Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng, danh nhân của nước ta

Thứ sáu - 21/08/2020 10:51
Bài làm 1:Trong các vị anh hùng dân tộc của nước ta, Hai Bà Trưng là những người phụ nữ có công lớn, lãnh đạo nhân dân vùng lên khởi nghĩa chống bọn xâm lược nhà Hán qua câu chuyện Tiếng trống Mê Linh.
Bấy giờ, ở đất Mê Linh, có hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị là con gái Lạc tướng thuộc dòng dõi vua Hùng. Đã từ lâu, Mê Linh rộn rã tiếng trống. Đó là những chiếc trống lớn đúc toàn bằng đồng, rực rỡ sắc vàng, rền vang những âm thanh hùng tráng. Đó cũng là báu vật có từ thời vua Hùng bắt đầu dựng nước.

Bỗng giặc Hán tràn sang xâm lược nước ta. Chúng chiếm đóng ngay trên mảnh đất Mê Linh. Giáo sắt, gươm thép của chúng tua tủa khắp nơi. Tướng giặc là Tô Định tham tàn và bạo ngược. Ngày ngày, chúng lăm lăm gươm giáo trong tay để ra sức vơ vét sản vật. Chúng lùa ép dân vào rừng săn tê giác, ngà voi, lên núi cao tìm mỏ quý, khiến bao người chết mất xác. Thế là trên mảnh đất Mê Linh tắt lịm tiếng trống đồng.

Trưng Trắc đau lòng trước cảnh đất nước bị giày xéo, muôn dân lầm than. Bà bàn với chồng là Thi Sách mưu việc khởi nghĩa, đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi. Người em là Trưng Nhị cũng hăm hở cùng chị ngày đêm lo việc rèn luyện binh dân. Trống đồng Mê Linh sắp sửa vang lên những hiệu lệnh xung trận.

Giữa lúc ấy, tướng giặc Tô Định nghe ngóng tình hình. Nó rắp tâm dập tắt cuộc khở nghĩa ngay từ khi nhen nhóm. Nó cho người mời Thi Sách đến rồi trở mặt, thét quân lính trói ông về tội chống lại chúng. Nó ra lệnh chém đầu Thi Sách để đe dọa những người khác.

Vừa nghe tin dữ, lòng người khắp nước Việt bừng bừng căm giận. Hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị càng nung nấu lòng căm thù, quyết định ra lệnh khởi nghĩa. Trống đồng gầm lên như sấm. Những âm thanh ầm vang giục giã mọi người cầm vũ khí đứng lên chông giặc. Đó là mùa xuân năm 40. Dân Mê Linh và cả mọi nơi ùn ùn kéo theo hai chị em Bà Trưng với giáo gươm vang lên sáng lóa. Giặc Hán cuống cuồng tháo chạy. Tướng giặc Tô Định vô cùng hoảng sợ phải cắt râu, thay áo, giả làm người dân thường đế lẩn trốn. Tiếng trống đồng cũng vang lên đuổi thù. Chẳng bao lâu, đất nước sạch bóng quân thù.

Thế là Hai Bà Trưng đã giành lại non sông, trả xong thù nhà. Quê hương thanh bình trở lại. Tiếng trông đồng lại dõng dạc vang lên trên đất Mê Linh và trên khắp non sông hùng vĩ của nước Việt ta.

Bài làm 2
Lịch sử dân tộc ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc có biết bao câu chuyện về các anh hùng dân tộc với lòng căm thù giặc sâu sắc, quyết tâm giết giặc cứu nước. Tiêu biểu như Trần Quốc Toản trong câu chuyện Bóp nát quả cam.

Vào thời nhà Trần, giặc Nguyên-Mông sang xâm lược nước ta. Thế giặc quá mạnh. Vua Thiệu Bảo họp các vương hầu trên bến Bình Than bàn kế hoạch cứu nước.

Trần Quốc Toản lúc này chưa đầy mười sáu tuổi cũng muốn đến bến Bình Than tham gia luận bàn việc nước nhưng quân lính bảo vệ không cho chàng xuống bến. Chờ mãi, không chịu được, Quốc Toàn xăm xăm xuống bến. Một viên tướng hốt hoảng chạy tới, níu áo lại, Toản liền tuốt gươm, mắt trừng lên một cách điên dại :

- Không buông ra ta chém !

Lính liền ập đến. Thực ra vì nể chàng là một vương hầu, nay làm quá, viên tướng nói :

- Quân pháp vô thân, Hầu không có phận sự ở đây nên trở ra cho anh em làm việc. Nhược bằng khinh thường phép nước, anh em tất phải chiếu theo thượng lệnh.

Quốc Toản đỏ mặt bừng bừng thét lớn :

- Ta chỉ xuống bến xin bệ kiến quan gia hai tiếng “Xin đánh”, kẻ nào giữ ta lại hãy nhìn lưỡi gươm này !

Viên tướng tái mặt, hô .quân sĩ vây kín Quốc Toản. Chàng liền vung gươm múa tít, không ai dám tới gần. Tiếng kêu, tiếng thét làm náo động cả bến sông. Vừa lúc ấy, cuộc họp ở dưới thuyền tạm nghỉ. Nghe tiếng ồn ào trên bến, thấy Hầu Văn đang giằng co với đám lính, Hưng Đạo Vương lật đật lên bờ hỏi cháu :

- Cháu không sợ tội chết hay sao mà đến đây ? Ai bảo cháu đến đây ?

Hoài Văn thưa :

- Cháu nghe tin vương tử họp các vương hầu bàn việc nước nên cháu đến xin góp sức.

- Cháu chưa đến tuổi dự bàn việc nước. Cháu tự tiện đến đây đã là không phải, lại gây sự với quân lính, đây là tội chết.

Hoài Văn cúi đầu thưa :

- Cháu biết là mang tội lớn. Nhưng cháu trộm nghĩ, khi quốc biến thì đến đứa trẻ cũng phải lo huống hồ cháu đã lớn. Cháu chưa đến tuổi bàn việc nước nhưng cháu không thể ngồi yên được ! Vua lo thì thần tử cũng phải lo !

Nói xong, Quốc Toản chạy xồng xộc xuống bến, quỳ xuống tâu vua :

- Xin bệ hạ cho đánh ! Cho giặc mượn đường là mất nước !

Nói rồi, Hoài Văn run bắn, tự đặt thanh gươm lên gáy xin chịu tội. Vua Thiệu Bảo gật đầu, mĩm cười nhìn Hưng Đạo Vương, ôn tồn nói :

- Hoài Văn làm trái phép nước, tội ấy đáng lẽ không dung.

Nhưng Hoài Văn còn trẻ, tình cảnh cũng đáng thương, lại biết lo cho dân, cho nước, chí ấy đáng trần trọng.

Vừa lúc ấy, người nội thị bưng một mâm cỗ đi qua, Thiệu Bảo cầm một quả chín mọng, bảo nội thị thưởng cho Hoài Văn. Chàng đỡ lấy quả cam, tạ ơn vua, lủi thủi bước lên bờ. Lên đến nơi, Quốc Toản xòe bàn tay phải ra. Quả cam đã nát chỉ còn trơ bã.
 
Theo NGUYỄN HUY TƯ

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây