò Lèn, Nguyễn Duy)
Phân tích nội dung nghệ thuật châm biếm, đả kích trong truyện ngắn Vi (Nguyễn Ái Quốc)

Phân tích nội dung nghệ thuật châm biếm, đả kích trong truyện ngắn Vi (Nguyễn Ái Quốc)

 03:12 14/11/2016

Nghệ thuật dường như cũng có cái "bánh xe vô lượng" của nó. Trong văn chương, có những tác phẩm là sự đan xen, nối tiếp từ cảnh này sang cảnh khác, giọng điệu này sang giọng điệu khác, kết rồi mà vẫn mở ra những điều mới mẻ. "Vi hành" của Nguyễn Ái Quốc là một tác phẩm như vậy.
Bình luận về ý kiến sau: “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”

Bình luận về ý kiến sau: “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”

 03:10 14/11/2016

Cái chết tách con người ra khỏi cuộc sống thực tại, khỏi mối liên hệ với loài người Đó là một mất mát rất lớn. Nhưng liệu trong thế giới này còn có mất mát nào lớn hơn không? Cuộc sống có ý nghĩ không phải là có thêm nhiều ngày tháng để sống mà 1à những ngày tháng bạn có, bạn đã sống như thế nào. Có lẽ cũng xuất phát từ những quan điểm như vậy mà Noóc-man Ku-sin đã từng nói: “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”, (theo Những vòng tay âu yếm - NXB Trẻ, 2003).
Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của câu chuyện: Hoa hồng tặng mẹ

Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của câu chuyện: Hoa hồng tặng mẹ

 03:06 14/11/2016

Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.
Nghị luận về vai trò của Internet với thanh niên ngày nay.

Nghị luận về vai trò của Internet với thanh niên ngày nay.

 07:14 12/11/2016

Cách đây mười năm, cái khái niệm "Tin học" hay "internet" thật quá xa vời với người dân, xa vời với hầu hết các bạn trẻ. Thế nhưng ngày nay, với sự bùng nổ của Công nghệ thông tin, giới trẻ được tiếp xúc nhiều và trở nên nhanh nhạy với máy tính, với Internet. Nghiễm nhiên, tin học không còn là một vấn đề quá xa lạ, thậm chí là quen thuộc với đại bộ phận giới trẻ. Đó là dấu hiệu đáng mừng của ngành công nghệ số nước ta.
Nghị luận về tình trạng ô nhiễm môi trường sống và trách nhiệm của người dân thực trạng đáng buồn này.

Nghị luận về tình trạng ô nhiễm môi trường sống và trách nhiệm của người dân thực trạng đáng buồn này.

 07:13 12/11/2016

Vấn đề ô nhiễm môi trường sống đang là một vấn đề nổi cộm, có tính chất toàn cầu. Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường đang ở mức trầm trọng. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nằm trong danh sách 6 thành phố ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới. Với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt trên 8%, Việt Nam đang đối mặt với một hiểm họa ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Do tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá nhanh chóng, ô nhiễm môi trường tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành một vấn đề trọng điểm của quốc gia.
Nghị luận về hiện tượng gian lận trong thi cử.

Nghị luận về hiện tượng gian lận trong thi cử.

 07:11 12/11/2016

Một mùa tuyển sinh nữa lại trôi qua và những người chịu trách nhiệm tổ chức công việc muôn phần phức tạp đó đã có thể thở phào nhẹ nhõm. Nhưng không ít người, trong đó có tôi vẫn thấy có cái gì đó đè nặng trong tâm tưởng khi mà một lần nữa kì thi vẫn nổi cộm lên sự gian lận ngày một trắng trợn hơn, tinh vi hơn và thậm chí được hiện đại hóa. Người ta có thể giải thích điều đó là do có chỉ thị của bộ trưởng Bộ GD - ĐT, các giám thị đã làm việc nghiêm túc hơn nhưng đó chỉ là bề nổi của vấn đề, chúng ta cần phải có cái nhìn sâu hơn vào tệ nạn gian lận trong thi cử để hiểu rõ hơn thực trạng thi cử cũng như giáo dục ở nước ta hiện nay.
Chứng minh nhận định: Cảm hứng đất nước là nột trong những cảm hứng sâu đậm của văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945.

Chứng minh nhận định: Cảm hứng đất nước là nột trong những cảm hứng sâu đậm của văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945.

 07:11 12/11/2016

Đề tài quê hương đất nước là đề tài truyền thống, quen thuộc trong văn học. Các trang văn, trang thơ qua các thời kì lịch sử bao giờ cũng tràn đầy hình ảnh đất nước, quê hương. Chính đề tài này đã khơi nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà nghệ sĩ. Họ viết về đất nước với tất cả sự yêu mến, trân trọng, tự hào, cũng có khi là cảm hứng đau thương trước nỗi đau của con người, tội ác của quân giặc, có khi lại là cảm hứng quyết chiến quyết thắng với tinh thần chiến đấu sục sôi. Bao nhiêu cung bậc tình cảm với dân tộc, đất nước là bấy nhiêu dòng cảm hứng ngợi ca. Bên kia sông Đuống, Việt Bắc, Đất nước là những bài thơ tiêu biểu, bày tỏ nguồn cảm hứng sâu sắc, phong phú, tinh tế đối với quê hương, đất nước.
Nền văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 là “nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn”. Anh (chị) hãy trình bày ý kiến của mình về nhận định trên.

Nền văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 là “nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn”. Anh (chị) hãy trình bày ý kiến của mình về nhận định trên.

 07:10 12/11/2016

Nền văn học Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám 1945 là nền văn học hình thành và phát triển gắn với thời kì hào hùng bậc nhất trong lịch sử dân tộc: cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam trước những kẻ thù nguy hiểm nhất của thời đại - thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Lịch sử đã ghi những trang vẻ vang cho truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giữ gìn nền độc lập tự do của tổ quốc. Cả dân tộc cùng hoà chung vào một bản đồng ca, say đắm lòng người. Trong thời kì này, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã chi phối lên toàn bộ đời sống văn học, tạo nên những tác phẩm còn lại mãi với thòi gian.
“Thơ là thơ, nhưng đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng” (Sóng Hồng). Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ điều đó qua một số bài thơ đã học trong sách Ngữ văn 12 nâng cao, tập một.

“Thơ là thơ, nhưng đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng” (Sóng Hồng). Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ điều đó qua một số bài thơ đã học trong sách Ngữ văn 12 nâng cao, tập một.

 07:09 12/11/2016

Thơ là một loại thể văn học nảy sinh từ rất sớm trong đời sống con người, nó phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu. Thơ mang những đặc trưng chính như nhân vật trữ tình, tứ thơ, giọng điệu, ngôn ngữ. Có nhiều lời luận bàn khác nhau xung quanh các đặc trưng của thơ ca nói chung và thơ trữ tình nói riêng. Đứng từ góc độ giọng điệu, ngôn ngữ, nhà thơ Sóng Hồng đã có nhận xét rất tinh tế về thơ: “Thơ là thơ, nhưng đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng”. Qua hai tác phẩm thơ đã được học: “Việt Bắc” của Tố Hữu và “Tây Tiến” của Quang Dũng, bài viết sẽ đi sâu phân tích những biểu hiện của tính họa, tính nhạc trong hai tác phẩm, qua đó góp phần làm sáng tỏ ý kiến của Sóng Hồng khi luận bàn về một trong những phương diện đặc biệt, quan trọng của thơ: ngôn ngữ.
Nhà văn Pháp Gioóc-giơ Đuy-a-men (1884-1966) nói: “Một tiểu thuyết thực sự hứng thú là tiểu thuyết không chỉ mua vui cho chúng ta, mà quan trọng hơn là giúp chúng ta nhận thức thế giới, lí giải thế giới”.

Nhà văn Pháp Gioóc-giơ Đuy-a-men (1884-1966) nói: “Một tiểu thuyết thực sự hứng thú là tiểu thuyết không chỉ mua vui cho chúng ta, mà quan trọng hơn là giúp chúng ta nhận thức thế giới, lí giải thế giới”.

 07:07 12/11/2016

Bình luận câu nói ấy dựa trên cơ sở một truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết đã học và đọc.

Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ thế kỷ XIX, tiểu thuyết đã được coi là “hình thái chủ yếu của nghệ thuật ngôn từ. Là một hình thức tự sự cỡ lớn, tiểu thuyết có những khả năng riêng trong việc tái hiện với một quy mô lớn những bức tranh hiện thực đời sống, trong đó chứa đựng nhiều vấn đề sâu sắc của đời sống xã hội. Chính vì vậy, nhà văn Pháp Giooc-giơ Đuy-a-men (1884 - 1966) đã nói: “Một tiểu thuyết thực sự hứng thú là tiểu thuyết không chỉ mua vui cho chúng ta, mà quan trọng hơn là giúp chúng ta nhận thức thế giới, lí giải thế giới”.
“Thơ phải có tư tưởng, có ý thức, vì bất cứ cảm xúc, tình tự nào của con người cũng dính liền với sự suy nghĩ. Nhưng tư tưởng trong thơ là tư tưởng dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống. Tư tưởng của thơ nằm ngay trong cảm xúc, tình tự”

“Thơ phải có tư tưởng, có ý thức, vì bất cứ cảm xúc, tình tự nào của con người cũng dính liền với sự suy nghĩ. Nhưng tư tưởng trong thơ là tư tưởng dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống. Tư tưởng của thơ nằm ngay trong cảm xúc, tình tự”

 07:05 12/11/2016

Dựa vào các bài thơ đã học, anh (chị) hãy nhận xét về ý kiến trên.
Là một thể loại văn học nằm trong phương thức trữ tình nhưng bản chất của thơ lại rất đa dạng, với nhiều biến thái và màu sắc phong phú. Thơ tác động đến người đọc vừa bằng sự nhận thức cuộc sống vừa bằng khả năng gợi cảm sâu sắc, vừa trực tiếp với những cảm xúc, suy nghĩ cụ thể, vừa gián tiếp qua liên tưởng và những tưởng tượng phong phú, vừa theo những mạch cảm nghĩ, vừa bằng sự rung động của ngôn từ giàu nhạc điệu. Không chỉ hàm chứa cảm xúc, “Thơ phải có tư tưởng, có ý thức, vì bất cứ cảm xúc, tình tự nào của con người cũng dính liền với sự suy nghĩ. Nhưng tư tưởng trong thơ là tư tưởng dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống. Tư tưởng của thơ nằm ngay trong cảm xúc, tình tự” (Nguyễn Đình Thi - Mấy ý nghĩ về thơ). Là người nghệ sĩ đa tài, Nguyễn Đình Thi đã đưa ra lời luận bàn có giá trị sâu sắc khi nói tới thơ, một loại thể đặc sắc của văn học.
M. Go-rơ-ki nói: “Kịch đòi hỏi những tình cảm mãnh liệt”. Anh (chị hiểu thế nào về ý kiến đó? Hãy làm sáng tỏ qua các trích đoạn kịch yêu và thù hận (Rô-mê-ô và Giu-li-ét), Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Vũ Như Tô)

M. Go-rơ-ki nói: “Kịch đòi hỏi những tình cảm mãnh liệt”. Anh (chị hiểu thế nào về ý kiến đó? Hãy làm sáng tỏ qua các trích đoạn kịch yêu và thù hận (Rô-mê-ô và Giu-li-ét), Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Vũ Như Tô)

 05:15 10/11/2016

Người nghệ sĩ ở mọi thời đại đều thiết kế và khoác lên mình những đứa con tinh thần của mình những tấm áo khoác phù hợp với thời đại đó. Và ứng với mỗi thể loại văn học sẽ là một tấm áo khoác lộng lẫy làm nên nét đặc trưng rất riêng của thể loại đó. Về đặc trưng của thể loại kịch thì M.Gorki khẳng định: " kịch đòi hỏi những tình cảm mãnh liệt".
Phân tích phần đầu bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi (Từ “Sáng mát trong như sáng năm xưa” đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về”)

Phân tích phần đầu bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi (Từ “Sáng mát trong như sáng năm xưa” đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về”)

 05:13 10/11/2016

Thi đề Đất nước là một cảm hứng chủ đạo của nền văn học Việt Nam qua các thời đại. Đặc biệt trong văn học cách mạng, cảm hứng ấy lại càng sục sôi, cuốn hút người thi sĩ. Đất nước trở thành tiếng gọi thiêng liêng, cao quý nhất đối với mỗi con người khi vận mệnh dân tộc được đặt lên hàng đầu.
Nghị luận về một phương diện nghệ thuật mà anh (chị) cho là đặc sắc trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên

Nghị luận về một phương diện nghệ thuật mà anh (chị) cho là đặc sắc trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên

 05:11 10/11/2016

Thơ Chế Lan Viên có tính khái quát rất cao. Hiện thực trong thơ ông được đúc rút ở những chân lí cao cả. Chế Lan Viên tìm cách lí giải, cắt nghĩa hiện thực bằng một góc nhìn riêng biệt, sáng tạo qua những hình ảnh độc đáo, đặc sắc. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cái tôi người nghệ sĩ và cái ta chung của cuộc đời và sức liên tưởng, khái quát mạnh mẽ, đã giúp Chế Lan Viên sáng tạo ra những hình ảnh có giá trị thẩm mĩ sâu sắc. Khác với các nghệ sĩ khác thường nhân danh cộng đồng, nhân danh cái ta chung để nói về đất nước, dân tộc.
“Thế giới Kinh Bắc” trong bài thơ “Bên kia sông Đuống” của Hoàng cầm.

“Thế giới Kinh Bắc” trong bài thơ “Bên kia sông Đuống” của Hoàng cầm.

 04:15 09/11/2016

Đối với thi sĩ, nhiều khi cái địa chỉ khai sinh lại là mối duyên may giữa thơ ca và cuộc đời, vùng đất chôn rau cắt rốn nhiều khi lại là nơi tích đọng năng lượng cho chồi thơ nảy mầm. Chí ít đối với trường hợp Hoàng Cầm là như vậy. Khi đọc “Bên kia sông Đuống”, người đọc cảm nhận được điều này: một hồn thơ đa tình đẫm hơi thở dân gian như thế dường như không thể không chọn cái vùng đất Bắc Ninh cổ kính và mộng mơ mà sinh hạ. “Bên kia sông Đuống” đúng là một bài thơ của thế giới Kinh Bắc, thế giới của những đình chùa miếu mạo, của những lễ hội dân gian tấp nập, đông vui, thế giới của tranh Đông Hồ hồn nhiên mà tình tứ, thế giới của những câu quan họ vương vấn lòng người... Sau khi ra đời, đêm 1948, bài thơ đã được truyền rộng rãi trong kháng chiến và được coi là một trong những bài thơ hay nhất viết về quê hương đất nước trong nền văn học hiện đại của nước nhà.
Phân tích một đoạn thơ mà anh (chị) cho là “đậm đà màu sắc dân tộc” trong bài Việt Bắc của Tố Hữu.

Phân tích một đoạn thơ mà anh (chị) cho là “đậm đà màu sắc dân tộc” trong bài Việt Bắc của Tố Hữu.

 04:14 09/11/2016

Tính dân tộc là một phạm trù mĩ học, là một thuộc tính tất yếu của vốn học, được coi là tiêu chuẩn để đánh giá một tác phẩm văn học. Mỗi nền văn học bao giờ cùng là thành tựu của cả một dân tộc nhất định, dù ít hay nhiều, sâu sắc hay không sâu sắc thì nền Văn học bao giờ cũng hiển hiện những nét của dân tộc mình. Tính dân tộc quán triệt khá nhiều mặt của sáng tác văn học, từ nguồn gốc đến chức năng, từ ngồn ngữ đến thể loại, từ nội dung đến hình thức.
Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

 04:13 09/11/2016

Nhà thơ Quang Dũng sinh ra trên đất Hà Tây nhưng chủ yếu lại sống ở Hà Nội. Hà thành hoa lệ không thể không ảnh hưởng tới hồn thơ Quang Dũng, nên người nghệ sĩ đa tài này có một hồn thơ thật hào hoa, bay bổng, nồng nàn tình yêu đất nước và con người đến si mê. Bài thơ Tây Tiến “của ông từng có một số phận khá truân chuyên. Song thời gian luôn là ông thầy công minh nhất cho những tác phẩm nghệ thuật chân chính. Vì thế, vượt qua năm tháng, bài thơ "Tây Tiến” của Quang Dũng vẫn luôn làm xôn xao cõi lòng bởi những vần thơ đượm màu kiêu bạc, hào hoa.
Nghị luận về đoạn thơ mở đầu bài Bên kia Đuống của Hoàng cầm: “Em ơi buồn làm chi … Sao xót xa như rụng bàn tay”.

Nghị luận về đoạn thơ mở đầu bài Bên kia Đuống của Hoàng cầm: “Em ơi buồn làm chi … Sao xót xa như rụng bàn tay”.

 04:12 09/11/2016

“Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông”,
(Sao chiến thắng - Chế Lan Viên)

Tình yêu quê hương đất nước là đề tài lớn của văn học Việt Nam trong suốt trường kì lịch sử và nhất là của thơ ca chống Pháp. Chính tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc, mãnh liệt và nông nàn đã trở thành nguồn cảm húng dào dạt, bất tận của biết bao thi sĩ. Nhà thơ Hoàng cầm với bài thơ “Bên kia sông Đuống” đã ghi sâu vào lòng bạn đọc như một đại diện tiêu biểu cho nền thơ ca chống Pháp. Hồn thơ Hoàng cầm gắn chặt với quê hương Kinh Bắc đã làm nên sắc điệu riêng cho nhà thơ và tác phẩm của ông. Cảm hứng ấy được bộc lộ khá rỏ ngay trong đoạn thơ mở đầu, khi người con của quê hương đứng ở “bên này" nhìn về ” sông Đuống:
Bình luận đoạn thơ cuối trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu: Ta muốn ôm … Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Bình luận đoạn thơ cuối trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu: Ta muốn ôm … Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

 04:11 09/11/2016

Trên văn đàn văn học nước nhà xuất hiện một chàng trai trẻ hiền hậu và say mê tóc như mây vướng trên đài trán thơ ngây, mắt như bao luyến vợi người và miện cười mở rộng như một tấm lòng sẵn sàng ân ái. Chàng đi trên đường thơ, lượm hái những bông hoa đầy hương sắc. Đó không phải ai khác ngoài Xuân Diệu. Xuân Diệu là sự kết tinh của những gì mới mẻ nhất trong nền thi ca Việt Nam. Mỗi tác phẩm thơ của ông giống như nguồn nước giếng trong mà khơi mãi vẫn không hết cá ngọt ngào sâu lắng của nó. Và "Vội vàng" của thi sĩ Xuân Diệu in trong tập "Thơ thơ" (1933- 1938) là một bài thơ như vậy. Đây cũng là bài thơ độc đáo nhất, mớ nhất - đoá hoa đầu mùa đầy sắc hương làm rạng danh một tài thơ thế kỷ.
Phân tích bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm

Phân tích bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm

 23:33 08/11/2016

Nhà thơ Hoàng Cầm sinh ra ở Bắc Ninh – quê hương quan họ với những làn điệu dân ca ngọt ngào đằm thắm chính là suối nguồn nuôi dưỡng tâm hồn thơ ca của ông. Mảnh đất Kinh Bắc đã gợi thương gợi nhớ cho Hoàng Cầm, nó giống như một ám ảnh nghệ thuật trong thơ ông. Đọc thơ ông, thấy hiện lên cảnh vật và con người Kinh Bắc – một vùng đất trù phú, hữu tình với biết bao di tích lịch sử, đền đài, miếu mạo, biết bao những sinh hoạt, những truyền thống văn hóa lâu đời: Hội Gióng, hội Lim.. Bài thơ Bên km sông Đuống là một kết tinh nghệ thuật tiêu biểu của nhà thơ.
Trong nghệ thuật văn chương, miêu tả tâm lí, tình cảm đã là khó (miêu tả tâm lí nhân vật là một bước tiến lớn trong lịch sử văn học), miêu tả tình cảm của một con chó lại càng khó hơn, dẫu rằng trong số các loài vật nuôi, chó được coi là loài gần

Trong nghệ thuật văn chương, miêu tả tâm lí, tình cảm đã là khó (miêu tả tâm lí nhân vật là một bước tiến lớn trong lịch sử văn học), miêu tả tình cảm của một con chó lại càng khó hơn, dẫu rằng trong số các loài vật nuôi, chó được coi là loài gần

 04:21 08/11/2016

Có thể nói, trong "Truyện Kiều", dưới ngòi bút miêu tả bậc thầy của thiên tài Nguyễn Du, mỗi nhân vật dù chính diện hay phản diện đều hiện lên với một chân dung hết sức sinh động, gợi cảm. Đó là Kim Trọng "phong lưu tài mạo tót vời", là Từ Hải "râu hùm hàm én, mày ngài", là Mã Giám Sinh "mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao", là Hồ Tôn Hiến "lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình"... Đặc biệt, nổi bật trong số đó là bức chân dung chị em Thúy Kiều.
Phân tích bài thơ: Tre Việt Nam của Nguyễn Duy

Phân tích bài thơ: Tre Việt Nam của Nguyễn Duy

 20:56 30/10/2016

Nhắc đến Nguyễn Duy ta thường nhớ đến bài thơ Ánh Trăng thế nhưng ngoài bài thơ ấy Nguyễn Duy còn mang đến cho chúng ta một bài thơ hay không kém và đặc biệt nó còn có ý nghĩa nói đến nhân dân ta. Đó chính là bài thơ Tre Việt Nam.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây