Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Giải Kinh tế và pháp luật lớp 10, bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Thứ tư - 15/11/2023 03:21
Giải Kinh tế và pháp luật lớp 10, bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Trang 88, 89, ..., 92.
Mở đầu trang 88: Em hãy nêu một khẩu hiệu về Hiến pháp mà em biết và chia sẻ ý nghĩa của khẩu hiệu đó.
Trả lời:
- Khẩu hiệu: “Tuân theo Hiến pháp, pháp luật là nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân”.
- Ý nghĩa: nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.
 

1. Khái niệm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi 1 trang 89: Em hãy cho biết vì sao Nhà nước cần phải ban hành Hiến pháp.
Trả lời:
- Nhà nước cần phải ban hành Hiến pháp vì đây là luật cơ bản nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy định các vấn đề như: chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Câu hỏi 2 trang 89: Theo em, Hiến pháp có vị trí như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam? Hiến pháp hiện hành của Việt Nam là bản hiến pháp nào?
Trả lời:
- Theo em, Hiến pháp có vị trí hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
- Hiến pháp hiện hành của Việt Nam là bản hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Câu hỏi 3 trang 89: Vì sao khi ban hành Luật trẻ em năm 2016, Quốc hội phải căn cứ vào nội dung của Hiến pháp năm 2013?
Trả lời:
- Khi ban hành Luật trẻ em năm 2016, Quốc hội phải căn cứ vào nội dung của Hiến pháp năm 2013 vì Hiến pháp năm 2013 là luật cơ bản nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do Quốc hội ban hành, xác định những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất của Nhà nước và xã hội Việt Nam như: chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Hiến pháp năm 2013 là bản hiến pháp của thời kì đổi mới đất nước gắn với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
 

2. Đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi trang 90: Những chi tiết nào trong các thông tin trên cho thấy Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Trả lời:
- Những chi tiết trong các thông tin trên cho thấy Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:
+ Hiến pháp là nguồn, là nền tảng cho việc ban hành các văn bản pháp luật khác thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam.
+ Các quy định của Hiến pháp mang tính tuyên ngôn, cương lĩnh, điều chỉnh chung. Dựa trên nền tảng đó, các luật, pháp lệnh, nghị định và các văn bản dưới luật khác cụ thể hóa, chi tiết hoa để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Câu hỏi trang 90: Theo em, vì sao nói Hiến pháp Việt Nam có hiệu lực pháp lí lâu dài và tương đối ổn định? Hiến pháp được bổ sung, thay đổi khi nào?
Trả lời:
- Nói Hiến pháp Việt Nam có hiệu lực pháp lí lâu dài và tương đối ổn định vì:
+ Nội dung của Hiến pháp quy định về những nội dung cơ bản, quan trọng của đất nước như hình thức chính thể, chủ thể, lãnh thổ, chế độ chính trị, quyền và nghĩa vụ của công dân.
+ Vì vậy, nội dung của Hiến pháp ít được sửa chữa, thay đổi nên Hiến pháp có hiệu lực lâu dài, ổn định.
- Hiến pháp được bổ sung, thay đổi khi:
+ Quốc hội đưa Hiến pháp hiện hành ra kì họp Quốc hội để thảo luận, quyết định sửa đổi những nội dung gì. Việc sửa đối Hiến pháp phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
+ Khi Quốc hội ra nghị quyết về việc sửa đổi Hiến pháp (có thể sửa đổi một số điều, có thể sửa đổi về cơ bản) thì đồng thời Quốc hội cũng thông qua Nghị quyết về việc thành lập Uỷ ban sửa đổi một số điều của Hiến pháp hay Uỷ ban sửa đổi hiến pháp để tiến hành công việc chuẩn bị bản dự thảo sửa đổi hiến pháp để trình Quốc hội thông qua. Khi thông qua những sửa đổi của Hiến pháp cũng phải theo nguyên tắc ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

Câu hỏi trang 91: Em hãy cho biết quy trình làm, sửa đổi Hiến pháp Việt Nam có gì đặc biệt?
Trả lời:
- Điểm đặc biệt trong quy trình làm, sửa đổi Hiến pháp Việt Nam:
+ Quy trình làm, sửa đổi Hiến pháp Việt Nam bao gồm 8 bước, được quy định trong Hiến pháp.
+ Hiến pháp được Quốc hội quyết định làm, sửa đổi khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội tán thành. Trong quá trình làm, sửa đổi Hiến pháp phải lấy ý kiến của nhân dân.
+ Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu quốc hội biểu quyết tán thành.
 

3. Luyện tập

Luyện tập 1 trang 92: Em hãy liệt kê các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 2013 đã được thực hiện bởi những người xung quanh em.
Trả lời:
- Quyền cơ bản của công dân theo hiến pháp 2013 đã được thực hiện bởi những người xung quanh em:
+ Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước
+ Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
+ Quyền khiếu nại, tố cáo.
+ Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật
+ Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
+ Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
+ Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
+ Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện thoại.
+ Quyền tự do đi lại và cư trú.
+ Quyền được tự do kinh doanh
+ Quyền được học tập

- Nghĩa vụ cơ bản của công dân theo hiến pháp 2013 đã được thực hiện bởi những người xung quanh em:
+ Tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật
+ Nghĩa vụ Bảo vệ Tổ quốc
+ Nghĩa vụ Bảo vệ môi trường.

Luyện tập 2 trang 92: Em hãy đọc các thông tin sau và cho biết Luật Giáo dục và Luật Bảo vệ môi trường được cụ thể hoá từ những Điều nào trong Hiễn pháp năm 2013
a. Quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; cơ Sở giáo dục, nhà giáo, người học; quản li nhà nước về giáo dục; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giáo dục.
b. Quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tô chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường.
Trả lời:
a. Luật Giáo dục năm 2019 được ban hành đề quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; cơ Sở giáo dục, nhà giáo, người học; quản li nhà nước về giáo dục; quyên và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giáo dục.
b.. Luật Bảo vệ môi trường nám 2020 được ban hành để quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; quyên, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tô chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường.

Luyện tập 3 trang 92: Em hãy cho biết các nội dung sau thể hiện đặc điểm nào của Hiến pháp Việt Nam năm 2013
a. Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Mọi người có quyển bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm: không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.
b. Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: " Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tác tập trung dân chủ”.
c.Căn cử Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Quốc hội ban hành Bộ luật Lao động năm 2019.
d. Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp".

Trả lời:
a. Bảo vệ quyền lợi của con người
b. Quy định việc thực hiện luật và hiến pháp nhà nước ban hành
c. Quyền và nghĩa vụ của lao động
d. Bổn phậm thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Luyện tập 4 trang 92: Em hãy liệt kê các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 2013 đã được thực hiện bởi những người xung quanh em.
Trả lời:
- Quyền cơ bản của công dân theo hiến pháp 2013 đã được thực hiện bởi những người xung quanh em:
+ Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước
+ Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
+ Quyền khiếu nại, tố cáo.
+ Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật
+ Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
+ Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
+ Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
+ Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện thoại.
+ Quyền tự do đi lại và cư trú.
+ Quyền được tự do kinh doanh
+ Quyền được học tập

- Nghĩa vụ cơ bản của công dân theo hiến pháp 2013 đã được thực hiện bởi những người xung quanh em:
+ Tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật
+ Nghĩa vụ Bảo vệ Tổ quốc
+ Nghĩa vụ Bảo vệ môi trường.
 

4. Vận dụng

Vận dụng 1 trang 92: Em hãy viết một bài luận về vai trò của Hiến pháp đối với cuộc sống con người và chia sẻ sản phẩm với các bạn.  
Trả lời:
Hiến pháp là văn bản có vị trí cao nhất trong thang bậc hiệu lực pháp lý, đóng vai trò là đạo luật gốc, làm cơ sở cho các văn bản khác trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của mỗi quốc gia. Những nội dung không thể thiếu trong hầu hết các bản hiến pháp, đó là những quy định về cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và ghi nhận quyền con người, quyền công dân đã làm cho hiến pháp đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhân quyền.

Hiến pháp đóng vai trò là văn bản ghi nhận quyền con người, quyền công dân. Muốn đảm bảo quyền con người, quyền công dân thì trước hết nhà nước phải ghi nhận những quyền đó, nếu không có sự ghi nhận thì sẽ không có sự bảo vệ và thúc đẩy việc hiện thực hóa những quyền này. Việc ghi nhận quyền con người trong hiến pháp cũng là cách để một quốc gia tuyên bố với thế giới về tình trạng nhân quyền của nước mình.

Hiến pháp đóng vai trò là công cụ hạn chế quyền lực nhà nước để bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Với nội dung cơ bản và không thể thiếu trong bất cứ bản hiến pháp nào, đó là quy định về cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo cơ chế phân quyền, hiến pháp đã trở thành công cụ pháp lý giới hạn quyền lực nhà nước, ngăn chặn sự vượt quá giới hạn về quyền lực của các cơ quan, cán bộ nhà nước, bắt buộc họ chỉ được phép sử dụng quyền lực được giao trong phạm vi cho phép. Nhờ đó mà có sự đảm bảo cần thiết cho quyền con người, quyền công dân không bị xâm phạm.

Vận dụng 2 trang 92: Em hãy thiết kế một sản phẩm tuyền thông (khẩu hiệu, tranh vẽ,...) giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thuyết trình ý nghĩa của sản phẩm đó trước lớp.
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây