2. Phân tích
a. Sơ lược về cái Đẹp và cái Đẹp trong văn chương
- Cái Đẹp: những hiện tượng có giá trị thẩm mĩ cao nhất - khi mà với tính toàn vẹn, cụ thể, cảm tính của nó, thể hiện những giá trị nhân bản, xã hội, do khẳng định giá trị của con người trong thế giới, chứng tỏ sự mở rộng giới hạn tự do của xã hội và con người, thúc đẩy sự phát triển hài hòa và hoàn thiện của nhân cách, làm nảy sinh và bộc lộ ngày càng đầy đủ những sức mạnh và năng lực của con người. Việc cảm thụ cái Đẹp thức tỉnh niềm vui sướng, tình yêu vô tư, cảm giác tự do, xác nhận và làm giàu nhân tính.
- Cái Đẹp trong văn chương: nghệ thuật là lĩnh vực đặc thù của sự sáng tạo và thể hiện cái Đẹp. Nhưng tác phẩm chỉ đẹp khi nó thể hiện chân thực đời sống trong mọi biểu hiện thẩm mĩ của nó thông qua lăng kính của lý tưởng nhân đạo, thể hiện được sự phong phú về tinh thần của cá nhân con người trong một hình thức hoàn thiện.
b. Về phương diện nội dung - tư tưởng: tìm kiếm, phát hiện cái Đẹp từ trong cuộc sống:
- Cái Đẹp xưa - cái Đẹp của “một thời vang bóng”, tài năng, thiên lương, những thú chơi tao nhã (uống trà, uống rượu thạch lan hương, thả thơ...).
- Cái Đẹp của thiên nhiên đất nước: cảnh sắc thiên nhiên của nhiều miền quê khác nhau gắn với thú giang hồ xê dịch (trước cách mạng), vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước gắn với tình yêu và khát vọng ngợi ca giá trị của núi sông gấm vóc nên thơ (sau cách mạng).
- Cái Đẹp của chất vàng mười trong tâm hồn con người: những hi sinh thầm lặng, sự dũng cảm trong chiến đấu, lao động và sản xuất; nét tài hoa nghệ sĩ, vẻ hào hoa, thanh lịch của nhân dân Việt Nam trên mọi miền Tổ quốc.
- Thái độ của Nguyễn Tuân đối với cái Đẹp:
+ “Khát khao được thấy cái Đẹp trong trời đát và muốn được thấy một tí Đẹp ấy ngay trong lòng mình, trong một ngay hằng sống và tin tưởng”- nghĩa là cái Đẹp đã trở thành mục dích, lý tưởng, lẽ sống và lý do tồn tại của Nguyễn Tuân với tư cách là một nghệ sĩ.
+ Nâng niu, trân trọng và khát khao cái Đẹp, Nguyễn Tuân đã thấy cái Đẹp có khả năng “cứu rỗi” và mang một màu sắc tôn giáo.
+ Từ góc độ cái Đẹp, Nguyễn Tuân cũng phát hiện một cách sắc sảo những gì phản thẫm mĩ, những cái xấu xa, thấp hèn trong cuộc sống: đồng tiền phàm tục, lối sống kiểu “con buôn” (trước cách mạng), kẻ thù xâm lược (sau cách mạng).
Tất cả đã trở thành tư tưởng chi phối sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
c. Về phương diện nghệ thuật – thẩm mĩ: sáng tạo ra cái Đẹp
- Sáng tạo những hình tượng nghệ thuật kết tinh vẻ đẹp của cuộc sống, con người và thiên nhiên đất trời (Huấn Cao, ông lái đò sông Đà, con sông Đà...).
- Xây dựng những áng văn tuyệt mĩ:
+ Kết tinh hiểu biết của Nguyễn Tuân - một vốn hiểu biết vô cùng phong phú, sâu sắc về nhiều ngành khoa học và nghệ thật.
-+ Thể hiện tài năng của Nguyễn Tuân trong sử dụng và điều khiển lớp ngôn ngữ nghệ thuật (tích lũy một vốn từ giàu có, ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu giá trị thẩm mĩ và tạo hình; sáng tạo ra nhiều từ mới làm giàu thêm cho tiếng mẹ đẻ; xây dựng những câu văn mềm mại, uyển chuyển, biết co duỗi như khớp xương; huy động tối đa sức mạnh của các biện pháp tu từ...)
+ Nghĩa là, về phương diện nghệ thuật, tác phẩm của Nguyễn Tuân không chỉ là công trình khảo cứu công phu mà còn là áng văn giàu tính thẩm mĩ.
c. Đánh giá
- Trước cách mạng, do những hạn chế thời đại, việc tìm kiếm cái Đẹp của Nguyễn Tuân đôi khi có chệch hướng (cái Đẹp hình thức bất chấp nội dung), đôi khi sa vào chủ nghĩa duy mĩ một cách cực đoan.
- Sau cách mạng, Nguyễn Tuân đã tìm kiếm và khẳng định những cái Đẹp chân chính của đất nước và con người Việt Nam. Hành trình đến với cái Đẹp của Nguyễn Tuân cũng chính là hành trình đến với nhân dân, với đất nước. Khẳng định và ngợi ca cái Đẹp, Nguyễn Tuân đã bộc lộ mình là một nghệ sĩ chân chính có tấm lòng tha thiết với cuộc sống của nhân dân, đất nước.
- Ở những sáng tác tiến bộ, cái Đẹp trong trang văn Nguyễn Tuân đã đem đến những giá trị thẩm mĩ thực sự, góp phần nâng cao trình độ thẩm mĩ, tình yêu đối với cái Đẹp ở bạn đọc để bồi đắp cho tâm hồn con người một cách có nghệ thuật.
3. Kết luận
Trong tùy bút Tờ hoa, Nguyễn Tuân cho rằng sáng tạo nghệ thuật là một công việc “khổ đau và nặng nhọc đèo bòng”, song đó cũng là một công việc vô cùng thiêng liêng bởi ở đó, người nghệ sĩ được thấy mình như “một con sinh vật đang nung một thứ mật gì để ngày ngày có giọt ra mà đem thơm thảo vào cho cuộc sống”. Những trang văn Nguyễn Tuân, trong ý nghĩa thẩm mĩ cũng như tư tưởng, thực sự đã trở thành cái phần thơm thảo của tâm hồn nhà văn dâng tặng cho cuộc đời này.