Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Nét độc đáo ở đây là câu mở đầu Bác không giới thiệu cảnh mà giới thiệu cái tĩnh mịch trong đêm khuya. Vì tĩnh mịch nên mới nghe được Tiếng suối trong như tiếng hát xa. Lại nữa, câu thơ ví tiếng suối như tiếng hát là một sự so sánh mới lạ vì tiếng hát của con người được đưa lên làm chuẩn để so sánh. Nếu như ở câu thứ nhất thiên nhiên được cảm nhận bằng thính giác thì ở câu thứ hai thiên nhiên được cảm nhận bằng thị giác: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Bức tranh có nhiều tầng nhiều lớp nhờ chữ “lồng” được điệp lại. Bức tranh cũng rất cân xứng nhờ tác giả sử dụng tiểu đối (Trăng lồng cổ thụ/ bóng lồng hoa). Giữa rừng Việt Bắc, cảnh đẹp đó khác nào cảnh tiên.
Tuy nhiên, nét độc đáo và hiện đại trong thơ Bác chính là tâm trạng. Ở câu thứ ba và câu kết, tứ thơ chuyển biến một cách bất ngờ:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Câu thơ thứ ba là câu thơ bản lề chuyển từ cảnh sang tình: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ. Tình cảm riêng tư của Bác cũng chính là tình yêu đất nước: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Sự chuyển biến bất ngờ của tứ thơ làm cho bài thơ có một nội dung mới: thì ra Bác chưa ngủ trước hết là vì lo việc nước. Hai tiếng “chưa ngủ” ở cuối câu thơ thứ ba được điệp lại ở câu kết, kết hợp với cách ngắt nhịp 2/5 như một lời khẳng định.
Bài thơ có nghệ thuật hết sức độc đáo. Cách ngắt nhịp ở câu cuối không giống cách ngắt nhịp 4/3 truyền thống. Cách sử dụng điệp từ, so sánh trong bài thơ cũng rất mới. Đây chính là những yếu tố góp phần làm nên sự độc đáo trong cả nội dung lẫn hình thức của bài thơ.