Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Cảm nhận và so sánh hai bài thơ cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh.

Thứ ba - 17/09/2019 12:55
1. a. Bài Cảnh khuya được làm theo thể tứ tuyệt, có:
- 4 câu, mỗi câu 7 tiếng.
- 3 vần chân ở câu 1, 2, 4 (xa, hoa, nhà)
- Cấu trúc: Khai, thừa, chuyển, hợp. Hai dòng đầu tả cảnh, hai dòng sau thể hiện tâm trạng.
- Hai dòng thơ 1 và 4 ngắt nhịp không theo 4/3 như nhịp thơ Đường luật mà:
+ Câu 1: Tiếng suối trong / như tiếng hát xa (3/4).
+ Câu 4: Chưa ngủ / vì lo nỗi nước nhà (2/5).
b. Bài Nguyên tiêu theo sát mô hình thơ tứ tuyệt.

2. Hai dòng đầu bài Cảnh khuya.
- Câu 1:
Xưa nay người ta thường ví tiếng đàn với tiếng suối (Côn Sơn có suối nước trong, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai (Nguyễn Trãi). Nay Hồ Chí Minh ví tiếng suối như tiếng hát. Cách so sánh này làm cho tiếng suối gần gũi với con người hơn, có sức sống trẻ trung và bắt nhịp vào không khí đầy lạc quan của cuộc kháng chiến ở núi rừng Việt Bắc.
- Câu 2:
+ Đây là hình ảnh đẹp của một bức tranh có nhiều tầng, nhiều lớp với đường nét và hình khối đa dạng.
+ Có vòm cây cổ thụ vươn cao, tỏa rộng và trên cao lấp loáng ánh trăng.
+ Có bóng lá, bóng cây, bóng trăng in vào khám hoa, in lên mặt đất thành những hình như bông hoa thêu dệt.
+ Bức tranh chỉ có hai màu sáng tối là trắng đen vậy mà lung linh, chập chờn, hòa hợp, quấn quýt. Thể hiện rõ ở hai từ lồng của một câu thơ.

3. Hai câu cuối biểu hiện tâm trạng tác giả.
- Hai tiếng “chưa ngủ” ở cuối dòng ba được lặp ở dòng bốn.
Đây chính là hai nét tâm trạng trước và sau chưa ngủ.
- Câu ba thể hiện sự rung động say mê trước vẻ đẹp như tranh của cảnh rừng Việt Bắc đêm trăng.
- Câu bốn bất ngờ mở ra vẻ đẹp chiều sâu trong tâm hồn nhà thơ: Sự thao thức chưa ngủ là vì lo đến vận mệnh đất nước.
- Niềm say mê cảnh thiên nhiên đẹp và nỗi lo việc nước là hai nốt tâm trạng thống nhất của hai con người trong Bác Hồ. Ấy là phẩm chất chiến sĩ lồng trong người thi sĩ.

4. Bài Nguyên tiêu gợi nhớ Phong kiều dạ bạc của Dương Kế. Đặc biệt là ở câu cuối
- Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
(Nửa đêm tiếng chuông đến người khách trong thuyền)
- Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

5. Không gian trong hai dòng thơ đầu:
- Cao rộng, bát ngát tràn đầy ánh sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng.
- Câu 1: Nổi bật trên nền trời cao xanh là vầng trăng tròn đầy tỏa sáng khắp không gian.
- Câu 2: Không gian bát ngát như không có giới hạn: con sông, mặt nước liên tiếp với bầu trời.
Trong nguyên tác điệp từ xuân lặp lại ba lần cho thấy xuân đang ngập cả đất trời.
- Cách miêu tả ở đây chú ý sự toàn cảnh hoà hợp thống nhất các bộ phận trong tổng thể, không miêu tả tỉ mỉ chỉ miêu tả cái thần thái có sức gợi cao. Đây là phong cách thơ cổ điển.

6. Cả hai bài được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Bài Cảnh khuya viết 1947 - năm đầu của cuộc kháng chiến, vận mệnh dân tộc ngàn cân treo sợi tóc.
- Bài Nguyên tiêu viết đầu năm 1948 sau chiến thắng Việt Bắc. Quân dân ta đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của Pháp lên chiến khu Việt Bắc.
- Đặt trong những hoàn cảnh cụ thể như vậy ta thấy rõ sự bình tĩnh, chủ động và tinh thần lạc quan của Bác. Mặc dù ngày đêm phải lo việc nước, có nhiều đêm thao thức nhưng tâm hồn Bác luôn rung động với đêm trăng rừng, với tiếng suối xa, hay là cảnh trời nước bao la thấm đẫm sắc xuân.
- Phong thái lạc quan ung dung ấy còn được biểu hiện ở hình ảnh con thuyền của vị lãnh tụ và các đồng chí sau lúc làm việc quân trở về chở đầy trăng giữa nước trời bao la cũng đầy trăng.
- Sự phơi phới lạc quan, còn toát ra từ giọng thơ vừa cổ điển, vừa hiện đại khỏe khoắn, trẻ trung; Trong đó hình tượng con người, cuộc sống nổi bật nhưng hòa hợp tuyệt diệu với thiên nhiên.

7. Hai bài thơ nói về trăng.
- Cảnh khuya là cảnh trăng rừng, tác giả đang một mình ngắm cảnh. Các sự vật ở đây lồng vào nhau trong lặng lẽ mà sinh động. Bác chưa ngủ vì còn ngắm cảnh đẹp nhưng cái lí do khiến ta xúc động là đang lo việc nước nhà.
- Bài Nguyên tiêu là trăng trên sông nước. Tác giả cùng với các đồng chí của mình “bàn việc quân” giữa chốn nước thẳm đầy khói sương sóng nước. Thiên nhiên là một không gian cứ rộng mở ra mãi bởi trăng xuân soi chiếu cả bầu trời lẫn mặt nước đầy sức xuân. Hình tượng con thuyền chở trăng về cho thấy sự lạc quan bởi đã làm xong việc quân, bởi đã nắm chắc phần thắng ở trong tay khi cuộc chiến đấu đang sắp sửa.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây