Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Lớp 11 - Trang 3

Lớp 11

Phương pháp giải hoá học: Đại số

Phương pháp giải hoá học: Đại số

 09:42 23/06/2020

Phương pháp đại số giúp chúng ta giải được nhiều bài toán hóa học phức tạp, và là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay, bởi vì phương pháp đại số có đường lối rất rõ ràng, học sinh đễ thực hiện.
Trong bài diễn văn tại lễ bế giảng của Đại học Syracus, George Saunders đã tâm sự rằng:"Điều khiến tôi tiếc nhất trong đời mình là những lần để lạc mất lòng tốt". Suy nghĩ của anh (chị) về lời tâm sự trên?

Trong bài diễn văn tại lễ bế giảng của Đại học Syracus, George Saunders đã tâm sự rằng:"Điều khiến tôi tiếc nhất trong đời mình là những lần để lạc mất lòng tốt". Suy nghĩ của anh (chị) về lời tâm sự trên?

 09:42 23/06/2020

"Nếu có ước muốn cho cuộc đời này, hãy nhớ ước muốn cho thời gian trở lại." Không chỉ để một lần nữa được sống trong kỷ niệm xưa đẹp tươi đầy mơ mộng, mà còn là bởi, có những điều khiến ta mãi day dứt và tiếc nuối, khao khát được làm lại, được sửa sai. Đối với bất kì ai, những điều như thế hẳn phải nhiều lắm. Nhưng với George Saunders, thì chỉ có một mà thôi. Trong bài diễn văn tại lễ bế giảng tại Đại học Syracus, ông đã tâm sự rằng: "Điều khiến tôi tiếc nhất trong đời mình là những lần để lạc mất lòng tốt". Không những là lời tâm sự, đằng sau đó còn là lời khuyên của con người từng trải, từng vấp váp, muốn gửi tới tuổi trẻ "sáng lạn nhiệt huyết mà những năm tháng tươi đẹp nhất trong cuộc đời còn đang ở phía trước".
Nêu cảm nghĩ nổi bật nhất về câu chuyện đã học mà anh (chị) không thể nào quên

Nêu cảm nghĩ nổi bật nhất về câu chuyện đã học mà anh (chị) không thể nào quên

 09:42 23/06/2020

Trong cuộc sống có nhiều sự việc đi qua mà không bao giờ trở lại. Tuy nhiên chính bản thân sự việc đó lại để lại trong ta những kỉ niệm khó phai nhòa. Đọc một tác phẩm cũng vậy, có những câu chuyện ta chỉ đọc một lần nhưng nó lại khắc sâu vào tâm trí mỗi chúng ta mãi mãi, riêng với bản thân tôi, truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã để lại trong tôi những dư ba, ấn tượng mà có thể nói, đến bây giờ tôi vẫn không bao giờ quên. Đặc biệt là qua đoạn trích cùng tên, với nhân vật bé Thu và ông Sáu với những tình cảm cha con đầy tha thiết và xúc động.
Nghị luận xã hội về an toàn giao thông (Bài 3)

Nghị luận xã hội về an toàn giao thông (Bài 3)

 09:42 23/06/2020

Nước phát triển và đang phát triển. An toàn giao thông đang là vấn đề rất lớn và cần thiết trong đời sống của mỗi người dân. Nhưng hiện nay, tai nạn giao thông vẫn xảy ra với con số gia tăng. Đó là hồi chuông cảnh tỉnh mọi người trong toàn xã hội phải thay đổi thái độ sống, thực hiện tốt an toàn giao thông. Vậy an toàn giao thông là gì chúng ta hãy cùng đi vào tìm hiểu.
Nghị luận xã hôi về một môi trường xanh - sạch - đẹp

Nghị luận xã hôi về một môi trường xanh - sạch - đẹp

 09:42 23/06/2020

Môi trường sống đang là sự quan tâm mang tính toàn cầu. Ô nhiễm môi trường và những tác hại của nó đối với cuộc sống ngày càng nặng nề hơn. Do đó việc bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp là nhiệm vụ của tất cả mọi người.
Cảm nhận về bài thơ Biển của Xuân Diệu

Cảm nhận về bài thơ Biển của Xuân Diệu

 09:42 23/06/2020

Biển là một bài thơ tình đặc sắc của Xuân Diệu sau Cách mạng tháng Tám, được sáng tác trên bãi biển Sầm Sơn. Nhưng như chính nhà thơ tâm sự, nguồn thi hứng của ông được gợi lên từ biển Quy Nhơn cát vàng nước biếc dạt dào, tiếng thầm thì của phi lao như lời tâm sự của những tình nhân.
Cảm nhận về bài thơ Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư

Cảm nhận về bài thơ Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư

 09:42 23/06/2020

Xuất hiện giữa mùa hạ nóng bức và mùa đông lạnh lẽo, mùa thu mát dịu và mơ màng là nguồn cảm hứng bất tận của văn nhân, thi sĩ xưa nay. Viết Thu vịnh và Đây mùa thu tới, Nguyễn Khuyến và Xuân Diệu đã đóng góp cho văn học sử nước nhà hai bài thơ hay về cảnh thu và tình thu. Với Tiếng thu, Lưu Trọng Lư đã dọn cho mình một chỗ ngồi khá độc đáo trên văn đàn của những thi sĩ mùa thu:
Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

 09:42 23/06/2020

Lê Hữu Trác xuất thân trong một gia đình quí tộc, giỏi binh thư,võ nghệ. Làm quan dưới thời chúa Trịnh được một thời gian,ông nhận thấy xã hội thối nát,cương thường lỏng lẻo, nhân khi người anh ở Hương Sơn mất (1746), ông liền viện cớ cáo quan về nuôi mẹ già. Từ đó ông chuyên nghiên cứu y học vừa chữa bệnh cứu đời, vừa soạn sách và mở trường dạy học truyền bá y đức, y lí,y thuật.
Phân tích bức tranh phố huyện nghèo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ - Thạch Lam

Phân tích bức tranh phố huyện nghèo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ - Thạch Lam

 09:42 23/06/2020

Hai đứa trẻ tuy chưa phải là truyện ngắn hay nhất nhưng lại khá tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam: bình dị, nhẹ nhàng mà tinh tế, thâm thúy.
Phân tích tâm trạng chị em Liên trong truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam (Bài 1)

Phân tích tâm trạng chị em Liên trong truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam (Bài 1)

 09:42 23/06/2020

Trong các nhà văn lãng mạn nổi tiếng (1930-1945), Thạch Lam có phong cách riêng biệt không lẫn với bất kì nhà văn nào. Đang khi các nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng thiên về tần lớp trên của xã hội thì Thạch Lam lại viết về những con người bé nhỏ, nghèo khổ , sống trong bóng tối.
Phân tích tâm trạng chị em Liên trong truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam (Bài 2)

Phân tích tâm trạng chị em Liên trong truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam (Bài 2)

 09:42 23/06/2020

Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn thường được nhắc tới nhiều nhất của Thạch Lam. Hình ánh chuyến tàu đêm chạy qua một phố huyện nghèo thời trước đã được Thạch Lam miêu tả rất khéo léo , đã nổi lên thành một hình ảnh đầy ý nghĩa, bộc lộ chủ đề của tác phẩm.
Phân tích nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo

Phân tích nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo

 09:42 23/06/2020

Khi xây dựng nhân vật Thị Nở, nhà văn Nam Cao thẳng cánh hạ bút những dòng này: "Người ta không ai sợ kẻ khác phạm đến cái xấu, cái nghèo, cái ngẩn ngơ của mình, mà thị lại chỉ có ba cái ấy". Nghèo, xấu, ngẩn ngơ như ba mặt của một lô cốt hình tam giác chóp, nơi tác giả đã nhốt chặt nhân vật Thị Nở của mình vào trong đó. Nhưng có thật thị chỉ có ba điều ấy không? Nhà văn Nam Cao đã xử lý như thế nào trong quá trình triển khai "dự án thiết kế ban đầu" này?
Tư tưởng nhân đạo sâu sắc mới mẻ của Nam Cao qua truyện ngắn Chí Phèo

Tư tưởng nhân đạo sâu sắc mới mẻ của Nam Cao qua truyện ngắn Chí Phèo

 09:42 23/06/2020

Nam Cao được biết đến trong lịch sử văn học VN là một nhà văn hiện thực xuất sắc. Ổng để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị trên cả hai đề tài về người trí thức tiểu tư sản và người nông dân nghèo. Nhưng tên tuổi của ông vẫn gắn liền với tác phẩm Chí Phèo- Một kiệt tác của NC, một tác phẩm mang đậm giá trị nhân đạo sâu sắc, đồng thời cũng phê phán cái xã hội thối nát bấy giờ.
Phân tích nhân vật "Xuân tóc đỏ" trong đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia"

Phân tích nhân vật "Xuân tóc đỏ" trong đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia"

 09:42 23/06/2020

Mỗi dòng văn đều có cảm hứng riêng cho nó. Đối với văn học hiện thực, nhìn chung cảm hứng của nó là sự phủ nhận và phê phán thực tại xã hội thông qua những nhân vật điển hình và đặc sắc. Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là tác phẩm tố cáo hiện thực xã hội độc đáo bằng tiếng cười ào ạt, bằng một hình tượng “kì dị” mà nổi bật và đại diện trong tác phẩm là nhân vật Xuân Tóc Đỏ.
Phân tích nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)

Phân tích nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)

 09:42 23/06/2020

Từ lâu nhiều người đã kể Số đỏ của Vũ Trọng Phụng vào hàng những tác phẩm xuất sắc của thể loại tiểu thuyết trào phúng. Số đỏ như chính là hiện thân của nghệ thuật trào phúng trong văn xuôi Việt Nam. Với Số đỏ, người đọc được cười từ đầu đến cuối, cười một cách hả hê, thoải mái. Nhưng cũng với Số đỏ người đọc phải phẫn uất mà kêu lên: Trời, cái xã hội gì, cái lũ người gì mà giả dối, bịp bợm đến thế, bất nhân bạc ác đến thế.
Phân tích đoạn trích "hạnh phúc của một tang gia" trong tác phẩm số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng

Phân tích đoạn trích "hạnh phúc của một tang gia" trong tác phẩm số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng

 09:42 23/06/2020

Vũ Trọng Phụng là nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc của nền văn học VN. Có lẽ đặc sắc nhất là đoạn trích “Hạnh phúc của 1 tang gia” được trích từ tác phẩm “Số đỏ”. Tác phẩm như một lời phê phán cái sự lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” lúc bấy giờ. Đó là những đứa con, cháu bất hiếu đã đi trái lại với truyền thống đạo đức của dân tộc ta.
Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao

Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao

 09:42 23/06/2020

Trước Cách mạng tháng Tám, số phận người nông dân là mối quan tâm hàng đầu của dòng văn học hiện thực phê phán. Ngô Tất Tố có Tắt đèn với chị Dậu, Nguyễn Công Hoan có Bước đường cùng với anh Pha,... Và đặc biệt là Nam Cao với hàng loạt tác phấm xuất sắc về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Trong đó nối lên hình tượng Chí Phèo trong tác phấm cùng tên. Hình tượng nhân vật này đã đế lại trong lòng người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc.
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm.

Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm.

 22:19 11/06/2019

Nguyễn Khoa Điềm là 1 nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trường kì gian khổ. Ông cùng thế hệ với những nhà thơ như Phạm Tiến Duật, Thanh Thảo, Vũ Quần Phương, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mỹ Dạ, Xuân Quỳnh,...Trong dàn đồng ca chung của thơ ca thời kì "Lửa cháy", Nguyễn Khoa Điềm cũng viết về hào khí của 1 dân tộc:

"Xẻ dọc Trường Sơn, đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai!"
Phân tích truyện Chí Phèo và so sánh với Tắt đèn để thấy sự độc đáo, mới mẻ về hiện thực của ngòi bút Nam Cao

Phân tích truyện Chí Phèo và so sánh với Tắt đèn để thấy sự độc đáo, mới mẻ về hiện thực của ngòi bút Nam Cao

 14:01 06/04/2019

Đề: Tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố và truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao đều viết về người nông dân nghèo trong xã hội cũ. Anh (chị) hãy phân tích truyện Chí Phèo trong sự đối sánh với Tắt đèn để thấy được sự độc đáo, mới mẻ về hiện thực của ngòi bút Nam Cao.
Cảnh thu và tình thu trong hai bài thơ: “Thu Vịnh” của Nguyễn Khuyến và “Đây Mùa Thu Tới” của Xuân Diệu

Cảnh thu và tình thu trong hai bài thơ: “Thu Vịnh” của Nguyễn Khuyến và “Đây Mùa Thu Tới” của Xuân Diệu

 03:18 12/05/2018

Mùa thu xứ Bắc, mùa thu đẹp tiêu biểu cho mùa thu của quê hương Việt Nam, đã trở thành cảm hứng cho các nhà thơ xưa nay. Tùy theo quan điểm thẩm mĩ mà cảnh thu, tình thu hiện lên trong thơ với vẻ đẹp riêng. Hai nhà thơ lớn trong nền văn học nước nhà là Nguyễn Khuyến và Xuân Diệu đã có hai bài thơ đặc sắc về mùa thu là Thu vịnh (Nguyễn Khuyến) và Đây mùa thu tới (Xuân Diệu). Có gì khác nhau và giống nhau trong cảnh thu, tình thu của hai bài thơ nổi tiếng đó?
Những giá trị tư tưởng và nghệ thuật của thơ lãng mạn qua một số tác phẩm của Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử thời kì 1930 - 1945

Những giá trị tư tưởng và nghệ thuật của thơ lãng mạn qua một số tác phẩm của Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử thời kì 1930 - 1945

 22:09 05/05/2018

Hoài Thanh có một nhận định xác đáng về dòng thơ lãng mạn 1930-1945: “Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên... và tha thiết rạo rực băn khoăn như Xuân Diệu”.
Bức tranh đời sống của phố huyện nghèo lúc chiều tối trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ"

Bức tranh đời sống của phố huyện nghèo lúc chiều tối trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ"

 21:40 05/05/2018

Trong Tự Lực văn đoàn, nhà văn Thạch Lam đứng thành một dòng riêng biệt. Nhất Linh với Khái Hưng còn có thể viết tiểu thuyết chung nhưng Thạch Lam thì không. Giọng điệu của Thạch Lam nhỏ nhẹ, điềm tĩnh, sâu lắng, nhiều dư vị, có sức truyền cảm đặc biệt. Thạch Lam lại hướng về các nhân vật bé nhỏ ở tầng lớp dưới của xã hội. Trong khi đó, các nhà văn khác của Tự lực văn đoàn lại hướng về các nhân vật thượng lưu. “Hai đứa trẻ” là truyện ngắn tiêu biểu cho văn phong Thạch Lam, cho khuynh hướng tư tưởng của Thạch Lam, hướng về cuộc đời, hướng về cái Thiện, cái Mĩ.
Nhà văn Thạch Lam

Quan niệm về văn chương của Thạch Lam

 02:08 04/05/2018

Các nhà văn lớn đều có tuyên ngôn nghệ thuật của mình, từ Nguyễn Du đến Cao Bá Quát, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Thạch Lam (1910-1942). Tùy theo lí tưởng xã hội và quan điểm thẩm mĩ mà nội dung của mỗi tuyên ngôn nghệ thuật có những nét riêng biệt. Thạch Lam, một nhà văn trong Tự Lục văn đoàn, là nhà văn lãng mạn, nhưng quan điểm của ông về vai trò tác dụng của văn chương đối với con người và xã hội lại rất tích cực.
Nhân vật "Chí Phèo" trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao

Nhân vật "Chí Phèo" trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao

 05:32 01/05/2018

Giữa lúc dòng văn học hiện thực phê phán (1930 - 1945) tưởng như chấm dứt thời kỳ vàng son của mình thì Nam Cao xuất hiện như một ngôi sao lạ trên bầu trời đầy sao. Với tác phẩm “Chí Phèo” (1940), Nam Cao đã đóng góp cho dòng văn học hiện thực một điển hình nông dân mới lạ, sâu sắc, độc đáo với tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo.
Nhân vật Hộ và tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ qua truyện ngắn “Đời thừa”

Nhân vật Hộ và tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ qua truyện ngắn “Đời thừa”

 22:07 27/04/2018

Tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội như một ám ảnh đối với nhà văn Nam Cao, ông đã viết “Sống mòn”, “Trăng sáng” và “Đời thừa” để diễn tả nhiều khía cạnh tư tưởng sâu sắc của tấn bi kịch ấy. “Đời thừa” đã phản ánh hết sức chân thật tình cảnh nghèo khổ, bế tắc, tủi cực của người trí thức nghèo. Nhưng giá trị thực sự của truyện không chỉ dừng lại ở đó. Trong khi miêu tả những cảnh nghèo túng với đủ thứ cực nhục, nhếch nhác của người trí thức nghèo, ngòi bút rất mực sâu sắc của nhà văn đã tập trung đi sâu vào tấn bi kịch tinh thần của họ, từ đó đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội nhân sinh to lớn, vượt khỏi phạm vi của đề tài.
Những nét chính về nội dung và nghệ thuật bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận

Những nét chính về nội dung và nghệ thuật bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận

 05:26 08/04/2018

Cũng như các nhà thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp, Huy Cận chọn cho mình đề tài vũ trụ, về không gian bao la. Có điều vũ trụ không gian trong thơ ông thường đượm nỗi buồn, gây cảm giác bâng khuâng cho người đọc.
Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

 08:32 19/02/2018

Quang Dũng thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp như Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Trần Hữu Thung, Hồng Nguyên, Trần Mai Ninh, Chính Hữu … Quang Dũng nổi tiếng với hai bài thơ: “Tây Tiến” và ”Đôi mắt người Sơn Tây”. Bài thơ” Tây Tiến” được sáng tác vào năm 1948 khi ông rời đơn vị Tây Tiến và nhớ về kỉ niệm gắn bó một thời với Tây Tiến. Đoàn quân Tây Tiến bao gồm hầu hết những thanh niên Hà Nội hoạt động ở một địa bàn rộng lớn ở vùng núi biên giới Việt – Lào. Hào hoa mà anh dũng.
Cảm nhận về bài thơ Nhớ của Hồng Nguyên

Cảm nhận về bài thơ Nhớ của Hồng Nguyên

 01:58 12/02/2018

Tôi thuộc bài thơ từ năm mười ba tuổi. Đến bây giờ hãy còn nhớ. Từng lời cứ tươi rói như cái thuở ban đầu nó đến với tâm trí mình. Mà đã ngoài hai mươi năm rồi chứ ít đâu! Hồi đó tôi ở Quảng Ngãi, khu Năm, đi học trường Lê Khiết, đọc thơ anh rồi yêu anh quá. Khi nghe tin anh mất, tôi khóc.
Đề sát viện Bùi Công Yên Đài anh ngữ khúc hậu

Đề sát viện Bùi Công Yên Đài anh ngữ khúc hậu

 08:23 26/01/2018

Cao Bá Quát (1808-1855) là nhà thơ lớn của nền văn học nước nhà. Ông nổi tiếng về thơ (chủ yếu là thơ chữ Hán), lừng danh về cốt cách, khí phách. Từ một vị quan triều Nguyễn, Cao Bá Quát đã bỏ quan về dạy học rồi trở thành lãnh tụ của một cuộc khởi nghĩa nông dân, hi sinh ngoài chiến trận như một người anh hùng.
Văn học chân chính có khả năng nhân đạo hóa con người

Văn học chân chính có khả năng nhân đạo hóa con người

 10:06 24/01/2018

Con người sở dĩ đáng kiêu hãnh, trở thành Con Người vì không phải chỉ biết sống theo bản năng, mà còn có một đời sống tinh thần phong phú. Trong đời sống tinh thần của con người, văn học đóng một vai trò quan trọng, tất nhiên văn học nói ở đây phải là văn học chân chính. Văn học đã mở rộng tầm mắt cho con người, giúp cho con người một cách sống tốt đẹp để tự hoàn thiện nhân cách của mình, có thêm sức mạnh đế tham gia vào cuộc chiến đấu cho cái thiện toàn thắng trên cõi đời này. Văn học chân chính giáo dục con người bằng cái thật và cái đẹp, sâu sắc hơn nữa “văn học chân chính có khả năng nhân đạo hóa con người”.

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây