- Truyện được kể bằng ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba: với ngôi thứ nhất, người kể chuyện tưởng tượng mình là hàng xóm của bác tiều trong truyện để giới thiệu cho người đọc về câu chuyện, thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của mình và xưng “tôi”; với ngôi thứ ba, người kể chuyện kể lại chuyện xảy ra giữa bác tiều và con hổ. Ngoài việc kể lại truyện trên cơ sở những chuyện đã có cần sử dụng phương thức biểu cảm để tưởng tượng những suy nghĩ của nhân vật người kể chuyện.
- Bài làm cần đủ những ý chính sau:
Mở bài:
+ Người kể chuyện (hàng xóm của bác tiều) tự giới thiệu (tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp...).
+ Giới thiệu câu chuyện kì lạ về người hàng xóm của mình (bác iều) và con hổ có nghĩa (câu chuyện ấy đã được bác tiều kể lại cho mọi người).
Thân bài:
+ Hoàn cảnh bác tiều gặp con hổ: đang bổ củi thì gặp hổ bị hóc xương, hổ lăn lộn đau đớn rất khổ sở.
+ Hành động của bác tiều: giúp hổ lấy xương.
+ Hành động của hổ: mang đến biếu bác một nai; khi bác mất đến bên mộ bác để viếng; hàng năm giỗ bác lại mang vật biếu đến.
Kết bài:
+ Những suy nghĩ về câu chuyện bác tiều và con hổ.
+ Suy nghĩ về tình cảm giữa con người với con người.
B. Bài văn mẫu
Tôi sống ở huyện Lạng Giang, làm nghề kiếm củi. Xóm tôi phần lớn đều kiếm sống bằng nghề ấy. Gần nhà tôi có bác tiều già, nghèo nhưng tốt tính, hay giúp đỡ mọi người. Nhưng dạo gần đây, bác đau ốm quá. Hôm qua, bác đã mất. Bác không có vợ con nên hàng xóm chúng tôi đứng ra lo liệu việc tang ma chu đáo.
Mọi người ai cũng thương xót bác tiều già, ngậm ngùi đưa bác đến nơi an nghỉ cuối cùng. Khi mọi người đang cúng bái trước mộ thì bỗng đâu có một con bò lớn như một con bò mộng chạy đến trước mộ nhảy nhót. Nhưng người đưa dám trong đó có tôi đều bỏ chạy cả. Từ xa, nhìn lại phía ngôi mộ, chúng tôi thấy con hổ đang dụi đầu vào nấm mộ, gầm lên, chạy quanh vài vòng rồi di. Thấy sự lạ, mọi người ai cũng tò mò mà không rõ nguyên cớ. Ngẫm nghĩ một lát, tôi chợt nhớ ra câu chuyện bác tiều kể cho tôi nghe cách đây mười năm.
Số là hồi ấy bác tiều vẫn còn khỏe mạnh và cường tráng lắm. Hàng ngày bác thường vào rừng đốn củi về bán lấy tiền kiếm sống. Hôm ấy, sau khi cơm no rượu say ở nhà, bác lại vào rừng đốn củi. Đang bổ củi ở sườn núi, bác thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngớt mới vác búa đến xem. Bác thấy một con hổ trán trắng, cúi đầu cào bới đất, nhảy lên, vật xuống, thình thoảng lây chân móc họng, mở miệng nhe cái răng, máu me, nhớt dãi trào ra.
Nhìn kĩ miệng hổ, bác thấy có khúc xương mắc ngang họng, bàn chân hổ thì to, càng móc, khúc xương càng vào sâu. Vì hôm ấy có chút hơi men nên bác tiều bạo dạn hẳn lên. Về đến nhà mới kêu với tôi là sợ. Bác mạnh bạo trèo lên cây kêu lên: “Cổ họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho”. Không ngờ, hổ như hiểu tiếng người, nằm phục xuống, há miệng nhìn bác tiều ra dáng cầu cứu. Bác tiều bèn trèo xuống, lấy tay thò vào cổ họng hổ, lấy ra một chiếc xương bò, to như cánh tay. Hổ liếm mép, nhìn bác tiều. Lúc này, bác tiều thấy hơi sợ. Nhỡ ra hổ vô ơn, quay lại ăn thịt mình thì sao. Bác toan bỏ chạy. Nhưng rồi hổ chẳng làm gì bác mà quay lưng bỏ đi. Bác tiều hết sợ, lại còn nói với theo: “Nhà ta ở thôn Mỗ, hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé”. Sau đó bác tiều ra về. Đáng lẽ bác cũng không cho tôi biết chuyện này. Nhưng vài ngày sau, trước cửa nhà bác tiều có một con nai chết ở đó. Xung quanh còn dấu chân hổ. Lúc này, bác mới nói mọi chuyện cho tôi nghe và khen con hổ tình nghĩa mãi.
Mười năm đã qua, chuyện tưởng chừng đã quên vì không thấy con hổ đến lần nào nữa. Thế mà nay, bác tiều đã chết, nhưng con hổ trắng vẫn nhớ ơn cứu mạng năm xưa, quay về khóc trong đám tang bác.
Kể từ đó về sau, cứ đến ngày giỗ bác tiều người dân trong làng lại thấy con hổ mang dê hoặc lợn để ở ngoài cửa nhà bác tiều. Thật là chuyện hiếm có xưa nay. Hổ mà cũng có nghĩa như vậy, con người không phải ai cùng có thể sánh bằng.