Chủ đề l. MÁY TÍNH VÀ EM
BÀI 1. PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Kể được tên một số thiết bị phần cứng và phần mềm đã biết.
- Nêu được sơ lược về vai trò của phần cứng, phần mềm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.
- Nêu được ví dụ cụ thể về một số thao tác không đúng sẽ gây ra lỗi cho phần cứng và phần mềm trong quá trình sử dụng máy tính.
2. Năng lực
NLa: Nhận dạng, sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông. Thực hiện đúng các thao tác vói các thiết bị thông dụng của máy tính.
3. Phẩm chất
Rèn luyện ý thức trách nhiệm, cẩn thận đối với việc sử dụng thiết bị điện.
B. CHUẨN BỊ
GV: Chuẩn bị hình ảnh, mô hình hoặc thiết bị làm giáo cụ minh hoạ trực quan các thiết bị và ứng dụng của máy tính.
C. GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
C1. Hoạt động khởi động
Minh mượn điện thoại của mẹ để dịch lời một bài hát từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Tình huống có vấn đề là điện thoại của mẹ không có từ điển như điện thoại của bố. Điện thoại bao gồm cả phần cứng và phần mềm:
- Phần
“trông giống nhau” có thể quan sát được hay hình dạng là một đặc điểm của phần cứng.
- Phần làm cho hai chiếc điện thoại
“sử dụng khác nhau” là tính năng, ứng dụng hay phần mềm.
Tuy nhiên, trong phần khởi động, GV tránh dùng từ
“thiết bị”, “phần cứng”, “ứng dụng” hay
“phần mềm”. Trong hoạt động này chỉ nhằm nêu tinh huống có vấn đề, các ý kiến của HS (nếu có) sẽ được bảo lưu đến phần nội dung bài học.
1. Phần cứng và phần mềm
Hoạt động 1: Phần cứng hay phần mềm?
HS dễ dàng chia các hình ảnh thành hai nhóm, mỗi nhóm gồm những hình ảnh có đặc điểm chung được gợi ý ngay trong tiêu đề của hoạt động.
Mục tiêu |
Tiến hành |
Kết quả |
Chú ý |
Hình ảnh những thành phần của máy tính được giới thiệu với HS dưới góc nhìn tách biệt thành hai nhóm: phần cứng và phần mềm. |
Hoạt động có thể thực hiện theo nhóm đôi.
Chia sẻ câu trả lòi vói cả lớp. |
Đánh giá theo câu trả lời đúng. |
Thời gian cho hoạt động: 10 phút. |
Lưu ý:
- Câu trả lời có thể tìm thấy ở đoạn văn bản trong SGK, sau mô tả hoạt động. Bàn phím, chuột, màn hình và thân máy là những thiết bị quen thuộc từ lớp 3. ứng dụng tìm hiểu thế giói tự nhiên (các hành tinh) và phần mềm trình chiếu cũng là những nội dung đã được học.
- Có thể yêu cấu HS bổ sung thêm vào hai nhóm những thiết bị hay ứng dụng mà các em đã biết hoặc đã sử dụng.
1.1. Hoạt động đọc
Nội dung đoạn đọc kết nối với hoạt động, nhằm giúp HS nhận ra phần cứng, phần mềm. Lưu ý rằng, chỉ yêu cầu HS nêu ví dụ mà không đưa ra định nghĩa. Kết quả của hoạt động đọc này là HS có thể nhận ra phần cứng và phần mềm trong các ví dụ và có thể kể tên một số phần cứng và phần mềm.
GV có thể nêu đặc điểm của phần cứng như hình dạng hay vật liệu tạo nên phần cứng đó. Tuy nhiên, không nên nêu đặc điểm như
“có thể chạm vào” vì đó là cách nhận biết sự tồn tại của thiết bị không phù hợp vói thiết bị điện.
Đoạn thứ hai của phần nội dung kiến thức nhắc lại tình huống khởi động, với ý nghĩa giải quyết vấn đề dựa trên nội dung kiến thức được học ở đoạn trước, đưa suy nghĩ của HS trở về thực tiễn.
1.2. Chốt kiến thức
Ghi ngắn gọn, tóm tắt kiến thức mới. HS có thể ghi nội dung này vào vở.
1.3. Câu hỏi củng cố
1. Phát biểu C là sai vì chưong trình luyện gõ bàn phím là phần mềm, không phải là phần cứng.
2. Ngoài những phần mềm được biết tới ở lớp 3 như phần mềm trình chiếu, ứng dụng duyệt web, HS có thể kể thêm tên những phần mềm như phần mềm trò chơi, phần mềm nghe nhạc, xem phim, vẽ hình,... trên máy tính hoặc ứng dụng gọi điện thoại, nhắn tin, chụp ảnh,... trên điện thoại thông minh.
2. Mối quan hệ giữa phần cứng và phần mềm
Mục này giúp HS có thể nêu được sơ lược về vai trò của phần cứng, phần mềm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.
Hoạt động 2: ống kính điện thoại và phẩn mềm chụp ảnh
Bằng cách quan sát và tưởng tượng hoạt động của máy ảnh trong điện thoại thông minh, HS nhận ra được vai trò của phần cứng và phần mềm trong một hoạt động chung và thấy được sự cần thiết của cả hai thành phần này trong mọi ứng dụng cả máy tính.
Mục tiêu |
Tiến hành |
Kết quả |
Chú ý |
HS nhận ra vai trò của phần cứng, phần mềm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng. |
- Hoạt động có thể thực hiện theo nhóm đôi.
- Chia sẻ câu trả lời với cả lớp. |
Đánh giá theo câu trả lời đúng. |
Thời gian cho hoạt động: 10 phút. |
Lưu ý. Nhận xét cần được đưa ra từ các ví dụ mà không sử dụng phương pháp suy luận dựa trên khái niệm hay định nghĩa.
2.1 Hoạt động đọc
Nội dung đoạn đọc kết nối với hoạt động, nhằm giúp HS nhận ra mối quan hệ giữa phần cứng và phần mềm.
Nội dung kiến thức gồm hai đoạn:
- Đoạn thứ nhất phân tích vai trò của phần cứng và phần mềm trong một hoạt động cụ thể - chụp ảnh.
- Đoạn thứ hai khái quát quan hệ giữa phấn cứng và phần mềm, chuyển hoá thông tin thành tri thức.
2.2 Chốt kiến thức
Ghi ngắn gọn, tóm tắt kiến thức mới. HS có thể ghi nội dung này vào vở.
Lưu ý. Giữa phần cứng và phần mềm có mối quan hệ hai chiều. Phần cứng cần thiết để lưu trữ phần mềm và chuyển hoá các mệnh lệnh của phần mềm thành hoạt động. Phần mềm cần thiết để điều khiển phần cứng (xử lí thông tin và tưong tác với thế giới bên ngoài).
2.3 Câu hỏi củng cố
Đáp án: C. Cả phần cứng và phần mềm đều cần thiết để máy tính hoạt động.
3. Sử dụng máy tính đúng cách
Mục này nêu một số ví dụ giúp HS biết sử dụng máy tính đúng cách, đảm bảo an toàn cho phần cứng và phần mềm.
Hoạt động 3: An toàn cho máy tính
Mục tiêu |
Tiến hành |
Kết quả |
Chú ý |
Lưu ý HS có ý thức trách nhiệm và cẩn thận khi sử dụng mậy tính thông qua ví dụ cụ thể về một số thao tác không đúng sẽ gậy ra lỗi cho phần cứng và phần mềm. |
- Hoạt động có thể thực hiện theo nhóm đôi.
- Chia sẻ tinh huống không an toàn đối với phần cứng hoặc phần mềm. |
Đánh giá theo những tinh huống thực tế và phù họp với yêu cầu của mục kiến thức. |
Thời gian cho hoạt động: 10 phút. |
Lưu ý. Cần ít nhất 4 ví dụ (có thể tham khảo SGK). Mục tiêu đạt được thể hiện ở chỗ HS kể được những tình huống trong thực tế thao tác không đúng, gây ra lỗi cho phần cứng hoặc phần mềm.
3.1 Chốt kiến thức:
Ghi ngắn gọn, tóm tắt kiến thức mới. HS có thể ghi nội dung này vào vở.
Lưu ý. Những tinh huống
“không đúng cách” trong việc sử dụng máy tính rất đa dạng.
Vì vậy, không tổng quát những tình huống này mà chỉ nêu các ví dụ. Mục kiến thức nhằm nhắc nhở HS có ý thức trách nhiệm và cẩn thận khi sử dụng máy tính.
3.2 Câu hỏi củng cố
Phương án B là đáp án đúng:
“Nháy chuột vào nút start, chọn nút Power rồi chọn lệnh Shut down để tắt máy tính”. Phương án A gây mất an toàn cho phần cứng. Phương án C gây mất an toàn cho con người vì có thể bị điện giật. Phương án D gây mất an toàn cho phần mềm vì có thể nhiễm virus máy tính.
3.3 Luyện tập
1. Phương án a, b, c lả phần cứng; phương án d là phần mềm.
2. Đáp án: A.
3.4 Vận dụng
1. HS có thể kể tên một số phần cứng hỗ trợ việc học trực tuyến như điện thoại thông minh, máy tính xách tay, loa, tai nghe,...
2. HS có thể kể tên một trong các phần mềm giúp học trực tuyến như Zoom, Microsoft Teams,...
D. MỘT SỐ LƯU Ý VÀ KIẾN THỨC BỔ SUNG CHO GV
Một số lưu ý khi dạy học
- Bài học gồm ba nội dung: 1) Kể tên phần cứng, phần mềm; 2) Vai trò và mối quan hệ của phần cứng, phần mềm; 3) Những thao tác cần tránh để bảo vệ phần cứng và phần mềm. Việc dạy học các nội dung này cần dựa trên các ví dụ và giải thích tình huống trong ví dụ mà tránh khái quát hoá, tổng quát hoá.
- Khuyến khích HS đưa ra lời giải thích. Khi HS chưa có câu trả lời đúng, nên mời HS khác bổ sung, hiệu chỉnh thay vì GV tự đưa ra lời giải thích hoặc phê bình các em.
Kiến thức bổ sung
- Việc sử dụng máy tinh, mạng máy tính và các sản phẩm kĩ thuật số thường được đặt ra với hai yêu cầu: an toàn và có trách nhiệm. Trong đó, yếu tố an toàn được hiểu bao gồm ba khía cạnh:
+ An toàn đối với sức khoẻ của người sử dụng bao gồm sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần.
+ An toàn đối với phần cứng bao gồm tránh tác động tiêu cực về cơ học, tránh xung điện và bảo vệ tài sản.
+ An toàn đối với phần mềm bao gồm bảo vệ dữ liệu và bảo vệ các ứng dụng.
- Nội dung mỗi bài học về sự an toàn thường đặt ra yêu cầu đối với từng khía cạnh trên. YCCĐ của bài học này nhấn mạnh đến an toàn với phần cứng và phần mềm với những thao tác cụ thể.