Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Viết bài văn nói với những liệt sĩ vô danh đang nằm ở nghĩa trang Trường Sơn để đọc trong buổi sinh hoạt trẻ nhớ nguồn”.

Thứ ba - 15/11/2016 02:27
“Ai đấy, khi nắm tay người bạn thân yêu của mình, khi cánh buồm xanh đi cánh cửa trời rộng mở, chớ quên dưới chân mình là cát sỏi, là hòn đất đượm mồ hôi, thẫm máu của bao thế hệ, mà cuộc sống của họ đã xa xôi…
Ai đấy, khi khoác vai người bạn yêu quý của mình, chỉ cho bạn, kia là ngôi sao Hôm - ngôi sao Mai... ngôi sao ban chiều và ngôi sao của bình minh. Chớ quên rằng có buổi sáng nào, sao Mai mang màu đỏ, màu máu và màu lửa! Chớ quên rằng, để đêm trăng có những ngôi sao tình tự, để con người tự do mơ ước vươn tới những đỉnh cao xa; có những trái tim đầy khát vọng phải xếp vào ba lô mọi mơ ước dịu hiền nhất, mọi tương lai cá nhân quen thuộc nhất. Mà đánh giặc".
(“Mãi mãi tuổi hai mươi Nguyễn Văn Thạc)
 
Trong buổi sinh hoạt ‘Tuổi trẻ nhớ về cội nguồn” của chúng ta hôm nay, tôi chợt thấy ngân vang lời nhắc nhở thấm đẫm chất nhân văn của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc.

Tuổi trẻ chúng tôi mãi ghi nhớ công ơn của những người đã nằm xuống để “cây đời” hôm nay mãi xanh tươi. Trong tâm trí, chúng tôi mãi khắc sâu lời dạy của Bác Hồ: “Máu đào của các liệt sĩ đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hi sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sĩ và chúng ta phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sĩ để vượt qua tất cả những khó khăn, gian khổ...”
 
Trải qua các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, đất nước ta đã thực sự “nở hoa độc lập, kết quả tự do”. Song, sự hi sinh, mất mát cũng thật lớn lao. Không gì có thể bù đắp được những hi sinh vô giá đó.
 
Thế hệ trẻ chúng tôi, sinh ra trong hòa bình nên chi biết đến sự tàn khốc của chiến tranh qua những trang sử hào hùng của dân tộc, qua những thước phim tư liệu, qua lời kể của ông bà, cha mẹ. Nhung chúng tôi luôn biết ơn sự hi sinh cao cả để hôm nay, chúng tôi được sống trong tự do, hòa bình.
 
Cuộc sống tốc độ của ngày hôm nay khiến nhiều hành vi cư xử của giới trẻ thay đổi, khác biệt rất nhiều so với các thế hệ trước. Lời cảm ơn xã giao, dấu hiệu đầu tiên của con người văn minh, lịch sự được nói nhiêu hơn. Nhưng lòng biết ơn chân thành và bền lâu ngày một ít đi. Sự đền đáp dần dần được hiểu như một sự “có qua có lại” bằng vài việc cụ thể, bằng quà cáp. Sau đó không còn vướng bận dây dưa. Nhưng các anh ơi! Đừng vội buồn và thất vọng về giới trẻ hôm nay, đó chỉ là một bộ phận nhỏ chứ không phải là tất cả.
 
Thế hệ trẻ chúng tôi đã và đang tiếp tục bằng những hành động cụ thể nhất.
 
Những chàng trai trẻ như Nguyễn Hữu Tuấn và nhóm bạn của mình vẫn “đi tìm quê hương” cho các liệt sĩ - những người con hi sinh vì Tổ quốc khi đang tuổi đôi mươi. Nhóm sws của họ đã chứng minh: Tuổi trẻ hôm nay không quên sự hi sinh của thế hệ cha anh, và họ đang sẻ chia những mất mát, xoa dịu nỗi đau chiến tranh bằng lòng biết ơn chân thành, trí tuệ và sức khỏe.
 
“Hãy yên nghi đi anh
Dù quê anh nơi nào
Dù anh là ai
Sự hi sinh của anh la cao cả…
 
Tại sao lại là vô danh
Khi mỗi con người sinh ra là thực thể
Tại sao lại là vô danh
Khi mỗi người trong các anh
Đã để lại trên mặt đắt
Một người mẹ
Một người cha
Một người chị
Một người vợ
Tại sao lại là vô danh
Khi mỗi các anh
Ra đi
Đều từ một mái nhà có thực!...
 
Sao anh lại cứ lặng im
Khoảng trống trên bia mộ ơi tim tôi vỡ mất…”
(“Trong nghĩa trang - Nguyễn Thị Hồng)
 
Chúng tôi đã từng được đến thăm các anh ở nghĩa trang Trường Sơn. Hôm đấy trời mưa. Tôi ngồi trong xe trông thấy có một người phụ nữ đèo củi đi ra phía nghĩa trang. Người phụ nữ chỉ có một chiếc áo mưa. Nhưng chiếc áo mưa lại để che bó củi khỏi ướt, còn mình thì cứ mặc cho cơn mưa làm ướt tấm thân gầy. Tôi vẫn lặng lẽ quan sát. Chị dừng xe, cứ đứng trước nghĩa trang... Mưa ngớt, rồi tạnh.
 
Chị đốt cùi sưởi cho các anh... Ôi! Giá như tôi là một họa sĩ, tôi sẽ vẽ... Một màn mưa. Một con đường. Một vệt núi xa mờ trong mưa. Một người phụ nữ. Một chiếc xe đạp. Một bó củi. Một chiếc áo mưa.
 
Tôi chợt hiểu rằng: Những tấm lòng chan chứa yêu thương sẽ mãi còn ở bên các anh - những liệt sĩ không bao giờ vô danh!
 
Xin các anh hãy yên lòng! Những người thân của các anh đã, đang và sẽ mãi được dân tộc quan tâm, nâng niu và trân trọng. Hình bóng những Người Mẹ Việt Nam anh hùng, đấng sinh thành ra các anh mãi là niềm tự hào của dàn tộc. Bởi chúng tôi hiểu: bất kì sự hi sinh xương máu nào của con người cũng đều để lại nỗi đau cả thể chất lẫn tinh thần nhưng gánh chịu tận cùng nỗi đau mất mát ấy bao giờ cũng là người mẹ. Chiến tranh đã lùi xa, vết thương nào rồi cũng nguôi ngoai nhưng những trang sách viết về chiến tranh, về hình ảnh Người Mẹ Việt Nam mãi mãi không phai mờ. Những người mẹ ấy có thể khác nhau về tuổi tác, về trình độ nhưng đều giống nhau ở đức hi sinh. Lòng biết ơn của chúng tôi xin được gửi tới những người mẹ liệt sĩ, những người mẹ Việt Nam mà đức hi sinh đã trở thành lẽ sống. Nhờ ân đức những người mẹ Việt Nam anh hùng, đất nước này, dân tộc này trường tồn.
 
“Nhớ về cội nguồn”, tuổi trẻ chúng tôi đang từng ngày cống hiến sức lực, trí tuệ, tài năng của mình cùng cả dân tộc đưa Việt Nam bước vào một kỉ nguvên mới, đưa vinh quang, hạnh phúc cho mọi người, của mọi người. Nối tiếp truyền thống anh hùng của cha anh, góp phần vào thắng lợi của công cuộc đổi mới, xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc, làm cho dân tộc ta bước lên đỉnh vinh quang. Bởi chúng tôi hiểu được cuộc sống mà chúng tôi đang có hôm nay là: Cuộc sống đổi bằng máu xương, tuổi trẻ của bao nhiêu người. Biết bao nhiêu cuộc đời chấm dứt để cho cuộc đời khác được tươi xanh. “ (“Nhật kí Đặng Thùy Trâm”). Đó chính là giá trị đích thực của lẽ sống tuổi trẻ Việt Nam trong thời đại mới.
 
Thế hệ trẻ chúng tôi hôm nay mãi tự hào về những tấm gương anh hùng của thế hệ đi trước, thay lời nói bằng những con người và hành động cụ thể. Những tâm gương vượt khó học giỏi như: Phan Việt Phương (học sinh lớp 11, thành phố Hồ Chí Minh); Nguyễn Thị Quỳnh Trang (Quỳnh Châu - Nghệ An); Cao Tuấn Anh (Quảng Bình)... Và còn vô vàn những tấm gương ưu tú khác đang nỗ lực phấn đấu trở thành người có ích cho Tổ quốc.
 
Tiếp nối truyền thống anh dũng, quả cảm của các anh, thế hệ trẻ vẫn đang chứng minh họ sẵn sàng hi sinh bản thân vì những người xung quanh, vì lí tưởng cao đẹp. Đó là em Nguyễn Đình Vương, học sinh lớp 10 trường THPT Hưng Nguyên, Nghệ An đã dũng cảm lao ra dòng nước lũ sông Lam cứu sống các học sinh bị nước lũ cuốn trôi. Với hành động dũng cảm của mình, Vương xứng đáng trở thành tấm gương tiêu biểu, đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay. Tôi tin rằng, bất cứ khi nào Tổ quốc cần, không phải chỉ có Vương mà tất cả chúng tôi luôn sẵn sàng hi sinh thân mình bởi dòng máu nóng đang chảy trong huyết mạch chúng tôi đã sẵn có tinh thần anh dũng, quả cảm của các anh.
 
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng lịch sử chói sáng của dân tộc vẫn khắc đậm chiến công của các anh. Trong mỗi trái tim thế hệ trẻ Việt Nam sẽ mãi khắc ghi sự ngưỡng mộ, lòng biết ơn các anh, những anh hùng, liệt sĩ, chiến sĩ đã sẵn sàng hi sinh vì đất nước. Mong răng sự ngưỡng mộ, lòng biết ơn và những hành động cụ thể mãi là ngọn lừa ấm tiếp thêm nguồn năng lượng mới dể mỗi thương binh - những người đồng đội của các anh, thân nhân các anh có thêm nghị lực, niềm tin trong cuộc sống và có thể mở ra những trang cổ tích giữa đời thường.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây