Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Hãy phân tích bài tuỳ bút Người lái đo sông Đà của Nguyễn Tuân để chứng minh rằng tác phẩm vừa là một công trình khảo cứu công phu vừa là một áng văn giàu tính thẩm mĩ

Thứ sáu - 03/01/2020 09:31
Hướng dẫn làm bài
1. Giới thiệu
Nguyễn Tuân là một nhà văn tài năng với một phong cách độc đáo. Tác phẩm Người lái đò sông Đà trong tập tuỳ bút Sông Đà là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc trong và sau kháng chiến chống pháp. Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân bởi nó vừa là một công trình khảo cứu công phu vừa là một áng văn giàu tính thẩm mĩ về con sông Đà, về những gì sinh sống trên và quanh con sông đó.
2. Phân tích
a. Công trình khảo cứu công phu
a.1. Bản chất: là một tác phẩm được tạo nên từ công phu nghiên cứu, tìm hiểu dựa trên các tài liệu phong phú, nó thể hiện vốn và tầm hiểu biết của nhà văn đồng thời cũng đem đến cho người đọc những hiểu biết phong phú về các đặc điểm, tính chất của đối tượng được đề cập đến.
a.2 Biểu hiện
a.2.1. Huy động một vốn kiến thức tổng hợp khá đồ sộ về rất nhiều ngành khoa học và nghệ thuật.
- Địa lí: Chiều dài sông, sắc nước mỗi mùa, tên của các con thác dọc sông Đà, số lượng thác trên sông, đặc điểm địa hình, địa thế của sông, giá trị kinh tế của thác nước sông Đà....
- Lịch sử: Các thời kỳ lịch sử khác nhau gắn với sông Đà – thời chia đất ngăn sông chia bến, Tây đóng đồn bốt ven sông, thời kỳ cách mạng, kháng chiến, thời kỳ hoà bình và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Văn hoá: Những sinh hoạt vật chất (đem theo bu gà, đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam) và tinh thần (tiếng hát của người dưới thuyền và người trên bờ nhằm trao đổi tâm tình).
- Văn học: Hình ảnh sông Đà trong thơ văn và vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ văn tương đồng với vẻ đẹp của sông Đà
- Các kiến thức khác: quân sự (binh pháp đời xưa) điện ảnh (cách thức quay phim, thu ảnh) thể thao (vị trí của các hàng công - thủ)...
a. 2.2. Cung cấp cho người đọc những hiểu biết về con sông Đà và về cuộc sống người lao động trên sông.
- Về con sông Đà: từ chiều dài sông, đầu nguồn, lưu vực, tên sông của các miền, các thời kì, đặc điểm của con sông (luồng lạch, ngọn thác, vách đá, từng luồng lành, luồng dữ và quy luật biến đổi phức tạp của sông Đà mỗi lần mùa nước kéo lên hoặc rút đi).
- Về người lái dò: Công việc lái đò là công việc vất vả gian lao khi phải chống chọi lại với thác ghềnh và những hiểm họa bất ngờ của thiên nhiên nên chính công việc đã làm bộc lộ ở người lái đò khả năng chinh phục dòng sông bằng kinh nghiệm chèo lái dẫn dắt con thuyền.
b. Áng văn giàu tính thẩm mĩ
b.1. Bản chất: Tác phẩm nghệ thuật đạt đến độ hoàn hảo trong việc tái hiện cái đẹp, khơi gợi hứng thú và khả năng cảm nhận cái đẹp ở người đọc.
b.2. Biểu hiện
b.2.1. Đến với tùy bút Người lái đò sông Đà người đọc có được những khoái cảm thẩm mĩ thực sự trước vẻ đẹp tuyệt vời của con sông Đà và những gì đang sinh sống trên và xung quanh con sông đó: vẻ hùng vĩ hiểm trở cũng như nét thơ mộng, hoang sơ của thiên nhiên Tây Bắc, của con sông Đà, vẻ đẹp khoẻ khoắn lành mạnh của thể chất và tinh thần con người lao động trên sông nước, vẻ đẹp lẫm liệt uy nghi mà tài tình tinh tế của một bậc anh hùng, một người nghệ sĩ trong công việc của mình. Bên cạnh đó người đọc còn được thưởng thức vẻ đẹp của một thiên anh hùng ca và một bản tình ca say đắm về sông Đà và cuộc sống ở trên, ở quanh con sông đó.
b.2.2. Sở dĩ có được giá trị thẩm mĩ đó bởi Nguyễn Tuân đã huy động vào những trang viết không chỉ vốn tri thức phong phú mà còn cả công phu và tài năng sáng tạo để biến những thông tin khô khăn, tư liệu lạnh lùng thành hình tượng sông động có đời sống, tâm lý, tính cách, khả năng, số phận... cụ thể: Sông Đà vào trang văn nguyễn Tuân không còn là con sông vật chất vô tri mà là thực thể sống động có linh hồn tình cảm và tính cách phức tạp, vừa hung bạo, độc dữ lại vừa mơ mộng hiền hoà. Người lái đò đi vào trang văn Nguyễn Tuân trở thành anh hùng, nghệ sĩ và công việc lái đò ngỡ như đơn điệu lại là cả một nghệ thuật tài tình mà để làm chủ được môn nghệ thuật này, ông lái đò không chỉ cần có cái tài mà còn cần rất nhiều tình cảm tâm huyết với nghề, với sông.
b.2.3. Giá trị thẩm mỹ của hình tượng nghệ thuật được xây dựng trong tuỳ bút còn được tạo nên bởi công phu và tài năng Nguyễn Tuân trong lựa chọn và sử dụng ngôn ngừ: Chủ nghĩa trong kho văn chung của ngôn ngữ dân tộc dưới bàn tay Nguyễn Tuân như được truyền cho một sức sống mới trở lên linh hoạt, có hồn và giàu khả năng biểu hiện: những từ đắc địa, những kết hợp tài tình, những câu văn có khớp xương biết co duỗi nhịp nhàng.... Tất cả tạo nên sự uyển chuyển đầy linh hoạt của hơi văn, mạch văn để lột tả một cách tài tình thần thái cuả đối tượng và ý đồ nghệ thuật của tác giả.
3. Kết luận
Người lái đò sông Đà thể hiện những đặc sắc văn phong Nguyễn Tuân:
+ Chất trí tuệ, tầm hiểu biết uyên bác, sự phong phú của một tâm hồn, lòng thiết tha yêu những giá trị vật chất và tinh thần của đất nước, của dân tộc và tình yêu, sự gần gũi đối với những người lao động bình thường.
+ Chất tài hoa, tài tử, vẻ đẹp và sự giàu có của câu văn, của chữ nghĩa Nguyễn Tuân.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây