Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Đóng vai mẹ thầy Mạnh Tử để kể lại truyện Mẹ hiền dạy con.

Thứ sáu - 06/09/2019 20:54
A. Hướng dẫn làm bài
- Đề bài yêu cầu kể lại truyện Mẹ hiền dạy con bằng lời của nhân vật bà mẹ thầy Mạnh Tử (đóng vai mẹ thầy Mạnh Tử đê kể lại truyện).
- Các chi tiết, sự việc được xây dựng từ truyện Mẹ hiền dạy con. Ngoài ra, cần tưởng tượng thêm những suy nghĩ, tình cảm của nhân vật người kể chuyện (mẹ thầy Mạnh Tử).
- Truyện được kể bằng ngôi thứ nhất, nhân vật bà mẹ thầy Mạnh Tử kể chuyện xưng “ta”. Chú ý vận dụng thêm phương thức biểu cảm (những suy nghĩ, tình cảm của bà mẹ thầy Mạnh Tử khi thấy con học thói hư, thấy con ngoan ngoãn,...)
- Bài làm cần đủ những ý chính sau:
Mở bài:
+ Nhân vật người kể chuyện (mẹ thầy Mạnh Tử) tự giới thiệu.
+ Giới thiệu chuyện dạy con.
Thân bài:
+ Chuyện chuyển nhà, tạo môi trường sống tốt để dạy con:
• Ở gần nghĩa địa, thấy con đào bới đất - khóc lóc -> suy nghĩ -> quyết định chuyển nhà.
• Ở gần chợ, thấy con nô nghịch học buôn bán điên đảo -> suy nghĩ -> quyết định chuyển nhà.
• Ở gần trường, thấy con tập đi học -> suy nghĩ -> quyết định ổn định nơi ở.
+ Chuyện giữ lời với con: không muốn thành người nói dối nên đã quyết định đi mua thịt cho con.
+ Chuyện dạy con về thái độ học tập: quyết định cắt đứt tấm vải đã mất nhiều công dệt để răn dạy con chuyên cần học tập.
Kết bài:
+ Bày tỏ thái độ về những thành công của con.
+ Suy nghĩ chung về cách dạy con, mong muốn con cái thành người hiền đức.

2. Bài văn mẫu
Ta chỉ có một đứa con trai tên gọi Mạnh Tử. Con ta thông minh, sáng ý vô cùng. Người mẹ nào cũng muốn con mình sau này lớn lên thành người có tài, có đức, giúp ích cho đời. Ta cũng không ngoại lệ. Vì thế nên lúc nào ta cũng chú ý dạy dỗ con. Chính vì biết môi trường sống ảnh hưởng rất nhiều đến nhân cách con trẻ nên ta đã phải đổi nhà tới ba lần.

Lần thứ nhất, nhà ta ở gần một nghĩa địa. Mạnh Tử thấy người ta đào, chôn, lăn khóc, về nhà cùng bắt chước đào, chôn, lăn khóc cùng chúng bạn. Ta thấy thế thì biết ngay “chỗ này không phải chỗ con ta ở được”. Ta bèn bán hết đồ đạc, nhà cửa, dọn nhà ra ở gần chợ.

Dọn đến chợ, ta cũng nhận thấy “đây cũng không phải chỗ con ta ở được”. Bởi đây là nơi chợ búa, người ta buôn bán điên đảo, Mạnh Tử chỉ mấy ngày đã học đòi bắt chước. Ta lại quyết định dọn nhà. Lần này, ta dọn đến gần trường học. Thấy lũ trẻ hàng xóm đua nhau học tập lễ phép, cắp sách vở, Mạnh Tử cùng bắt chước y chang. Lúc ấy ta mới thấy vui trong dạ: “Chỗ này là chỗ con ta ở được đấy.”

Thời gian thấm thoát trôi đi, một hôm, Mạnh Tử thấy hàng xóm giết lợn, về hỏi ta: “Người ta giết lợn để làm gì thế?”

Ta đùa mà bảo: “Để cho con ăn đấy”. Nói xong, ta nghĩ lại thấy hối hận vì đã nhỡ mồm. Con ta thơ ấu, tri thức mới mở mang mà ta nói dối nó, thì chẳng hoá ra ta dạy nó nói dối hay sao? Nghĩ vậy, ta quyết định đi mua thịt lợn cho con ăn thật.

Lạ một lần nữa, Mạnh Tử đang đi học, bỏ học về nhà chơi. Ta đang ngồi dệt cửi, trông thấy, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung, mà nói với con rằng: “Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy.”

Tù hôm đó, Mạnh Tử học tập rất chuyên cần.

Qua bao năm tháng dạy bảo, chăm sóc của ta, cuối cùng Mạnh Tử con ta cũng lọc hành nên người. Nó được thế gian xưng tụng là bậc đại hiền. Ta tự hào lắm. Thật chẳng bỏ công ta bao năm giáo dục, dạy dỗ con.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây