Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Lớp 9 - Trang 10

Lớp 9

Có ý kiến cho rằng, "Cảnh ngày xuân" là một trong những bức tranh đẹp vào loại bậc nhất "Truyện Kiều". Em có đồng ý với ý kiến này không? Cảm nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích.

Có ý kiến cho rằng, "Cảnh ngày xuân" là một trong những bức tranh đẹp vào loại bậc nhất "Truyện Kiều". Em có đồng ý với ý kiến này không? Cảm nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích.

 04:23 08/11/2016

Trong thơ xưa, thiên nhiên không chỉ là trung tâm của cái đẹp mà còn là nơi gửi gắm tâm sự, tư tưởng, tình cảm của thi nhân. Với Truyện Kiều bất hủ, thi hào Nguyễn Du đã giành đến 222 câu miêu tả thiên nhiên. Ai đã từng yêu Truyện Kiều không thể không nhớ, không yêu bộ tứ bình xuân, hạ, thu, đông bằng thơ tuyệt đẹp được đan cài trong tác phẩm
Phân tích hình ảnh con chó Bấc trong truyện ngắn Tiếng gọi nơi hoang dã của nhà văn Giắc Lân-đơn.

Phân tích hình ảnh con chó Bấc trong truyện ngắn Tiếng gọi nơi hoang dã của nhà văn Giắc Lân-đơn.

 04:20 08/11/2016

Trong nghệ thuật văn chương, miêu tả tâm lí, tình cảm đã là khó (miêu tả tâm lí nhân vật là một bước tiến lớn trong lịch sử văn học), miêu tả tình cảm của một con chó lại càng khó hơn, dẫu rằng trong số các loài vật nuôi, chó được coi là loài gần gũi nhất, tình nghĩa nhất đối với con người.
Phân tích bài thơ Mây và sóng của Ta-go.

Phân tích bài thơ Mây và sóng của Ta-go.

 04:19 08/11/2016

Mây và sóng là tên một bài thơ của nhà thơ Ấn Độ vĩ đại R. Tago (1861 - 1941), được in trong tập Trăng non bằng tiếng Anh năm 1915. Nếu tìm về nguyên tác bằng tiếng Ấn Độ thì Sisu có nghĩa là trẻ thơ và đã được xuất bản năm 1909. Điều này ghi nhận tình cảm trong sáng, cao thượng và sự quan tâm nhiều mặt của nhà thơ nổi tiếng này về thế giới trẻ thơ. Đây là một bài thơ hay, yếu tố tưởng tượng cao.
Hãy trình bày cảm nhận về nhân vật Rô-bin-xơn Cru-xô trong trích đoạn Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô của đại văn hào Đ. Đi-phô).

Hãy trình bày cảm nhận về nhân vật Rô-bin-xơn Cru-xô trong trích đoạn Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô của đại văn hào Đ. Đi-phô).

 04:18 08/11/2016

Đ. Đi-phô (1660 — 1731) là đại văn hào của Vương quốc Anh, sống ở cuối thế kỉ XVII, đầu thế kỉ XVIII. Những độc giả yêu văn khắp nơi trên thế giới đều biết đến tên tuổi của Đ.Đi-phô qua kiệt tác Rô-bin-xơn Cru-xô. Đặc biệt, hình ảnh của nhân vật Rô-bin-xơn trong trích đoạn Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang của tiểu thuyết này đã đọng lại trong tâm hồn người đọc nhiều suy nghĩ và cảm xúc.
Hãy phân tích đoạn trích Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.

Hãy phân tích đoạn trích Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.

 04:18 08/11/2016

1. Văn bản được trích từ phần đầu bản “Tuyên bố” của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại trụ sở Liên Hợp Quốc, Niu-oóc ngày 30 - 9 - 1990, in trong cuốn Việt Nam và các văn kiện quốc tế vế quyền trẻ em (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997).
Hãy phân tích bài văn Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của G.G. Mác-két.

Hãy phân tích bài văn Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của G.G. Mác-két.

 04:17 08/11/2016

Đấu tranh cho một thế giới hòa bình mang ý nghĩa như một bức thông điệp của Mác-két, người Cô-lôm-bi-a, nhà hoạt động xã hội lỗi lạc, nhà văn được giải thưởng Nô-ben văn học năm 1982, gửi cho các dân tộc trên hành tinh chúng ta.
Em hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

Em hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

 04:15 08/11/2016

Nghệ thuật hướng tới cái đẹp. Nếu cái đẹp là một cái gì gắn liền với cuộc sống, bắt nguồn từ lao động, tiêu biếu cho cái đẹp của cuộc sống phải được coi là đối tượng miêu tả chủ yếu của nghệ thuật. Có lẽ xuất phát từ quan điểm ấy, Nguyễn Thành Long trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa đã tập trung xây dựng các hình tượng nhân vật đẹp cả trong tâm hồn và tính cách. Trong số các nhân vật ấy, anh thanh niên làm công tác khí tượng ở Sa Pa gây một cảm xúc mạnh mẽ trong lòng người đọc.
Trong bài Trường hợp viết “Lặng lẽ Sa Pa”, tác giả Nguyễn Thành Long có viết: “Sa Pa không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên dưới sự yên tĩnh ấy, người ta làm việc”. Rồi tác giả lại tiếp: “Nghĩ cho cùng, Lặng lẽ Sa Pa là một bức chân dung”.

Trong bài Trường hợp viết “Lặng lẽ Sa Pa”, tác giả Nguyễn Thành Long có viết: “Sa Pa không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên dưới sự yên tĩnh ấy, người ta làm việc”. Rồi tác giả lại tiếp: “Nghĩ cho cùng, Lặng lẽ Sa Pa là một bức chân dung”.

 04:15 08/11/2016

Em có đồng ý với nhận xét trên không? Hãy phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa để làm rõ ý kiến của mình.

Nguyễn Thành Long viết truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa trên một chuyến xe khách lên vùng cao. Xây dựng truyện ngắn này, ông cố tình nêu lên chủ đề: “Sa Pa không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên dưới sự yên tĩnh ấy, người ta làm việc”. Sau đó ông rút lại: “Nghĩ cho cùng, Lặng lẽ Sa Pa là một bức chân dung.”
Trình bày cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của các nữ thanh niên xung phong trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.

Trình bày cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của các nữ thanh niên xung phong trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.

 04:14 08/11/2016

Lê Minh Khuê là một nữ nhà văn xuất hiện vào những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Bà thường viết về những cô gái, chàng trai thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm tiêu biểu viết về ba cô gái thanh niên xung phong làm việc trên tuyến đường Trường Sơn, trên một cao điểm ở một tuyến đường trọng điểm. Họ (Định, Thao, Nho) hiện lên với vẻ hồn nhiên, dũng cảm, lạc quan, yêu đời với những cá tính riêng biệt. Đó là những điểm gây ấn tượng cho người đọc, làm cho chúng ta cảm phục, trân trọng họ.
Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện Làng của Kim Lân.

Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện Làng của Kim Lân.

 04:12 08/11/2016

Kim Lân là nhà văn rất am hiểu cuộc sống của người nông dân ở nông thôn miền Bắc. Tất cả các truyện của ông đều xoay quanh cảnh ngộ và sinh hoạt của người nông dân. Truyện Làng được Kim Lân sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Nhân vật chính là ông Hai người làng Chợ Dầu. Tác giả đã miêu tả khá thành công diễn biến tâm trạng của ông khi nghe tin đồn làng ông theo giặc. Qua đó, tác giả ca ngợi tinh thần yêu nước của ông nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung.
Phân tích nhân vật Thu trong truyện Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

Phân tích nhân vật Thu trong truyện Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

 04:12 08/11/2016

Nguyễn Quang Sáng là một nhà văn đồng thời cũng là một chiến sĩ kiên cường trên chiến trường trong suốt hai cuộc kháng chiến chông Pháp và Mỹ của dân tộc Việt Nam. Trong sự nghiệp sáng tác ván học của ông có nhiều tác phẩm đặc sắc như: Con chim vàng, Người quê hương, Chiếc lược ngà, Bông cẩm thạch, Người con đi xa, Đất lửa, Mùa gió chướng, Dòng sông thơ ấu,... Truyện Chiếc lược ngà (1966) rút từ tập truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, được sáng tác trong thời kì tác giả tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam. Thu là nhân vật trung tâm của thiên truyện.
Phân tích văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của tác giả Vũ Khoan.

Phân tích văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của tác giả Vũ Khoan.

 04:11 08/11/2016

Vũ Khoan là nhà ngoại giao, nhiều năm là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Thương mại; Phó Thủ tướng Chính phủ nước ta. Bài viết Chuẩn bị hành trang của Vũ Khoan đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001 và được in vào tập Một góc nhìn của trí thức, NXB Trẻ, 2002. Khi đưa vào sách giáo khoa, người biên soạn đặt nhan đề bài viết là Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
Phân tích văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà.

Phân tích văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà.

 04:11 08/11/2016

Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh được trích trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của Lê Anh Trà, in trong cuốn Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam (Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội, 1990). Bài văn khẳng định nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh, đó chính là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa sự vĩ đại và sự giản dị.
Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

 04:10 08/11/2016

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, những chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn đã đi vào văn học với tư cách là những anh hùng. Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật là một trong những bài thơ hay viết về những chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn.
Trong bài thơ Bếp lửa, nhà thơ Bằng Việt có viết: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm … Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa? Đoạn thơ trên đã đọng lại trong tâm hồn của em những suy nghĩ và cảm xúc gì?

Trong bài thơ Bếp lửa, nhà thơ Bằng Việt có viết: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm … Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa? Đoạn thơ trên đã đọng lại trong tâm hồn của em những suy nghĩ và cảm xúc gì?

 04:09 08/11/2016

Bằng Việt là một trong những nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Ông đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm thơ: Hương cây - Bếp lửa (in chung với Lưu Quang Vũ; 1968), Những gương mặt, những khoảng trời (1973), Đất sau mưa (1977), Khoảng cách giữa lời (1984). Bài thơ Bếp lửa là thành tựu nổi bật nhất của Bằng Việt trong số những bài thơ đầu tay, được sáng tác khi tác giả đang du học tại Nga. Đây là những khổ đầu của bài thơ:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

Lên bốn tuổi, cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn, đói mỏi
Bố di đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mủi còn cay!

Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cảnh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
Em hãy phân tích đoạn thơ sau: Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi ... Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi... (Trích Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm)

Em hãy phân tích đoạn thơ sau: Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi ... Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi... (Trích Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm)

 04:06 08/11/2016

Nguyễn Khoa Điềm là người có học thức cao, có tâm hồn văn chương phong phú. Ông đã mang đến cho những người yêu thơ, say thơ nhiều tác phẩm: Đất ngoại ô (1971 - tập thơ), Mặt đường khát vọng (1972 - trường ca), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986 - tập thơ). Riêng bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ra đời năm 1971 khi tác giả còn đang công tác ở chiến khu miền tây Thừa Thiên là một sáng tác đặc sắc. Chúng ta hãy đọc một đoạn của bài thơ này:

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi
Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng

Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói
Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi...
Hãy phát biểu suy nghĩ của em về bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm.

Hãy phát biểu suy nghĩ của em về bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm.

 04:05 08/11/2016

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là một bài thơ hay. Cả bài thơ là một khúc ca giàu nhạc điệu dân tộc. Bài thơ chỉ có ba mươi tư câu chia làm ba đoạn nhưng nó đã vẽ nên một hình ảnh sinh động, chân thật. Đó là bà mẹ người dân tộc Tà-ôi căm thù giặc Mỹ, có tình cảm cách mạng sâu sắc, vừa dịu con vừa làm đủ mọi việc: giã gạo, tỉa bắp, chuyển lán, trực tiếp chiến đấu.

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, nhà thơ Huy Cận có viết: Mặt trời xuống biển như hòn lửa … Dàn đan thế trận lưới vây giăng. Em hãy phân tích ba khổ thơ trên.

Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, nhà thơ Huy Cận có viết: Mặt trời xuống biển như hòn lửa … Dàn đan thế trận lưới vây giăng. Em hãy phân tích ba khổ thơ trên.

 04:04 08/11/2016

Trong phong trào Thơ mới giai đoạn 1932 - 1945 xuất hiện nhiều cây bút tên tuổi: Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Vũ Hoàng Chương, Bích Khê, Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Thâm Tâm, Huy Cận... Dù nổi tiếng trong phong trào Thơ mới nhưng Huy Cận không muốn kết thúc cái thời thơ của mình ở đó. Năm 1942, ông hăng hái tham gia mặt trận Việt Minh. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Huy Cận từng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền Cách mạng. Để tìm nguồn cảm hứng về thiên nhiên đất nước và niềm tin ở cuộc sống mới, năm 1958, nhà thơ đã nhiệt tình tham gia chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là thành quả của chuyến đi ấy.
Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.

Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.

 04:02 08/11/2016

Huy Cận là một nhà thơ của tình yêu cuộc sống thiết tha và say đắm, cũng giống như người bạn thơ gần gũi nhất của ông “Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần - Chân hóa rễ để hút màu dưới đất” (Xuân Diệu). Có khác chăng, một nét thường thấy trong thơ ông là cảm xúc về cuộc sống, về con người luôn gắn với cảm xúc về vũ trụ, dường như ông muốn tìm câu trả lời về ý nghĩa, sự tồn sinh của con người trong vũ trụ bao la, huyền bí, khôn cùng. Trong thơ ông, trước Cách mạng tháng Tám, cảm nhận đó thật cô đơn, nhỏ bé, lạc lõng, bơ vơ qua hình ảnh một cành củi khô, những cánh bèo dập dềnh, trôi nổi không biết về đâu giữa một không gian “Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót - Sông dài, trời rộng, bến cô liêu” qua hình ảnh “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc - Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa” (Tràng giang). Chính Cách mạng tháng Tám kì diệu và cuộc sống mới sau Cách mạng đã mang tới cho ông một cái nhìn ấm áp, tươi trẻ, tràn đầy niềm tin vào con người, con người trong sự giao cảm với đất trời, vũ trụ. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của ông là một minh chứng về điều đó.
Em hãy phân tích ba câu thơ cuối cùng trong bài Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu: Đêm nay rừng hoang sương muối/  Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới/  Đầu súng trăng treo.

Em hãy phân tích ba câu thơ cuối cùng trong bài Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu: Đêm nay rừng hoang sương muối/ Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới/ Đầu súng trăng treo.

 04:01 08/11/2016

Chính Hữu là nhà thơ trưởng thành trong quân đội. Chính Hữu làm thơ không nhiều nhưng có những bài thơ rất đặc sắc, giàu hình ảnh, giàu xúc cảm, ngôn ngữ trong sáng, cô đọng, súc tích. Bài thơ Đồng chí là một trong những kiệt tác của nhà thơ nằm trong tập thơ chính Đầu súng trăng treo.
Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

 03:59 08/11/2016

Ở mỗi người Việt Nam chúng ta, niềm kính yếu, lòng biết ơn Bác Hồ luôn luôn là tình cảm thiêng liêng, thành kính. Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương là bài thơ nói lên một cách thiết tha, cảm động về tình cảm này.
Trong bài thơ Viếng lăng Bác, nhà thơ Viễn Phương có viết: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác ... Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...Em hãy phân tích hai khổ thơ trên.

Trong bài thơ Viếng lăng Bác, nhà thơ Viễn Phương có viết: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác ... Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...Em hãy phân tích hai khổ thơ trên.

 03:58 08/11/2016

Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều
Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiều!
(Bác ơi! Tố Hữu)

Mặc dù “Bác đã lên đường theo tổ tiên” nhưng trong lòng của tất cả những người dân Việt Nam, Bác vẫn còn sống mãi. Và toàn thể nhân dân Việt Nam quyết định lưu giữ lại thi hài của Người để mỗi ngày lớp lớp cháu con được vào lăng để ngắm nhìn, thăm viếng Người. Sau ngày hòa bình, non sông Việt Nam thu về một mối, trong số những người con vào lăng viếng Bác, có nhà thơ Viễn Phương. Quá xúc động, kính yêu, biết 'ơn, tự hào, đau xót trong những phút giây được ở bên Người, nhà thơ Viễn Phương đã viết bài thơ Viếng lăng Bác. Đây là hai khố thơ đầu của bài thơ:
Phân tích hình ảnh người mẹ trong bài thơ Con cò (Chế Lan Viên).

Phân tích hình ảnh người mẹ trong bài thơ Con cò (Chế Lan Viên).

 04:40 07/11/2016

Chế Lan Viên là đại biểu xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam. Đọc thơ ông người đọc có thể rút ra từ đó những triết lý sâu sắc về tình yêu, cuộc sống con người. Thơ Chế Lan Viên hấp dẫn người đọc không ở sự lấp lánh từ ngữ mà ở chiều sâu những suy ngẫm đầy nhân bản. Mỗi hình tượng thơ ông là một biểu tượng của những tầng lớp ý nghĩa hàm ẩn khác nhau. Con cò là một bài thơ như thế. Từ hình tượng con cò n hà thơ đã đi đến những khát quát sâu sắc về tình yêu thương của mẹ trong cuộc đời mỗi con người: Mẹ là tâm hồn quê hương, mẹ là bàn tay chở che ấp ủ, là điểm tựa nâng đỡ con người.
Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. (Bài 2)

Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. (Bài 2)

 04:39 07/11/2016

Thời xưa cũng như nay, thiên nhiên là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho các nhà văn, nhà thơ. Nguyễn Duy, một nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ trẻ sau 1975 cũng góp vào mảng thơ thiên nhiên: Ánh trăng. Bài thơ như một lời nhắc nhở về một thời đã qua của người lính gắn bó với thiên nhiên bình dị, hiền hòa, với nghĩa tình đằm thắm sáng trong.
Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.

Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.

 04:39 07/11/2016

Ta gặp đâu đây ngòi bút tài hoa của Nguyễn Duy trong tác phẩm: Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ rơm... Nhưng khi hòa bình lập lại, ông đã chuyển sang một trang viết mới về sự chuyến mình của đất nước, của con người mà cuộc sống đời thường đang che lấp mất dần những điều đáng quý mà họ vốn có. Bài thơ Ảnh trăng là một bài thơ tiêu biểu cho chủ đề đó. Bài thơ như một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước, đồng thời thức dậy trong tâm hồn người lính lòng trung hiếu trọn vẹn với nhân dân.
Phát biểu cảm nghĩ của em về tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.

Phát biểu cảm nghĩ của em về tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.

 04:38 07/11/2016

Mùa xuân là mùa của thiên nhiên thắm tươi, của vạn vật sinh sôi nảy nở. Văn học Việt Nam ta từng có không ít vần thơ thể hiện cảm xúc rạo rực, trẻ trung trước mùa xuân. Ngay từ khi ra đời, Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải đã chiếm được cảm tình của đông đảo bạn đọc. Bài thơ toát lên một không khí vừa rạo rực vừa trong sáng, êm dịu đến dễ thương, thể hiện tình yêu thiết tha đối với thiên nhiên, đất nước và một nguyện ước cống hiến thật đáng trân trọng.
Phân tích truyện Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả Nguyễn Dữ.

Phân tích truyện Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả Nguyễn Dữ.

 04:37 07/11/2016

Đau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng bạc mệnh củng là lời chung.

Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia đúng như nhận định của Nguyễn Du. Người phụ nữ dù được sinh ra trong gia đình thuộc thành phần giai cấp nào, dù tốt đẹp nết na cũng đều cùng chung số phận “bạc mệnh” như nhau. Số phận hẩm hiu đáng thương ấy đã được các nhà văn phản ảnh lại trong tác phẩm của mình. Có lẽ tiêu biểu nhất là Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, một tác phẩm nổi tiếng của thế kí XVI (Trong tập Truyền kì mạn lục). Đây là tác phẩm có giá trị sâu sắc về nhiều mặt và đã gây được cảm xúc trong lòng người đọc ở mọi thế hệ.
Phân tích đoạn thơ Lục Vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên) của Nguyễn Đình Chiểu.

Phân tích đoạn thơ Lục Vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên) của Nguyễn Đình Chiểu.

 04:37 07/11/2016

Lục Vân Tiên vì thương khóc mẹ mà mù cả hai mắt, đang bị cảnh cùng quẫn thì gặp Trịnh Hâm hỏng thi trở về. Hâm hậm hực vì thua tài Vân Tiên, sinh lòng đố kị, bèn lập mưu hãm hại thầy trò Vân Tiên. Hắn lừa trói tiểu đồng vào cây cho hổ ăn thịt, lại lừa Vân Tiên lên thuyền để xô chàng xuống sông. Đoạn thơ này kể việc Vân Tiên bị xô ngã xuống sông, nhưng được giao long và vợ chồng ông Ngư (ông chài) cứu mạng.
Tính cách nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.

Tính cách nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.

 04:36 07/11/2016

Truyện Lục Vân Tiên là tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu trong giai đoạn sáng tác trước khi thực dân Pháp xâm lược. Cuộc đời và tính cách Lục Vân Tiên có những nét trùng hợp với cuộc đời và tính cách của tác giả. Điểm nổi bật trong tính cách Lục Vân Tiên là tính nghĩa hiệp. Lục Vân Tiên là điển hình của con người nghĩa hiệp trong một xã hội đang suy thoái. Muốn hiểu con người nghĩa hiêp Lục Vân Tiên, ta cùng nhau phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga để thấy rõ Lục Vân Tiên đã hành động đúng với lí tưởng của mình: Nhớ câu kiến ngải bất vi/ Làm người thế ấy cùng phi anh hùng.

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga để thấy rõ Lục Vân Tiên đã hành động đúng với lí tưởng của mình: Nhớ câu kiến ngải bất vi/ Làm người thế ấy cùng phi anh hùng.

 04:36 07/11/2016

Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao sáng lung linh trên bầu trời văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho đời kiệt tác Truyện Lục Vân Tiên. Đây là tác phẩm tiêu biểu và tâm huyết nhất cho giai đoạn sáng tác của nhà thơ trước khi Pháp bắt đầu xâm lược Tổ quốc ta. Trong Truyện Lục Vân Tiên, Lục Vân Tiên là nhân vật chính, có diện mạo khôi ngô tuấn tú, tài đức vẹn toàn, đồng thời có những hành động rất đúng với lí tưởng của chàng:

Nhớ câu kiến ngãi bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây