Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Suy nghĩ về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến

Thứ ba - 17/09/2019 10:29
Suy nghĩ về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến
Nguyễn Khuyến (1835 - 1909), người thôn Vị Hạ (làng Và), xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Vì thi đổ đầu cả ba kì thi Hương, thi Hội, thi Đình nên có tên gọi Tam Nguyên Yên Đổ. Nguyễn Khuyến làm quan chừng 10 năm, rồi cáo quan về ở ẩn.

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ của ông gồm cả chữ Nôm và chữ Hán, hầu hết được sáng tác vào giai đoạn khi ông đã từ bỏ chốn quan trường.

Bạn đến chơi nhà là một bài thơ trữ tình đặc sắc được làm theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

Bài thơ này có một bố cục khá độc đáo. Có thể thấy bảy câu thơ đầu hợp thành một ý (những thiếu thốn (do tác giả cố tình dựng nên) về vật chất) và câu thứ tám làm thành một ý riêng (cái đáng trọng nhất của tình bạn ấy là sự đậm đà, thắm thiết).

Như trên đã nội, bài thơ này thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Căn cứ vào số câu (8 câu), số tiếng của mỗi câu (7 tiếng), vào sự gieo vần (vần chân “a” được gieo ở các câu 1, 2, 4, 6, 8) và vào tính chất đối của các cặp câu 3 với 4, câu 5 với 6 ta sẽ thấy được điều này.

Bài thơ lập ý bằng cách dựng nên tình huống không có gì để tiếp bạn, nhưng vẫn thể hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết.

Theo nội dung câu thứ nhất (Đã bấy lâu nay, bác tới nhà), thì đáng ra, Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thật chu đáo và tử tế.

Nhưng sáu câu kế tiếp, nhà thơ lại vẽ ra một hoàn cảnh rất đặc biệt để tạo ra sự đùa vui: Có sẵn mọi thứ nhưng hoá ra lại không có thứ gì. Vật chất muốn đầy đủ nhất nhưng lại cứ giảm đi, đến chỗ không còn một chút gì hết. Vì vậy tiếp bạn chỉ còn có mỗi cái tình. Tạo ra tình huống như vậy, vừa đùa vui, vừa nói lên sự mong ước tiếp đãi chu đáo cả vật chất lẫn tinh thần, lại vừa nhấn mạnh được cái tình. Chỉ một sự chân tình có thể đủ bù đắp những thiếu hụt vật chất.

Câu thứ 8 và cụm từ ta với ta nhấn mạnh tình cảm tri âm không cần phải vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình chân thực thôi. Những người tri âm, tri kỉ có khi chỉ cần gặp nhau ngâm mấy câu thơ, đàn vài bản nhạc là đã đủ vui rồi. Tình cảm không cứ nhất thiết phải có đầy đủ vật chất mới vui là như vậy.

Qua cách ứng xử của nhà thơ, có thể nhận thấy, với bạn, Nguyễn Khuyến rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn thật là chu đáo. Đồng thời, chúng ta cũng thấy trong tình bạn, Nguyễn Khuyến rất coi trọng cái tình, coi trọng sự cung kính trong tình bạn.

Đặc sắc của bài thơ là ở chỗ: tuy là thơ Đường luật nhưng ý tứ lại được diễn đạt như những lời nội thường với những câu thờ tự nhiên, mộc mạc, giản dị. Bài thơ hay cũng bởi nhà thơ đã tạo ra được cái giọng điệu vui tươi, hóm hỉnh pha chút trào lộng đầy tinh tế.

Tóm lại, với một cách lập ý rất táo bạo, bài thơ của Nguyễn Khuyến thêm một lần nữa khẳng định: tình bạn đậm đà, thắm thiết cốt nhất là ở tấm lòng yêu kính lẫn nhau.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây