Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt mang phong vị của Đường thi, ngắn gọn mà hàm súc bài thơ đã miêu tả vẻ đẹp của rừng đại ngàn chiến khu Việt Bắc trong đêm trăng vàng, đồng thời bộc lộ tâm trạng lo lắng của tác giả. Đọc hai câu thơ đầu:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Với cách sử dụng ngôn từ đặc sắc, tác giả Hồ Chí Minh đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên thật sinh động: có tiếng suối, có trăng, có cây cổ thụ, có bóng và có hoa. Câu thơ đầu hiện lên: “Tiếng suối trong như liếng tiếng hát xa”.
Âm thanh của tiếng suối sao trong trẻo đến lạ kì. Nó gợi cho chúng ta nhớ đến hình ảnh thơ của thi sĩ Nguyễn Trãi:
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm nên tai”
Thi sĩ cố Nguyễn Trãi đã so sánh tiếng suối với tiếng đàn cầm, một âm thanh du dương trầm bổng, một hình ảnh rất hay và đẹp. Nhưng ở đây, tác giả đã so sánh thật hay và sáng tạo: so sánh tiếng suối với tiếng hát xa. Tiếng suối đó trở nên thật ngân nga thánh thót. Hình ảnh so sánh độc đáo này đã thổi vào bức tranh một sức sống mãnh liệt. Đọc câu thơ tiếp theo:
“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Khi ánh trăng xuyên qua kẽ lá, in bóng xuống đất đã tạo thành muôn ngàn bóng hoa. Hình ảnh ấy đã gợi cho bức tranh thiên nhiên hai màu sắc cổ điển: ánh trăng vàng và bóng cây cổ thụ, hay đó chính là hai màu sáng và tối. Cảnh sắc thiên nhiên ở rừng đại ngàn chiến khu Việt Bắc trong đêm trăng thật lung linh, kì ảo. Đọc câu thơ thứ ba:
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”
Dường như trong bức tranh thiên nhiên còn có hình ảnh của một con người. Có lẽ do say đắm trong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp nên người chưa ngủ được. Câu thơ tiếp theo cứ lôi cuốn người đọc: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
Đọc câu thơ thứ ba, chúng ta cảm thấy người trong bức tranh chưa ngủ vì đang say cảnh thiên nhiên đẹp. Nhưng trong câu thứ tư, bất ngờ thú vị được mở ra. Nó đã gợi ra vẻ đẹp trong tâm hồn của tác giả Hồ Chí Minh. Thì ra người trong bức tranh chưa ngủ được còn vì một lí do: lo cho nước, cho dân. Cao cả hơn, thấm đẫm hơn khi vì lòng lo cho nước, cho dân mà tác giả không ngủ được. Thì ra, đây chính là tâm trạng của một con người có lòng yêu nước. Sự hoà quyện giữa cốt cách của người chiến sĩ và cốt cách của người chiến sĩ đã tạo nên phong cách thơ độc đáo. sáng tạo: phong cách Hồ Chí Minh.
Bài thơ Cảnh khuya quả là một kiệt tác. Đó là sự hoà quyên giữa cốt cách của thi sĩ và cốt cách của người chiến sĩ đã tạo nên phong cách thơ rất sáng tạo và độc đáo. Bài thơ khiến người đọc cảm thấy yêu mến, trân trọng tình yêu thiên nhiên và tinh thần yêu nước, tinh thần trách nhiệm lớn lao với vận mệnh đất nước của tác giả Hồ Chí Minh. Chính phong cách trẻ trung ấy đã khiến bài thơ vẫn sống mãi trong lòng người đọc.