“Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ
Sao xót xa như rụng bàn tay”.
“Bên kia sông Đuống" không chỉ là một thế giới Kinh Bắc, thế giới của đền chùa, miếu mạo, của những lễ hội dân gian tấp nập đông vui... mà còn là bài thơ của nỗi đau. Một đêm giữa tháng 4 - 1948, Hoàng cầm trực tiếp nghe tin giặc đánh phá quê hương mình ở bờ nam sông Đuống: tôi cực kì xao xuyến tâm tư chồng chất những nhớ thương tiếc nuối, xót xa với cảnh và người nơi quê bị tàn phá, giết hại cùng với một niềm căm giận sâu lắng. Quá 12 giờ đêm, tôi thắp đèn dầu sở ngồi viết. Viết một mạch, có lúc cảm xúc trào lên mạnh, sợ kịp với cảm xúc". Như vậy, chính nỗi đau giao thoa với tình yêu, trào lên thành những vần thơ tài hoa, da diết của Hoàng cầm.
Mười câu thơ đầu của bài thơ là cái nhìn toàn cảnh bên kia sông Đuống từ bên này.
Bài thơ mở đầu bằng lời động viên, an ủi, vỗ về một người em gái quê hương của chủ thể trữ tình “anh ” khi quê hương bị chiếm đóng đang ngùn ngụt lửa hung tàn:
“Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì”.
Trong sáng tạo nghệ thuật, có lúc ngòi bút tác giả như bị đưa đẩy bởi một ma lực thần bí nào đó hoặc bởi mệnh lệnh của vô thức. Thực ra, đấy chỉ là sự hội tụ may mắn nhất của các điều kiện sáng tạo. Ba câu thơ mở đầu của Hoàng cầm đi xuất hiện trong cơn hung thần ấy: “Đột nhiên, từ thôn xóm nào xa, vang vọng ngay bên tai tôi một giọng hát, như than thở, như ru êm, một giọng phụ nữ trong trẻo nghe rõ mồn một, nhưng lại như nghe từ lúc tôi còn thơ dại" (“Tôi viết Bên kia sông Đuống”, Báo Văn nghệ, số 27 - 1992). Thế là Hoàng cầm chỉ việc phụng sự thần linh giọng nữ cao nào đó để ghi lấy những câu thơ từ trời cao rót xuống. Đúng là cách làm thơ rất Hoàng Cầm. Những câu thơ ấy mang một vẻ trầm buồn thật dịu dàng, một xót xa tiếc nhớ thật âm thầm. Em ở đây không phải nhân vật có thật mà chỉ là cái cớ rất đẹp, rất duyên để nhân vật trữ tình bộc lộ những cung bậc của lòng mình một cách tự nhiên. Các nhà thơ khi giãi bày, thổ lộ lòng mình thường có một nhân vật “em ”như vậy:
“Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
Đường Bạch Dương sương trắng nắng tràn”
(Em ơi Ba Lan- Tố Hữu)
Và sông Đuống của ngày xưa dần hiện lên trong tâm trí nhà thơ, một dòng sông với hai bờ cát trắng, thanh, sạch, mịn màng: “Ngày xưa cát trắng phẳng lì”. Ở đất nước lắm sông nhiều suối, ở một tâm hồn Việt Nam giàu tình yêu quê hương, xứ sở đã quen thuộc với dòng sông đôi bờ cát trắng vắt mình chảy qua trang thơ và chảy tràn trong kí ức người đọc.
“Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang ”
(Mùa xuân chín - Hàn Mặc Tử)
Nhưng cũng với bờ cát trắng, trong tâm trí Hoàng cầm lại là “cát trắng phẳng lì ". Bàn chân của tuổi thơ từng tung tăng nô đùa, chạy nhảy trên cát mới cảm thấy cái mát, cái mịn từ “cát trắng phẳng lì” truyền sang cơ thể. Để bây giờ, dẫu bàn chân Hoàng cầm đã xông pha bao miền ngược xuôi, bao phen lên rừng, xuống bể vẫn không quên được” kí ức tuổi thơ. Dòng sông Đuống hiền hòa, êm ả, lặng lẽ trôi xuôi, “lấp lánh" ánh trời, lưu luyến hoài trong nỗi nhớ hiện lên trong thơ Hoàng Cầm không phải là vật thể vô tri, vô giác mà là một sinh thể có tâm hồn, tâm trạng qua cái dáng: “Nằm nghiêng nghiêng kháng chiến trường kì", Con sông “nghiêng nghiêng” chảy giữa hai bờ thực - ảo. Vừa là sông đấy, vừa là lòng yêu say đắm đấy. Hai chữ “nghiêng nghiên thật đắt, tạo nên một thế nằm trữ tình - thế nằm nhớ nhung, tình tự, mơ mộng của con sông. Thiếu lòng yêu, con sông sẽ cứng đờ, bất động trên thảm chữ vô hồn.
Các câu thơ trải ra êm đềm, thanh âm phối hợp rất hài hòa tạo nên âm điệu gợi cảm, êm đềm. Con sông tĩnh tại quá, phẳng lặng quá! “Sông Đuống trôi đi” ngoại trừ tên sông gieo một thanh trắc, các thanh ngang dàn tạo một cảm giác nhẹ nhàng, bình yên. Câu thơ dường như dài ra, man mác. Vô tình hay hữu ý trong câu thơ này dường như tên sông tạo một nốt nhấn trong nền âm bằng phẳng như dòng sông.
Với Hoàng Cầm, con sông đến với một cảm giác bình an, trong trẻo. Sau này ta cũng bắt gặp cảm xúc ấy trong thơ của Tế Hanh:
“Quê hương tôi có con sông xanh
Nước gương trong soi tỏ những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng. ”
Ở Hoàng Cầm, vẫn cái “lấp lánh" tựa như ấy. Phải chăng, “ lấp lánh "một tuổi thơ, “lấp lánh ”một cánh diều, lánh” một trời cao xanh biếc, “lấp lánh "gương mặt quê hương?
Nhớ về quê hương sông Đuống, nhà thơ nhớ tới vẻ đẹp của một làng quê nông nghiệp với những bãi bờ liên tiếp: “bãi mía”, “bờ dâu”, “ngô khoai” … Nhưng quê hương Hoàng cầm còn là vùng quê với những làng nghề truyền thống mang đậm hồn dân tộc: trồng dâu, nuôi tằm, ươm to, dệt lụa, nhuộm màu...
“Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc”
Từ láy tượng hình “xanh xanh", "biêng biếc” đứng dầu và cuối hai câu thơ như mở ra và khép lại một ý thơ. Chúng ta không thể nhìn thấy cái gì khác ngoài màu "xanh xanh", “biêng biếc" trải rộng ngút ngàn hút tầm mắt. Dòng sông Đuống lặng lẽ mang phù sa bồi đắp cho hai bờ đất đai màu mỡ, cây cối xanh tươi, xóm làng trù phú. Cái "xanh xanh ", "biêng biếc” bằng cái cần cù, chịu thương, chịu khó, vất vả nắng mưa, nhọc nhằn tần tảo để giữ cho sức sống một làng quê... Nhưng tất cả vẻ đẹp ấy bây giờ lùi vào quá khứ. Hai chữ “ngày xưa ” gợi cảm giác rất xa về thời gian nhưng thực chất đây là thời gian tâm lí, vẫn bám lấy dòng sông ấy. Hoàng cầm tạo một hình tượng trữ tình chết lặng:
“Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay”.
Câu thơ kết thúc đoạn gây một cảm giác mạnh. Nó như truyền thẳng và người đọc một nỗi đau hữu hình tê buốt. Cảm xúc ở đây quả là phức tạp, đi về trên trục thời gian giữa quá khứ thanh bình và hiện tại chiến tranh, khiến tình yêu hòa trộn với nỗi đau. Yêu và đau soi chiếu vào nhau, cái nọ càng tô đậm cái kia tạo nên cấu trúc đặc biệt. Nổi lên trong đoạn thơ là niềm đau tiếc, xót xa, uất hận khi quê hương rơi vào tay giặc. Khúc tơ vò của cảm xúc này được diễn tả bằng phép tương phản: hình ảnh quê hương đẹp trong quá khứ đồng hiện cùng hình ảnh quê hương đau thương trong hiện tại và thế là hiện tại, quá khứ chen lấn nhau, đan cài nha xô về trong cảm xúc.
Nỗi đau tinh thần đã được vật chất hóa trở thành nỗi đau thể xác: “xót xa như rụng bàn tay". Phải là người trong cuộc, phải là chính quê hương thân yêu của mình bị giặc chiếm đóng thì mới có nỗi đau như vậy. Hoàng cầm đã thức trắng đêm để viết nên bài thơ này khi ông nghe tin quê hương bị giặc tàn phá và nỗi đa đã tràn ngay trong những dòng thơ đầu bằng một hình ảnh đầy ấn tượng.
Nỗi đau ấy đã khép lại đoạn mở đầu để mở ra những nỗi đau cụ thể khác liên tiếp trong suốt bài thơ. Nó là điểm xuất phát, sự bùng nổ cho cảm hứng về quê hương Kinh Bắc tuôn chảy dào dạt trong mạch thơ “Bên kia sông Đuống" của Hoàng Cầm.
Đoạn thơ là một bức tranh đẹp được khúc xạ qua tâm trạng đau xót của nhà thơ khi quê hương Kinh Bắc thân yêu bị giặc chiếm đóng. Đoạn thơ in đậm chất Kinh Bắc và giọng điệu thơ Hoàng cầm, dẫu chỉ là một đoạn mở đầu ngắn tron cả một bài thơ dài.