Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Phân tích nhân vật viên quản ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Thứ hai - 04/05/2020 04:11
Dàn ý:
- Hoàn cảnh sáng tác.
- Tình huống truyện.
- Phân tích nhân vật quản ngục:
+ Tên tuổi, hoàn cảnh sống, ngoại hình...
+ Là người yêu cái đẹp
+ Một con người dũng cảm
+ Có cái tâm trong sáng, hướng thiện
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Giá trị, ý nghĩa của nhân vật .
Bài làm:
Trong tác phẩm này, Nguyễn Tuân đã tạo nên một tình huống truyện éo le, đầy kịch tính: cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và Quản ngục.

Xét ở bình diện xã hội, họ là hai kẻ đối địch. Nhưng, xét ở bình diện nghệ thuật, họ lại là tri kỉ. Tình huống này đặt quản ngục vào sự lựa chọn: muốn tròn chức phận thì chà đạp lên lòng tri kỉ, nếu trọn đạo tri kỉ thi phải phớt lờ chức phận quan lại. Như vậy, vai trò của nhân vật quản ngục rất quan trọng trong sự thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm.

Ngoại hình: Ưa nhìn khác hẳn với hình dung của ta khi nghĩ về một viên quan cai quản trại giam. Đầu ông đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu; bộ mặt tự lự, có nhiều nếp nhăn, chứng tỏ đây là người có đời sống nội tâm sâu sắc. Hình ảnh ngục quan thao thức giữa đêm khuya “băn khoăn ngồi bóp thái dương” suy nghĩ về người tù nổi tiếng sắp được chuyển đến càng chứng tỏ tính cách khác thường. Là người làm một nghề không lấy gì là cao quí: Nghề coi ngục, Quản ngục hiện thân cho công cụ trấn áp của bộ máy thống trị đương thời.

Tính cách: Quản ngục là người yêu cái tài, cái đẹp đến say mê: Ông nuôi dưỡng sở thích cao quý đó là thú chơi chữ. Hơn một lần ta thấy ngục quan trầm trồ trước tài năng của Huấn Cao: “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”. “Có được chữ Huấn Cao mà treo là có một vật báu trên đời”. Từ đó quản ngục có sở nguyện: “được treo ở nhà riêng của mình đôi câu đối do chính tay ông Huấn Cao viết”.

Để xin được chữ Huấn Cao, Quản ngục đã biệt đãi ông và các bạn tù của ông nhưng nó xuất phát từ tấm lòng trọng nhân cách, khí phách, tài năng của một tâm hồn “biệt nhỡn liên tài”, vẫn quyết tâm xin chữ cho bằng được dù bị ông mắng, bị “khinh bạc đến điều”. Khi Huấn Cao yêu cầu quản ngục “là ngươi đừng đặt chân vào đây”, quản ngục đã chấp nhận. Đó không chỉ thể hiện sự dụng công mà còn cả sự nhẫn nhục cũng như sự tự ý thức về thân phận mình của viên quản ngục. Khi Huấn Cao cho chữ: cố chỉ “khúm núm” trước người tù - đây là cử chỉ đẹp nhất, cảm động nhất, là sự cúi đầu trước cái đẹp, cái thiên lương...

Nguyễn Tuân đã chọn một so sánh rất đẹp để viết về quản ngục: “Giữa cái chốn người ta sống bằng lừa lọc phản, trắc, thì tấm lòng biết giá người của viên quan cai tù là một thanh âm trong trẻo lạc vào giữa một bản nhạc mà nhạc luật đã trở nên hỗn loạn xô bồ”.

Quản ngục cũng là con người dũng cảm, ngang tàng: Quản ngục cũng là những con người có nhân cách, không biết sợ cường quyền bạo lực. Ngục quan đã bất chấp luật pháp, làm đảo lộn trật tự trong nhà tù, biến một kẻ tử tù thành một thần tượng để tôn thờ.

Trong thời gian Huấn Cao ở tù, quản ngục đã biệt đãi Huấn Cao dù thừa biết đó là việc làm đe dọa đến tính mạng - quản ngục đã làm và dám làm điều đó. Có lần, quản ngục còn đặt chân vào buồng giam của Huấn Cao mà ngỏ lời biệt đãi ông: “Ngài có cần gì tôi xin lo liệu chu tất”. Ngay cả khi Huấn Cao ném vào mặt quản ngục một câu “khinh bạc đến điều”: “Ngươi hỏi ta muốn gì, ta chỉ ước có một điều, là nhà ngươi đừng bao giờ bước chân vào đây nữa” thì quản ngục vâng dạ lễ phép lui ra. Chỉ có người thiết tha yêu cái đẹp, cái tài cùng sự cảm phục trước khí phách anh hùng mới có hành động nhũn nhặn như thế.

Cảnh cho chữ trong đoạn văn cuối tác phẩm được Nguyễn Tuân gọi là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Ở đó có sự đảo lộn ngôi thứ ngoạn mục giữa người cho chữ và người xin chữ, nhưng đó không phải là sự hạ bệ nhau mà là sự tôn vinh nhau, nâng đỡ nhau cùng hướng tới cái đẹp. Quản ngục hiện lên là người co tấm lòng hướng thiện.

Chi tiết cuối cùng trong tác phẩm là chi tiết quản ngục “vái người tử tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: kẻ mê muội này xin bái lĩnh” là một hành động đẹp. Giọt nước mắt và lời nói nghẹn ngào, hành động vái lạy Huấn Cao của quản ngục cho thấy con người này không chỉ có thiên lương, biết hướng tới cái đẹp, cái thiện, xót xa khi cái đẹp, cái thiện sắp bị hủy hoại mà còn nói lên sự dũng cảm của quản ngục, dám trút bỏ vị thế xã hội bấy lâu để sống thật với mình, với thiên lương trong sáng của mình. Nó mở ra trong lòng người đọc hi vọng thay đổi số phận của quản ngục, rằng họ sẽ tìm được môi trường sống tốt hơn.

Dù phải sống trong bùn nhơ như viên Quản ngục, nhưng nếu thật sự yêu cái đẹp thì vẫn không mất khả năng hướng thực, vẫn được cứu rỗi.

Đây là "một thanh âm trong trẻo chen vào giữa bản đàn mà nhạc luật đến hỗn loạn xô bổ”. Cái bản đàn xô bồ đó là cái xã hội cũ trong đó có nhà tù và giai cấp thống trị. Quản ngục là nhân vật lưỡng tính, nhân vật đẹp.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây