Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Nhật kí trong tù là bức chân dung tự hoạ con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thứ năm - 02/01/2020 10:25
Nhật kí trong tù là bức chân dung tự hoạ con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua các bài thơ Chiều tối, Giải đi sớm và Mới ra tù tập leo núi, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên?
Hướng dẫn làm bài:
1. Giới thiệu

- Nhật kí trong tù là thơ Bác viết cho mình nên tất cả đều tự nhiên, chân thật, là tự sự thể hiện, tự biểu hiện của con người Bác - một con người vừa kiên cường bất khuất, vừa tinh tế nhạy cảm trước mọi biến động, đổi thay của thiên nhiên, cuộc sống, con người; vừa ung dung tự tại, tâm hồn như bay bỗng giữa bầu trời tự do, vừa nóng lòng như lửa đốt, khắc khoải mòn mỏi nhìn về Tổ quốc; vừa lạc quan tin tưởng, luôn hướng về bình minh và mặt trời hồng, vừa trằn trọc lo âu cho hạnh phúc của dân tộc, nhân loại. Nhìn chung, bức chân dung con người tinh thần của Hồ Chí Minh chính là sự kết hợp hài hoà giữa người chiến sĩ cách mạng yêu nước, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn và người nghệ sĩ vĩ đại.
- Qua 3 bài thơ Chiều tối, Giải đi sớm và “Mới ra tù tập leo núi” người đọc có thể thấy được phần nào những vẻ đẹp trong bức chân dung tự hoạ ấy.
2. Phân tích
a. Trong 3 bài thơ, có 2 bài Bác viết khi đang ở trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, một bài Bác viết khi mới ra tù. Trong hoàn cảnh đó, nhà tù với những cực hình tra tấn, những sự đoạ đày cả thể xác lẫn tinh thần đà trở thành một thứ “thuốc thử” đối với người chiến sĩ cách mạng.
- Cảnh giải tù chuyển lao khắc nghiệt với đường xa, gió lạnh, bóng tối dày đặc, chồng chất, trước mặt và sau lưng đều là nhà tù của chế độ (Giải đi sớm).
- Nỗi cô đơn lẻ loi trên con đường giải tù chuyển lao đè nặng tâm hổn (Chiều tối).
b. Vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ cách mạng, người chiến sĩ yêu nước:
- Bản lĩnh kiên cường bất khuất vượt lên trên hoàn cảnh gian khổ của cuộc sống lao tù biểu lộ ở tư thế hiên ngang sẵn sàng đối mặt với gian khổ (Giải đi sớm) ở thái độ ung dung bình thản như của một bậc ẩn sĩ tự do ngắm cảnh dù vừa trải qua một thời gian dài sống trong đoạ đày (Mới ra tù tập leo núi).
- Khi vừa thoát cảnh ngục tù, Người không vội vui cho bản thân mình. Cảm xúc đầu tiên đến trong lòng Người là nỗi nhớ đồng bào đồng chí, là niềm khắc khoải hướng về trời Nam xa xôi.
- Sức mạnh nâng đỡ tâm hồn Người trong những gian lao chính là niềm lạc quan, tin tưởng vào quy luật tất yếu của cuộc sống. Vì vậy, Người luôn hướng về phía ánh sáng, phía tương lai - Đó cũng chính là hướng vận động của hình tượng thơ trong thơ Bác (Giải đi sớm, Chiều tối).
c. Vẻ đẹp của những tình cảm nhân đạo cao quý: Tất cả những gì thuộc về cuộc sống, sự sống đều giành được tình cảm yêu thương của Bác. Ngay trên đường giải tù chuyển lao, Người vẫn hướng cái nhìn tới vẻ đẹp bình dị mà ấm áp của bức tranh cuộc sống đời thường: một xóm núi, một bếp lửa hồng, một thiếu nữ xay ngô.
d. Vẻ đẹp của một tâm hồn thi sĩ
- Trái tim Người rất nhạy cảm trước mọi vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như cuộc sống của con người: vẻ đẹp bình dị của một bức tranh đời sống thường nhật (Chiều tối), vẻ đẹp thơ mộng mà hùng vĩ của thiên nhiên trong đêm với trăng, sao và núi mùa thu cùng nương tựa nâng đỡ nhau trong cái bát ngát vô cùng của vũ trụ (Giải đi sớm), vẻ đẹp thanh tĩnh, khoáng đạt vái độ hài hoà cổ điển của sông núi mây trời (“Mới ra tù tập leo núi”).
- Không chỉ ngắm cảnh, thưởng ngoạn cảnh, người còn giao cảm với cảnh, đem hồn mình để hiểu hồn tạo vật nên đã phát hiện ra trong cảnh có tình: một cánh chim mỏi mệt bay tìm tổ ấm, một đám mây cô lẻ trên bầu trời bao la (Chiều tối). Thiên nhiên đi vào thơ Người vì thế không chỉ đẹp mà còn đầy ắp tình người.
- Phong thái của nhân vật trữ tình trong thơ cũng là phong thái ung dung, thi sĩ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào Người cũng ung dung: ngay cả trên đường áp giải, dù đường xa gió lạnh, đơn độc nơi đất khách quê người, Bác vẫn cất bước với dáng vẻ dung dung bình thản “dĩ tại” (Giải đi sớm), “bồi hồi độc bộ” (Mới ra từ tập leo núi).
3. Tổng kết đánh giá
- Ba bài thơ tuy có khác nhau trong cách xây dựng hình ảnh, lựa chọn chi tiết và thể hiện cảm xúc, tâm trạng song đều thống nhất thể hiện vẻ đẹp tâm hồn con người Hồ Chí Minh: Vừa là một chiến sĩ cách mạng kiên cường, giàu lòng yêu nước, vừa là một nghệ sĩ có trái tim nhạy cảm vị tha và giàu tình yêu đối với cuộc sống, với thiên nhiên.
- Bức chân dung tự hoạ của tâm hồn Hồ Chí Minh trong thơ mang những vẻ đẹp tiêu biểu cho tâm hồn, cho cốt cách con người Việt Nam. Vì thế, ngoài giá trị nghệ thuật - thẩm mĩ, ba bài thơ nói riêng và tập Nhật kí trong từ nói riêng đã đóng góp một phần quan trọng trong việc phản ánh khắc hoạ lịch sử tâm hồn người Việt cùng với nền văn học dân tộc.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây