Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Đóng vai người /làng xóm của anh có “áo mới” em hãy kể lại truyện ngụ ngôn “Lợn cưới, áo mới” và rút ra bài học cho mình.

Thứ sáu - 06/09/2019 20:51
A. Hướng dẫn làm bài
- Đề bài yêu cầu kể lại truyện ngụ ngôn Lợn cưới, áo mới trong hoàn cảnh cụ thế mang tính tưởng tượng: em là một người hàng xóm của anh chàng có “áo mới” biết rõ thói khoe khoang của anh ta, được chứng kiên hoặc được nghe về chuyện lợn cưới áo mới của anh ta và kể lại những chuyện đó.
- Kể lại chuyện dựa vào truyện ngu ngôn Lợn cưới, áo mới.
- Truyện được kể bằng ngôi thứ nhất, nhân vật người kể chuyện là người hàng xóm anh có áo mới xưng tôi .
- Bài làm cần đủ những ý chính sau:
Mở bài:
- Người kể chuyện tự giới thiệu về mình và về anh hàng xóm “độc đáo” của mình.
- Giới thiệu về câu chuyện lợn cưới, áo mới được chứng kiến (hoặc được nghe kể lại).
Thân bài:
- Kể khái quát về tính hay khoe của người hàng xóm.
- Hoàn cảnh được chứng kiến / được nghe / được nghe kể lại về câu chuyện kì quặc giữa hai anh chàng kì quặc!
- Chuyện anh chàng “áo mới” mua được áo mới đứng ở cổng chờ từ sáng đến chiều mà không có ai đi qua để khoe áo.
- Chuyện anh chàng mất lợn hỏi anh chàng “áo mới” về con “lượn cưới” của mình.
-Câu trả lời độc đáo của anh chàng “áo mới”: Từ khi tôi mặc cái áo mới này, không có con lợn nào chạy qua cả”!
Kết bài:
Suy nghĩ, thái độ của người kể chuyện:
- Thấy nực cười.
- Khoe khoang là một thói xấu, dễ trở thành kệch cỡm, lố bịch.

B. Bài văn mẫu
Hàng xóm nhà tôi là một anh chàng kì quặc! Tính anh ta chẳng khác trẻ con là mấy, đặc biệt cái tính hay khoe của.

Hôm ấy, tôi đi vớt bèo dưới ao làng. Trời vừa sáng, tôi cắp thúng ra ao, vừa đến nơi đã thấy anh hàng xóm đứng ngó nghiêng ở ngã ba cạnh bờ ao. Anh ta mặc một chiếc áo mới màu nâu sậm. Chà! Lại sắp khoe rồi đây! Để tránh rắc rối, tôi phải đi đường vòng để tránh gặp. Vớt bèo dưới ao, thỉnh thoảng ngẩng lên, tôi vẫn thấy anh ta đứng đó ngó nghiêng. "Đến chỗ anh ta rồi - Tôi thầm nghĩ - Có lẽ sáng này không ai đi đâu ra khỏi làng". Mãi đến chiều mới thấy một người hớt hải chạy đến. Anh ta hỏi anh hàng xóm của tôi:

- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua không?

Tôi suýt bật cười! Trời ơi, lại thêm một anh khoe của nữa! May sao tôi nén được để chờ nghe câu trả lời của người hàng xóm. Anh hàng xóm của tôi trả lời rành rọt lừng tiếng một:

- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

Đến đây, tôi bật cười thành tiếng. Hai anh chàng hợm của quay ra nhìn tôi đỏ mặt.

Tính khoe của có thể biến con người thành những kẻ lố bịch, hợm hĩnh, trở thành đối tượng cho mọi người cười chê như vậy. Bởi thế, sống ở đâu phải biết khiêm nhường. Huống chi, của cải chưa phải là điều quan trọng thể hiện giá trị con người. Từ câu chuyện về những anh chàng hay khoe của, tôi luôn tự nhủ mình như thế.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây