“Hạnh phúc của 1 tang gia” tác giả xây dựng nhan đề đầy kịch tính, đơn thuần lúc bình thường nếu như gia đình có người mất thì tất cả đều phải đau buồn và tiếc thương chứ, vậy mà ở đây chứ đựng 1 nghịch lí: mọi người luôn bận rộn lo toan để tổ chức 1 đám tang chu đáo linh đình như 1 đám rước với lại còn vui mừng nữa chứ, những người vui mừng đó không phải ai khác đó chính là những đứa con cháu của cụ cố tổ. Ở đây Vũ Trọng Phụng thực sự gây chú ý cho người đọc và làm bật lên tiếng cười phê phán rất lớn. Đã từ lâu mọi người trong cái gia đình này rất mong cụ cố tổ chết để được hưởng hạnh phúc. Mọi người đều có một niềm hạnh phúc riêng từ cái chết ấy.
Cụ cố Hồng là con trai của cụ tổ thế nhưng chỉ vì lợi riêng mà hạnh phúc trước sự ra đi của cha mình. Cụ ung dung ngồi hút thuốc phiện và cứ gắt 1 câu vô nghĩa “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” đến 1872 lần và càng thể hiện rõ hơn khi cụ cứ mơ màng nghỉ đến lúc “cụ mặc đồ xô gai chống gậy, ho khạc vừa khóc mếu để cho thiên hạ phải chỉ trỏ “Úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa!’ Thật là một đứa con bất hiếu và háo danh đến mức mù quáng. Không chỉ có cụ Hồng mà đứa cháu đích tôn của ông lại mời luật sư đến để chứng kiến cái chết của ông nội mình để cho “cái chúc thư kia sẽ vào thời kì thực hành chứ không phải là lý thuyết viển vong nữa” và không biết phải xử trí như thế nào với Xuân tóc đỏ về những vụ thua kiện mà Xuân gây ra đó không phải ai khác mà chính là ông Văn Minh một người cháu hám của, hám lợi. Còn vợ của ông – bà Văn Minh thì đây là một cơ hội để mặc bộ đồ xô gai tân thời của tiệm may Âu hóa và càng mừng hơn vì mốt model của đám ma được tung ra và là lúc bà thu lợi nhuận để kiếm lời. Còn cô Tuyết là 1 cô con gái hư hỏng, lố lăng cũng có dịp ăn mặc thời trang “mặc bộ y phục ngây thơ” rất lố lăng” trông như hở cả nách và nửa vú” và “trên mặt hơi có một vẻ buồn lãng mạng rất đúng mốt 1 nhà có đám”.
Cậu Tú Tân thì có dịp khoe khoang tài chụp ảnh và có cơ hội giải trí, trong những đứa con cháu ấy dường như ai cũng có 1 niềm vui riêng nhưng có lẽ người vui sướng nhất là ông Phán mọc sừng một kẻ trục lợi từ cái chết của cụ tổ và là 1 kẻ hám tiền, vô liêm sĩ, ông rất vui mừng vì được chia món tiền lớn từ “đôi sừng” vô hình trên đầu của mình có ai mà lại vui khi mình bị vợ cắm sừng mà lại được thêm tiền vì “đôi sừng” ấy chứ! Đúng là 1 kẻ vô liêm sỉ. Vì món tiền được chia mà ông bàn việc làm ăn với Xuân tóc đỏ để thu thêm lợi cho mình. Bằng cách nói dí dởm và nghệ thuật đối lập tác giả đã chỉ ra họ là những đứa con cháu hám danh, bất hiếu, vô đạo đức đã chà đạp lên đạo lí làm người cũng như truyền thống văn hóa của dân tộc. Những người trong gia đình đã thế thì những người ngoài gia đình càng vui hơn khi họ được những phần lợi nhuận từ cái chết ấy như hai viên cảnh sát Min-đơ & Min-toa đang lúc thất nghiệp lại có việc làm và dỉ nhiên là có tiền, các bạn của cụ cố Hồng thì có dịp để khoe khoang nào là những huy chương: Bắc Đẩu bội tinh, Long bội tinh... đến những bộ râu trên mép trên cằm, hoặc đen hoặc hung hung, hoặc dài hoặc ngắn, còn các trai thanh gái lịch thì có dịp hẹn hò nhau, tđán tỉnh nhau, chim nhau, cười tình với nhau đủ mọi thứ chuyện. Thật là một cảnh dở khóc dở cười của những kẻ trai thanh, gái lịch. Đám ma ở đây chúng ta thấy không có sự thương tiếc, đau xót mà ngược lại còn làm nơi để hẹn hò tán tỉnh.
Ở đây Vũ Trọng Phụng đã dựng lên 1 bức tranh trào phúng, phê phán thực trạng và mang đậm tính hài hước. Ở trên tác giả đã dựng 1 bức tranh chân thực về sự giả dối vui sướng của những người trong và ngoài gia đình thì ở đây tác giả lại miêu tả cảnh 1 đám tang thật gương mẫu với cảnh “1 đám ma theo cả lối ta, tàu, tây, lợn quay đi lọng” 1 đám ma thật to tát như đám rước “có đến ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa”. Bằng giọng văn hóm hỉnh, châm biếm tác giả viết “Thật là 1 đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu...!” một đám ma chậm chạp như đám rước với câu “đám cứ đi” tác giả đã miêu tả bao quát cảnh đưa đám nhưng ở đây làm cho chúng ta liên tưởng dường như tác giả không phải là người thuật lại sự việc nữa mà là người chứng kiến và tham gia vào đám tang dđó bằng iệc miêu tả cận cảnh: người ta thấy những câu như con bé nhà ai kháu thế? – con bé bên cạnh đẹp hơn nữa! - Ừ, ừ cái thằng ấy bạc tình bỏ mẹ! và với điệp từ “Đám cứ đi” làm rõ sự chậm chạp của đám ma hơn nữa!.
Cứ như thế đến cảnh hạ huyệt mở đầu là cậu Tú Tân với “chiếc áo thụng trắng” trách móc từng người và dàng dựng những cảnh để khoe tài năng chụp ảnh của mình 1 cách giả dối, cùng với đó là những người bạn của cậu “rầm rộ nhảy lên những ngôi mộ khác mà chụp để cho ảnh khỏi giống nhau “thật là vô văn hóa, bát nháu, làm mất đi vẻ trang nghiêm của đám. Tiếp đến “Xuân tóc đỏ đứng cầm mủ nghiêm trang một chỗ bên cạnh ông Phán mọc sừng” với thủ pháp nghệ thuật của mình tác giả đã miêu tả sự dí dõm của cảnh hạ huyệt bằng những tiếng khóc “Hứt...hứt.....hứt...” của ông Phán mọc sừng bên cạnh đó ông còn bàn việc làm ăn với Xuân tóc đỏ, ông dúi vào tay nó 1 cái giấy bạc 5 đồng gấp tư. Qua cảnh hạ huyệt và cảnh đưa đám tác giả nêu rõ hơn về màn kịch thể hiện sự lố lăng, đồi bại bất hiếu, bất nghĩa của xã hội lúc bấy giờ.
Từ một tình huống truyện cơ bản Vũ Trọng Phụng đã xây dựng những mâu thuẫn theo nhiều tình huống khác nhau nhằm để thể hiện rõ bản chất vô đạo đức với sự lố lăng của tầng lớp xã hội “thượng lưu” lúc bấy giờ. Cùng với những thủ pháp nghệ thuật cường điệu, nói ngược, mỉa mai càng làm nổi bật sự vô đạo đức đồi bại của xã hội trước 1945.