Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Lớp 10 - Trang 16

Lớp 10

Nghị luận về trò chơi điện tử (Bài 2)

Nghị luận về trò chơi điện tử (Bài 2)

 09:41 01/02/2015

Trò chơi điện tử phù hợp với sự phát triển của nền công nghệ thông tin, bên cạnh việc đem lại những điều bổ ích cho thanh, thiếu niên nó cũng có một phần nào đó gây tác hại đối với các em do bản thân các em không làm chủ được mình, vì vậy mà các em xao nhãng việc học tập và còn phạm nhiều sai lầm khác. Chúng ta cần phải ngăn chặn.
Thuyết minh về Quần thể di tích Cố đô Huế

Thuyết minh về Quần thể di tích Cố đô Huế

 03:32 01/02/2015

Huế là một thành phố ở miền Trung Việt Nam và là tỉnh lị của tỉnh Thừa Huế. Là kinh đô cùa Việt Nam dưới triều Nguyễn Huệ nổi tiêng vói những đền chùa, thành quách, lăng tẩm, kiên trúc gắn liền với cảnh quan thiên nhiên. Nghiêng mình bên dòng sông xanh hiền hòa của miền Trung. Huế là một di sàn văn hoá vật thể và tính thần mang ý nghĩa quốc hồn quốc tuý, một miền văn hoá độc đáo của Việt Nam và thế giới.
Thuyết minh về trò chơi dân gian cờ gánh của xứ Quảng

Thuyết minh về trò chơi dân gian cờ gánh của xứ Quảng

 23:00 30/01/2015

Văn hóa dân gian nói chung, trò chơi dân gian nói riêng là nơi nuôi dưỡng tâm hồn con người Việt Nam từ xưa và vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay. Trò chơi dân gian không chỉ là hoạt động giải trí những lúc nhàn rỗi mà còn thể hiện bản lĩnh, trí tuệ và lòng tự hào dân tộc của cha ông ta. Cũng như bao miền quê khác trên mảnh đất Việt Nam, người xứ Quảng cũng góp phần làm nên những hương sắc riêng trong văn hóa dân gian. Trong những giá trị văn hóa ấy, cờ Gánh là một trong những trò chơi thể hiện trí tuệ và tính nhân văn sâu sắc của mảnh đất và con người nơi đây.
Thuyết minh về trò chơi dân gian ú tim

Thuyết minh về trò chơi dân gian ú tim

 22:55 30/01/2015

Một trong những trò chơi dân gian xuất hiện từ lâu đời được trẻ em vô cùng yêu thích là trò ú tim. Thử hỏi tuổi thờ nào mà chẳng có những kỉ niệm tràn đầy cảm xúc yêu thương, gắn bó với trò chơi quen thuộc ấy?!
Thuyết minh về món ăn canh chua cá lóc

Thuyết minh về món ăn canh chua cá lóc

 22:54 30/01/2015

Nền văn hóa của dân tộc Việt Nam ta từ lâu đời đã mang tính “thực vật – sông nước”, tính “thực vật – sông nước” được thể hiện trong các mặt của đời sống con người như ăn, ở, mặc, đi lại…Về mặt ẩm thực, ta có thấy các món ăn truyền thống của dân tộc đều gắn với các loài thực vật, hải sản như “canh rau muống”, “cà dầm tương”:
Thuyết minh về món ăn cơm hến của Thừa Thiên Huế

Thuyết minh về món ăn cơm hến của Thừa Thiên Huế

 22:53 30/01/2015

Cách cầu Tràng Tiền vài trăm mét về phía hạ lưu sông Hương, có hai doi đất cây cối xanh tươi do phù sa bồi đắp qua mấy ngàn năm mà thành. Truyền thuyết kể rằng hai doi đất này tượng trưng cho hai con vật oai linh chầu vào kinh thành nơi vua ngự nên người xưa mới đặt tên chữ là Thanh Long và Bạch Hổ. Còn dân gian thì gọi nôm na là cồn Hến, bởi lớp phù sa màu mỡ lắng đọng ở đây là nơi sinh sôi, phát triển rất thuận lợi của loài hến.
Thuyết minh về trò chơi thả diều (Bài 3)

Thuyết minh về trò chơi thả diều (Bài 3)

 03:28 30/01/2015

Từ xa xưa , dân tộc Việt Nam ta đã nổi tiếng với nhiều trò chơi dân gian. Và bây giờ , với thời đại tiếng bộ của khoa học kĩ thuật , người người bị cuốn vào dòng bận rộn của nhịp sống xã hội thì những thú vui này trở nên có ý nghĩa lớn lao, đặc biệt là trò chơi thả diều.
Thuyết minh về làng nghề truyền thống: Làng nghề mấy tre đan lát ở Tam Vinh

Thuyết minh về làng nghề truyền thống: Làng nghề mấy tre đan lát ở Tam Vinh

 23:22 28/01/2015

Tam Vinh - một làng quê hiền hòa thuộc H. Phú Ninh, Quảng Nam. Nơi đây, cuộc sống của bà con quanh năm gắn với ruộng đồng. Người dân Tam Vinh chỉ đan lát lúc nông nhàn, khi cây lúa ngoài đồng đang thì trổ bông, đợi mùa gặt.
Thuyết minh về khu du lịch Bà Nà – Núi Chúa

Thuyết minh về khu du lịch Bà Nà – Núi Chúa

 23:13 28/01/2015

Miền Trung, nơi được ví như là đôi quang gánh nối 2 đầu là miền bắc và miền nam có biết bao nhiêu là điều kì diệu được khám phá, và tiêu biểu nhất ở miền Trung, đó chính là thành phố Đà Nẵng. Đà Nẵng, thành phố thơ mộng với biết bao danh lam thắng canhr tuyệt đẹp, đã chiếm biết bao là cảm tình, là nơi khơi nguồn với biết bao nhà thơ, nhà văn.Và một trong những tháwng cảnh tiêu biểu ở DN, không thể không kể đến khu du lịch Bà Nà – Núi Chúa.
Thuyết minh về Hoa sen

Thuyết minh về Hoa sen

 23:15 27/01/2015

Hoa sen là một lọai hoa thanh khiết và có truyền thống lâu đời nhất ở phương Đông. Đây là một lòai thực vật sống dưới nước có nguồn gốc Á Châu và chiếm giữ một vị trí cổ xưa trong tất cả nền văn hóa đặc biệt của phật giáo. Những cánh, nhụy và gương hạt đã cấu thành một bông hoa sen có nét đẹp thanh thóat và màu tươi sáng.
Nghị luận về trò chơi điện tử

Nghị luận về trò chơi điện tử

 23:12 27/01/2015

Ngày nay, trong giới học sinh cũng như mọi người, trò chơi điện tử đã quá quen thuộc, nó đã trở thành một thú vui tiêu khiển giết thời gian cực kì hấp dẫn. Cùng với sự phát triển tốc độ của trò chơi điện tử đã làm nhiều người phải kinh ngạc, thì kéo theo đó là những tác hại, khuyết điểm của nó khiến các bậc phụ huynh phải quan tâm.
Cảm nghĩ về bài Đồng chí của Chính Hữu

Cảm nghĩ về bài Đồng chí của Chính Hữu

 23:10 27/01/2015

Trong dòng thơ ca về anh bộ đội cụ Hồ, Đồng chí của Chính Hữu ghi nhận một thành công xuất sắc. Giữa lúc chưa phải mọi nhà thơ đã bắt trúng ngay mạch đập của cuộc sống kháng chiến ở những năm đầu, Đồng chí (1948) đã cất lên một tiếng nói mới, chân thực về vẻ đẹp của người Vệ quốc quân, đã góp phần làm sáng tỏ bản chất và sức mạnh của những người cầm súng “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân.
Thuyết minh về cây Hoa hồng

Thuyết minh về cây Hoa hồng

 23:06 27/01/2015

Không biết tự bao giờ, cây hoa hồng đã trở thành một loài hoa tôn quý, vẻ đẹp của nó không thanh cao như hoa mai, không sặc sỡ như hoa ngũ sắc. Nhưng nó mang một vẻ đẹp mềm mại mà nhẹ nhàng, êm đềm như tình cảm của con người.
Thuyết minh về Sáo trúc

Thuyết minh về Sáo trúc

 23:03 27/01/2015

Từ bao đời nay, sáo trúc đã gắn bó với đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt Nam từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng đến trung du. Có thể nói rằng sáo trúc là hình ảnh tượng trưng cho đồng quê Việt Nam bốn mùa yên ả.
Thuyết minh về chủ tịch Hồ Chí Minh

Thuyết minh về chủ tịch Hồ Chí Minh

 23:01 27/01/2015

Hồ Chủ tịch là lãnh tụ cách mạng vô sản kiệt xuất, một chiến sĩ cộng sản lão thành, Danh nhân văn hóa của thế giới. Với dân tộc Việt Nam, Người là Cha, là Bác, là Anh, Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ… (Tố Hữu). Đất nước ta, dân tộc ta tự hào về Hồ Chủ tịch – con người giản dị và vĩ đại – tiêu biểu cho truyền thống bốn ngàn năm lịch sử vẻ vang.
Phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi (Bài 3)

Phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi (Bài 3)

 01:25 15/12/2014

Trong nền văn học thế giới, chúng ta đã được trải nghiệm và cảm nhận những “tảng văn” đầy xúc động và sâu sắc. Nhắc đến nước Nga, người đời lại tìm đến Đại thi hào Puskin với “Tôi yêu em”. Nhắc đến nền văn học lãng mạng của Anh Quốc, người ta lại tìm đến tác phẩm bi đát “ROMEO & JULIET” của Shakespeare… Vậy mỗi khi nhắc đến Việt Nam, có lẽ người ta sẽ không thể không nhắc đến Nguyễn Trãi – một nhà thơ vĩ đại, đại diện cho nền Văn học Trung đại Việt Nam. Ông đã để lại cho đời biết bao là tập thơ hay : “Ức Trai thi tập ; Quốc Âm thi tập ; …” với tên hiệu là Ức Trai. Và “BẢO KÍNH CẢNH GIỚI (Cảnh ngày hè)” cũng không phải là một ngoại lệ cho sự sáng tạo đối với một con người yêu thiên nhiên, đất nước, dân tộc. Ông đã sáng tác bài thơ này và đặt trong tập thơ “Quốc Am thi tập” trong một ngày rảnh rỗi bất đắc dĩ…
Phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi (Bài 2)

Phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi (Bài 2)

 01:10 15/12/2014

Nguyễn Trãi (1380 -1442) là đại thi hào dân tộc, người anh hùng cứu quốc thuở “Bình Ngô”, danh nhân văn hoá Đại Việt. Thơ chữ Hán cũng như thơ chữ Nôm của Nguyễn Trãi đẹp đẽ, sâu sắc, biểu tượng cao quý của nền văn hiến Việt Nam.
Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du (Bài 6)

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du (Bài 6)

 01:01 15/12/2014

Thơ văn Nguyễn Du tựa như một Kim tự tháp sừng sững giữa đất trời mênh mông. Ba mặt của Kim tự tháp ấy, mỗi mặt đều mang một vẻ đẹp lạ kì. Mặt chính diện óng ánh sắc màu “Truyện Kiều", “Văn chiêu hồn”, "Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu". Mặt trái cấu trúc bằng một thứ vật liệu dân dã với 'Thác lời trai phường Nón", với "Vân tế sống hai cô gái Trường Lưu”. Và mặt phải của ngôi tháp là những lớp men ngọc, những khối đá hoa cương đã được tạo, được khắc bằng 'Thanh Hiên thi tập", "Nam trung tạp ngâm", "Bắc hành tạp lục”. Nhân dân ta rất lấy làm tự hào về đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.
Phân tích bài thơ Thuật hoài (tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão (Bài 5)

Phân tích bài thơ Thuật hoài (tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão (Bài 5)

 22:59 14/12/2014

Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320), người làng Phù ủng, huyện Đường Hào, nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, là một danh tướng đời Trần. Tuy xuất thân từ tầng lớp bình dân song chí lớn tài cao nên ông nhanh chóng trở thành tùy tướng số một bên cạnh Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Phạm Ngũ Lão từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông, ông cùng những tên tuổi lớn khác của triều đình đã lập nên nhiều chiến công hiển hách, góp phần quan trọng tạo nên hào khí Đông Á của thời đại đó.
Phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi

Phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi

 22:50 14/12/2014

Nguyễn Trãi là vị anh hùng tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Tài năng kiệt xuất của ông không chĩ được khẳng định trong lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao mà còn được khẳng định qua sự nghiệp văn chương đồ sộ với những đóng góp lớn lao cho nền văn học nước nhà.
Phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm (Bài 4)

Phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm (Bài 4)

 22:45 14/12/2014

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) quê ở làng Trưng Âm, xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng, ông đỗ Trạng nguyên năm 1535 và ra làm quan dưới triều nhà Mạc. Ông đã để lại cho đời tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập (khoảng 700 bài) và tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi (khoảng trên 170 bài). Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ca ngợi ý chí thành cao của kẻ sĩ và biểu dương quan niệm sống nhàn, đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội đương thời.
Cảm nhận bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du

Cảm nhận bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du

 22:39 14/12/2014

Đọc những tác phẩm của Nguyễn Du, không thể nào không cảm nhận những giọt nước mắt khi đau đớn, khi xót xa, căm giận…của nhà thơ đa tình này. Đặc biệt trong Truyện Kiều thì dường như thi hào đầm đìa giọt thương như một nhà thơ đã thấy “ Tố Như ơi lệ chảy quanh thân Kiều”. Sự rung cảm trước những vận mệnh bất hạnh đã là một “đặc tính” của Nguyễn Du khi ông sáng tạo các tác phẩm để đời. Độc Tiểu Thanh Kí, một bài thơ đã thực sự trở thành tiếng lòng nức nở hồn thơ nhạy cảm Tố Như./
Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du (Bài 5)

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du (Bài 5)

 22:35 14/12/2014

Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. ( Kiều )
Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du (Bài 4)

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du (Bài 4)

 22:27 14/12/2014

Trong gia tài thi ca phong phú của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, bộ phận thơ chữ Hán có vai trò khá đặc biệt. Đó là những bài mà Nguyễn Du có thể trực tiếp bộc lộ những tâm tư, tình cảm; bày tỏ những day dứt trăn trở của mình. Trong bài thơ "Độc Tiểu Thanh ký" những tâm sự ấy của Nguyễn Du lại có được sự tương đồng, gần gũi với cuộc đời, số phận tài sắc mà bất hạnh của Tiểu Thanh. Bởi vậy bài thơ là sự kết hợp hài hoà giữa nỗi thương người và sự thương mình, giữa sự xót thương cho kiếp người mệnh bạc và lòng trân trọng ngợi ca những phẩm chất cao đẹp của con người. Đó cũng là một phương diện quan trọng, sâu sắc trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du.
Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du (Bài 3)

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du (Bài 3)

 21:44 14/12/2014

Độc tiểu thanh kí là tấm lòng của Nguyễn Du với một người con gái có tài năng, có sắc đẹp nhưng bị trà đạp lên nhân phẩm và đạo đức, bị coi thường. Đó là lòng yêu, sự cảm thông, là nỗi đau, nôi sầu vạn kỉ, là tiếng lòng tê tái xót thương của một người tài tử dành cho người nghệ sĩ.
Khát vọng hạnh phúc, công bằng trong truyện Tấm Cám

Khát vọng hạnh phúc, công bằng trong truyện Tấm Cám

 21:35 14/12/2014

Truyện cổ dân gian do quần chúng nhân dân sáng tác nhằm phản ánh những sự kiện, sự việc xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, trong cộng đồng xã hội. Đồng thời, truyện cổ dân gian cũng phản ánh ước mơ, nguyện vọng của người xưa về một xã hội tốt đẹp, một cuộc sống ấm no, hạnh phúc…
Phân tích bài thơ Thuật hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão (Bài 4)

Phân tích bài thơ Thuật hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão (Bài 4)

 21:14 14/12/2014

Phạm Ngũ Lão là một danh tướng đời Trần. Tuy xuất thân từ tầng lớp bình dân song chí lớn tài cao nên ông nhanh chóng trở thành tùy tướng số một bên cạnh Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược, Phạm Ngũ Lão cùng những tên tuổi lớn khác của triều đình đã lập nên nhiều chiến công hiển hách, góp phần quan trọng tạo nên hào khí Đông A của thời đại đó.
Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du (Bài 2)

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du (Bài 2)

 21:05 14/12/2014

Nàng Tiểu Thanh là một trong số những nhân vật tài hoa mà bạc mệnh trong nền văn học Việt Nam, số phận của nàng cũng chính là số phận của những người phụ nữ lúc bấy giờ: có tài,có sắc mà cuộc đời phải chịu nhiều bất công, ngang trái .
Phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi

Phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi

 21:02 14/12/2014

Trong những ngày từ quan về ở ẩn tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi đã viết nhiều bài thơ đặc sắc, trong số đó có bài số 43 trong chùm thơ Bảo kính cảnh giới. Bài thơ là bức tranh phong cảnh mùa hè độc đáo nhưng thấp thoáng là niềm tâm sự của tác giả.
Cảm nhận bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn trãi (Bài 2)

Cảm nhận bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn trãi (Bài 2)

 00:59 14/12/2014

Nguyễn Trãi là một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị lớn. Nếu như “ Bình ngô đại cáo” của ông mang đầy nhiệt huyết, lòng tự tôn dân tộc thì “ Cảnh ngày hè” là một bức tranh về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Bài thơ đã thể hiện tư tưởng, tình cảm yêu đời, yêu thiên nhiên và ước vọng cao đẹp của nhà thơ.

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây