Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Suy nghĩ của em về bài thơ cảnh khuya của Hồ Chí Minh.

Thứ ba - 17/09/2019 12:48
Không chỉ là một Lãnh tụ vĩ đại, Bác Hồ còn là người yêu thiên nhiên và có tâm lòng rộng mở vì thiên nhiên. Cũng như bao nhà thơ khác, Bác rất yêu trăng và có nhiều bài thơ tuyệt bút về trăng; trong đó có bài Cảnh khuya. Bài thơ đã giúp tôi cảm nhận được tình yêu thiên nhiên da diết và gợi lên trong tôi niềm cảm phục; kính trọng với Bác - người vì dân, vì nước. Bài thơ được viết năm 1947, theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Ôi! Cảnh hiện lên mới thơ mộng làm sao! Đọc bài thơ, tôi như hình dung ra trước mắt một khung cảnh đẹp tuyệt diệu bằng những vần thơ tuyệt vời của Bác. Đó là nơi có âm thanh trong trẻo, nhẹ nhàng, du dương của tiếng suối, vầng trăng sáng ngời, tỏa sáng dịu xuống những cây cổ thụ trơ thành những bông hoa thêu dệt, đẹp lạ từ trên mặt đất. Trong khung cảnh huyền diệu đó, vẫn là tâm trạng của người chưa ngủ - Bác Hồ. Cảnh đẹp quá làm cho Bác khó ngủ và hơn thế nữa vì nghĩ tới dân tới nước nên Bác không ngủ được. Trong giai đoạn kháng chiến, Bác ngày đêm lo về đất nước và tin vào một chiến thắng oai hùng của dân tộc.

Hai câu đầu đã gợi lên trong tôi nhiều cảm xúc khó tả. Tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. Trong Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi tiếng suối được so sánh với tiếng đàn cầm của thiên nhiên thì trong bài thơ Cảnh khuya tiếng suối được so sánh với tiếng hát con người. Tiếng suối, thật trong trẻo, du dương như bài hát trữ tĩnh của con người. Việc so sánh đó đã gợi lên một tiếng suối thật nhẹ nhàng, êm đềm, ấp áp tình người và làm cho thiên nhiên con người hòa làm một. Khung cảnh thật có hồn, có tình. Câu thơ thứ hai đã vẽ lên một bức tranh đẹp tuyệt mĩ: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Điệp từ “lồng” đã gợi lên sự đan cài quấn quýt của trăng và cây cổ thụ. Vầng trăng sáng quá! Nó tỏa những ánh sáng màu vầng lấp lánh lồng vào những cây cổ thụ tạo thành những mảng hoa màu đen như thêu dệt xuống mặt đất. Câu thơ thứ hai đã giúp tôi hình dung ra một bức tranh thật đẹp của rừng cây um tùm, nhiều tầng, nhiều sức sống với những gam màu sáng tối thật kì ảo. Ôi cảnh mới nên thơ, kì diệu làm sao! Qua hai câu thơ đầu, tôi thật ngưỡng mộ về tình yêu thiên nhiên bao la, thắm thiết của tác giả, thể hiện chất thơ từ trong tâm hồn Người.

Hai câu thơ sau thể hiện vẻ đẹp của người chiến sĩ hết lòng vì dân, vì nước “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ - Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Bác đã thả hồn vào trong gió để cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của cảnh khuya. Nếu trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, Bác không ngủ được vì lo cho đoàn văn công thì trong Cảnh khuya Bác không ngủ được vì cảnh đẹp và vì đất nước đang trong những giai đầu chiến tranh khốc liệt. Bác lo cho nước nhà, lo cho nền độc lập, tự do của các con mình. Nhưng trước cảnh đẹp kì diệu của rừng đêm khuya. Bác không nỡ từ bỏ mà mở lòng đón nhận cái đẹp đó. Đêm trăng sáng đầy ước mơ về một thắng lợi oai hùng của đất nước Việt Nam. Qua đó, ta thấy được một tâm hồn thật lãng mạn của Bác. Mặc dù trong chiến tranh nhưng Bác vẫn viết nên bài thơ hay, tuyệt vời này. Hai câu thơ cuối đã giúp tôi hiểu hơn về tâm hồn lãng mạn và lòng yêu nước sâu sắc của Bác Hồ.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây