Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Lớp 9 - Trang 17

Lớp 9

Hãy giới thiệu một loài hoa mà em yêu thích - Hoa Khế

Hãy giới thiệu một loài hoa mà em yêu thích - Hoa Khế

 03:44 07/07/2016

Người Hà Nội thường hay nhắc tới hoa sữa, hoa phượng, hoa bằng lăng... hơn là hoa khế, bởi trong ý nghĩ của nhiều người, hoa khế vốn là thứ hoa gắn bó với làng quê. Thế nhưng với vẻ đẹp dung dị của hoa khế, mấy ai dễ lãng quên.
Hoa ngày Tết ở Việt Nam thật phong phú và đẹp. Hãy viết bài giới thiệu các loại hoa mùa xuân.

Hoa ngày Tết ở Việt Nam thật phong phú và đẹp. Hãy viết bài giới thiệu các loại hoa mùa xuân.

 03:42 07/07/2016

Mùa xuân có thật nhiều hoa tươi. Trước hết là hoa đào. Cứ mơn mởn, mơn mởn trong gió rét. Muốn có hoa đào chơi Tết, tháng mười một cây đào đã phải chịu đớn đau, bị bứt đi hết lá, để nhựa cây tích tụ vào thân, làm nụ. Tùy theo thời tiết nóng nhiều hay rét nhiều mà người trồng đào phải thúc hay hãm. Thúc là bón cho cây đào mọc nhanh hơn. Hãm là khía nhiều vòng quanh thân cây cho nó mọc chậm lại.
Đôi dép lốp là sản phẩm hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc. Hãy viết bài giới thiệu đôi dép đó.

Đôi dép lốp là sản phẩm hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc. Hãy viết bài giới thiệu đôi dép đó.

 03:24 07/07/2016

Cho đến nay, không mấy người còn đi dép lốp- Đó là sản phẩm của một thời đánh giặc gian khổ anh hùng của dân tộc, gắn bó với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của nhân dân ta.
Giới thiệu một đặc sản gắn liền với phong tục giỗ tết truyền thống của dân tộc - Bánh giầy quán gánh, trong ngày giỗ tổ Hùng Vương.

Giới thiệu một đặc sản gắn liền với phong tục giỗ tết truyền thống của dân tộc - Bánh giầy quán gánh, trong ngày giỗ tổ Hùng Vương.

 03:23 07/07/2016

Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, bánh giầy được nhiều vùng sản xuất làm đồ tế lễ trong những ngày huý kỵ, làm quà biếu người thân. Trong số những vùng lưu truyền làm bánh có làng Thượng Đình ở ngay cận kề với Thăng Long. Đó là bánh giầy Quán Gánh nổi tiếng xưa nay.
Giới thiệu một khu di tích lịch sử của dân tộc. - Khu di tích Đền Hùng

Giới thiệu một khu di tích lịch sử của dân tộc. - Khu di tích Đền Hùng

 03:20 07/07/2016

Khu di tích lịch sử đền Hùng dựng trên núi Nghĩa Lĩnh - nay thuộc xã Hi Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, cách Hà Nội 94km về phía Bắc. Nơi đây, xưa là Quốc đô của Nhà nước Văn Lang, dưới quyền trị vì của 18 đời vua Hùng, đóng đô ở Phong Châu.
Thuyết minh giới thiệu nhà văn Nam Cao.

Thuyết minh giới thiệu nhà văn Nam Cao.

 03:19 07/07/2016

Nam Cao (1915 - 1951) quê ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân), tỉnh Hà Nam. Ông tên thật là Trần Hữu Tri; bút danh Nam Cao chính là tên ghép của hai chữ đầu tiên tên huyện và tổng ở quê hương ông.
Thuyết minh về một vấn đề trừu tượng - Thế nào là óc khoa học?

Thuyết minh về một vấn đề trừu tượng - Thế nào là óc khoa học?

 03:15 07/07/2016

Khoa học xuất phát từ ý thức muốn cải tạo đời sống, không chịu thỏa mãn với cách làm ăn, vốn hiểu biết hiện có. Con người khoa học luôn luôn tự đặt ra câu hỏi: Hiện tương này vì đâu mà có? Tại sao việc này không chạy? Làm thế nào để cải tiến việc kia? Nhiều sự việc đối với mọi người thì rất bình thường, nhưng lại không để cho người khoa học ngồi yên, cứ buộc họ phải ngạc nhiên, băn khoăn, buộc họ phải suy nghĩ. Vì đâu? Tại sao? Làm thế nào? Tự mãn với hiện tại là hoàn toàn xa lạ với óc khoa học.
Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về một trong những cuốn sách trong bộ sách dịch: Hạt giống tâm hồn, do Nhà xuất bản Tổng hợ

Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về một trong những cuốn sách trong bộ sách dịch: Hạt giống tâm hồn, do Nhà xuất bản Tổng hợ

 06:43 06/07/2016

Bộ sách dịch Hạt giống tâm hồn do Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành đang được giới trẻ đón nhận rất nồng nhiệt. Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về một trong những cuốn sách trong bộ sách dịch đó.
Lớp em tổ chức thảo luận với chủ đề “Nhà văn mà tôi hâm mộ”. Em hãy viết bài văn ngắn giới thiệu về nhà văn mà em yêu quý.

Lớp em tổ chức thảo luận với chủ đề “Nhà văn mà tôi hâm mộ”. Em hãy viết bài văn ngắn giới thiệu về nhà văn mà em yêu quý.

 06:42 06/07/2016

Trong số những nhà văn Việt Nam hiện đại, người để lại trong lòng độc giả cũng như những nhà phê bình văn học sắc sảo niềm tiếc nuối lớn nhất là nhà văn Nam Cao. Chúng ta nhận ra trên trang viết của Nam Cao dấu hiệu của tài năng có một không hai trong nền văn học nước nhà. Nếu bom đạn chiến tranh không tước đi sinh mạng của ông thì hẳn Nam Cao sẽ mang lại vẻ vang cho cả một dân tộc.
Phân tích bài thơ sau của Hồ Chí Minh: Tiếng suối trong như tiếng hát xa...... Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Phân tích bài thơ sau của Hồ Chí Minh: Tiếng suối trong như tiếng hát xa...... Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

 06:41 06/07/2016

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng thiên tài của dân tộc nhưng đồng thời, Người cũng là một nhà thơ sánh vai cùng những thi nhân của Đông Tây kim cổ. Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp gian khổ của dân tộc, bên cạnh những chủ trương, chiến lược đánh đuổi giặc tài tình, Người còn có những vần thơ khiến lòng người rung động.
Tác phẩm Cố hương của Lỗ Tấn, nhất là phần diễn tả nỗi đau xót của nhân vật tôi về sự thay đổi diện mạo tinh thần của Nhuận Thổ như thế nào?

Tác phẩm Cố hương của Lỗ Tấn, nhất là phần diễn tả nỗi đau xót của nhân vật tôi về sự thay đổi diện mạo tinh thần của Nhuận Thổ như thế nào?

 06:25 06/07/2016

Nhắc đến dòng Văn học hiện thực Trung Quốc khó có thể quên được Lỗ Tấn - vị “danh y tinh thần” lỗi lạc của dân tộc Trung Hoa. Sở dĩ có thể gọi như vậy vì như chính Lỗ Tấn có lần tâm sự trong “Vì sao tôi viết tiểu thuyết”: “Mỗi khi chọn đề tài, tôi đều chọn những người bất hạnh trong xã hội bệnh tật, với mục đích lôi hết bệnh của họ ra, làm cho mọi người chú ý tìm cách chạy chữa". Tư tưởng ấy của nhà văn được thể hiện qua việc diễn tả nỗi đau xót của nhân vật tôi về sự thay đổi diện mạo tinh thần của Nhuận Thổ trong truyện ngắn “Cố hương”.
Hình ảnh con người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ đã được thể hiện sinh động thông qua các nhân vật.

Hình ảnh con người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ đã được thể hiện sinh động thông qua các nhân vật.

 05:19 06/07/2016

ông Hai (Làng - Kim Lân), người thanh niên (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long), ông Sáu và bé Thu (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng), ba cô gái thanh niên xung phong (Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê).
Phân tích hồi thứ mười bốn của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí để chứng minh nhận xét trên đây.

Phân tích hồi thứ mười bốn của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí để chứng minh nhận xét trên đây.

 05:18 06/07/2016

"Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái, có thể nói cảm hứng yêu nước và tự hào dân tộc nhiều khi đã lấn át cả thái độ thiên vị với triều Lê. Điều đó đã mang lại những trang viết thực và hay"
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải.

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải.

 04:18 06/07/2016

Trong thi ca Việt Nam, đã có nhiều sáng tạo trong việc đặt tiêu đề cho những bài thơ viết về mùa xuân: Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử), Mùa xuân xanh (Nguyễn Bính), Xuân ý, Xuân lòng (Tố Hữu)... Thanh Hải cũng góp phần mình bằng một nhan đề rất gợi: “Mùa xuân nho nhỏ”.
Trong bài Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi có viết.

Trong bài Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi có viết.

 04:17 06/07/2016

"Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc...".

Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên? Từ đó hãy trình bày cảm nhận về một bài thơ theo em là hay trong chương trình Ngữ văn lớp 8 hoặc lớp 9, phần Văn học Việt Nam.
Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn thơ Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận: "Thuyền ta lái gió với buồm trăng ... Nuôi lớn đời ta tự buổi nào."

Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn thơ Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận: "Thuyền ta lái gió với buồm trăng ... Nuôi lớn đời ta tự buổi nào."

 03:02 06/07/2016

Có ai đó từng cho rằng: một trong những nguồn gốc quan trọng của thơ ca chính là đời sống lao động của nhân dân. Điều đó hẳn đúng với bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Bài thơ thực sự cất lên từ nhịp sống lao động hăng say, khoáng đạt của những người dân vùng chài.
Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Từ đó em có suy nghĩ gì về người lính trong kháng chiến chống Mĩ?

Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Từ đó em có suy nghĩ gì về người lính trong kháng chiến chống Mĩ?

 02:59 06/07/2016

Trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước, hình ảnh những chiến sĩ lái xe vận tải đã “để thương để nhớ” cho tâm tưởng nhà thơ tài hoa Phạm Tiến Duật. Bởi vậy nên dẫu chẳng một ngày làm lính lái xe nhưng những trang thơ Phạm Tiến Duật luôn ầm ì tiếng động cơ chạy máy và giòn tan tiếng cười nói của những chàng lính lái xe “trẻ măng tơ”! Người đọc khó có thể quên những chàng trai ngang tàng, tinh nghịch nhưng đầy lí tưởng ấy trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) là hai bài thơ tiêu biểu viết về đề tài người lính cách mạng trong hai thời kỳ chống Pháp và chống Mĩ. So sánh hình ảnh người lính cách mạng ở hai bài thơ này.

Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) là hai bài thơ tiêu biểu viết về đề tài người lính cách mạng trong hai thời kỳ chống Pháp và chống Mĩ. So sánh hình ảnh người lính cách mạng ở hai bài thơ này.

 23:36 05/07/2016

Là những nhà thơ quân đội trưởng thành trong những cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Chính Hữu và Phạm Tiến Duật từng sống, trải nghiệm và thấm thía đời sống của người lính trên chiến trường. Trên đôi bàn tay của hai nhà thơ không chỉ vững vàng những cây súng đánh giặc mà còn từng bùng nở cho đời những vần thơ diệu kì về người lính.
Viết đoạn văn nêu những cảm nhận của em về hai tiếng "đồng chí" trong bài thơ cùng tên của Chính Hữu.

Viết đoạn văn nêu những cảm nhận của em về hai tiếng "đồng chí" trong bài thơ cùng tên của Chính Hữu.

 23:19 05/07/2016

Trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu, hai tiếng "đồng chí" vang lên thật thiết tha, cảm động. Đồng chí là cùng chung ý chí, lí tưởng. Đồng thời nó cùng là cách xưng hô của những người trong cùng một đoàn thể cách mạng với nhan đề Đồng chí, bài thơ đã nói lên được bản chất cách mạng của tình đồng đội, đồng thời cùng nói lên ý nghĩa sâu sắc của tình đồng đội.
Nêu những cảm nhận sâu sắc nhất của em về ba câu thơ sau trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu: Đêm nay rừng hoang sương muối/ Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới/ Đầu súng trăng treo.

Nêu những cảm nhận sâu sắc nhất của em về ba câu thơ sau trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu: Đêm nay rừng hoang sương muối/ Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới/ Đầu súng trăng treo.

 23:15 05/07/2016

Ba câu thơ cuối của bài thơ vừa thể hiện tình đồng chí của người lính trong chiến đấu vừa gợi lên hình ảnh người lính rất đẹp, rất lãng mạn. Trong đêm sương muối rét buốt, những người lính phải đứng gác nơi rừng hoang. Trong thời tiết, hoàn cảnh khắc nghiệt, khó khăn như vậy, những người lính vẫn luôn sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng "chờ giặc tới".
Phân tích sự đối lập thiện - ác trong đoạn trích Lục vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu)

Phân tích sự đối lập thiện - ác trong đoạn trích Lục vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu)

 23:08 05/07/2016

Trong tác phẩm Một số tư liệu về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (NXB Khoa học Xã hội, 1965), G .ô-ba-rê từng nhận định: Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu từng được xem là "một trong những san phẩm hiếm có của trí tuệ con người có cái ưu điểm lớn là diễn tả được trung thực những tình cảm của một dân tộc". Một trong những tình cảm lớn lao ấy là tấm lòng yêu mến, trân trọng cái thiện đồng thời căm ghét, lên án cái ác ở đời. Qua đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn”, nhà thơ đã thể hiện trọn vẹn sự đối lập thiện - ác tiêu biểu cho toàn bộ tác phẩm.
Cảm nhận của em về bài thơ Con cò của Chế Lan Viên.

Cảm nhận của em về bài thơ Con cò của Chế Lan Viên.

 23:07 05/07/2016

Chế Lan Viên là một nhà thơ tài năng của nền văn học Việt Nam. Ông có một phong cách nghệ thuật rõ nét, độc đáo đó là những suy tưởng, triết lý đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. Đặc biệt, nhà thơ còn có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ: hình ảnh thơ đa dạng, phong phú, kết hợp giữa thực và ảo. “Con cò” là một bài thơ như thế.
Phân tích giá trị biểu cảm của những câu thơ sau trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm: Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi ... Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

Phân tích giá trị biểu cảm của những câu thơ sau trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm: Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi ... Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

 22:41 05/07/2016

Đoạn thơ nằm trong khúc ca thứ hai của lời bà mẹ dân tộc Tà-ôi ru con. Tiếng ru cất lên khi người mẹ đang đi tỉa bắp trên núi Ka-lưi. Nhà thơ đã sư dụng những từ ngữ, hình ảnh thơ giàu sức biểu cảm.
Tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.

Tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.

 22:09 05/07/2016

Tình cảm gia đình là một mảng đề tài quan trọng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Viết về đề tài này, đã có những tác phẩm ngợi ca tình mẫu tử, tình phụ tử thiêng liêng. Và nhà thơ Bằng Việt đã góp phần làm phong phú thêm chủ đề bằng tình cảm bà cháu sâu đậm trong bài thơ “Bếp lửa”.
Trong bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt, tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại. Viết đoạn văn nêu rõ ý kiến của em.

Trong bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt, tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại. Viết đoạn văn nêu rõ ý kiến của em.

 21:49 05/07/2016

Trong bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt có hai hình ảnh thơ xuyên suốt bài thơ và luôn đan xen vào nhau. Đó là hình ảnh bếp lửa và hình ảnh người bà. Khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa.
Hãy sử dụng câu sau đây làm câu chủ đề để viết một đoạn văn hoàn chỉnh (khoảng 10-15 câu).

Hãy sử dụng câu sau đây làm câu chủ đề để viết một đoạn văn hoàn chỉnh (khoảng 10-15 câu).

 21:32 05/07/2016

" Đọc truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa ta thấy cái lặng lẽ chỉ là bề ngoài giấu kín nhịp sống sôi động mà âm thầm trên núi cao chót vót của những người lao động hết lòng vì đất nước."
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long), từ đó nêu ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm này.

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long), từ đó nêu ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm này.

 21:22 05/07/2016

Trong mỗi tác phẩm văn học, nhân vật chính trở thành linh hồn thể hiện trọn vẹn nội dung tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm vào những đứa con tinh thần của mình. Với trường hợp anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long cũng vậy. Anh là một người sống lạc quan, yêu đời, có tình có nghĩa với mọi người, đầy trách nhiệm với công việc và giàu lí tưởng sống. Xây dựng một nhân vật chính cho tác phẩm của mình như thế, Nguyễn Thành Long muốn thể hiện một tư tưởng giàu chất nhân văn về con người và cuộc đời.
Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long (2)

Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long (2)

 21:12 05/07/2016

Nhắc đến Sa Pa, ta nghĩ ngay đến một khu du lịch nghỉ mát lớn của cả nước. Và vì thế, nhắc đến Sa Pa là nhắc đến sự nghỉ ngơi, hưởng thụ. Nhưng với “Lặng lẽ Sa Pa”, Nguyễn Thành Long đã cho ta biết đến một Sa Pa hoàn toàn ngược lại: Sa Pa với những con người đang miệt mài lao động ngày đêm cống hiến cho đất nước.

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây