Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Lớp 10 - Trang 13

Lớp 10

Thuyết minh về một món ăn đặc sản (Bài 2)

Thuyết minh về một món ăn đặc sản (Bài 2)

 11:25 15/01/2016

Bún tôm Hải Phòng

Người Hải Phòng còn làm hài lòng du khách với những món ăn đặc sản của biển và nhiều cuộc khám phá đầy ấn tượng trên vùng đất được tạo hóa và con người của nhiều thế hệ vun đắp nên.
Thuyết minh về một món ăn đặc sản

Thuyết minh về một món ăn đặc sản

 11:22 15/01/2016

Nem chua Thanh Hóa.

Nem chua Thanh Hóa là món ăn nổi tiếng, là niềm tự hào của người dân nơi đây. Món này được chế biến hết sức kỳ công, qua nhiều công đoạn kỹ lưỡng, từ khâu chọn nguyên liệu cho tới khi đóng gói sản phẩm...
Cảm nhận của em về bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương

Cảm nhận của em về bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương

 11:18 15/01/2016

Hồ xuân Hương là một trong rất ít phụ nữ Việt Nam thời phong kiến có tác phẩm văn học lưu truyền cho đến ngày nay. Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Cuộc đời của bà vẫn còn là một vấn đề đang được nghiên cứu. Bà thường mượn cảnh , mượn vật để nói lên thân phận người phụ nữ thời bấy giờ, bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong số đó.
Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học

Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học

 05:05 09/01/2016

Liên minh Quốc tế về Hóa học Thuần túy và Hóa học Ứng dụng (IUPAC) đã chính thức công bố và đưa bốn nguyên tố mới (113, 115, 117 và 118) vào chu kỳ thứ bảy trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Mendeleev. Chúng ta sẽ không thể tìm thấy bốn nguyên tố này trong tự nhiên - chúng đều tồn tại dưới dạng tổng hợp trong phòng thí nghiệm. Chúng tôi xin cập nhật tới các bạn bảng tuần hoàn hóa học mới và đầy đủ nhất.
Cảm nhận bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du (Bài 2)

Cảm nhận bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du (Bài 2)

 05:43 25/12/2015

Đồng cảm với số phận của nàng Tiểu Thanh - người phụ nữ tài hoa bạc mệnh. Nguyễn Du đã bày tỏ nỗi lòng mình qua tác phẩm Độc Tiểu Thanh kí – Một bài thơ sâu sắc, nặng gánh ưu tư và dự cảm bất an cho tương lai sau này của chính nhà thơ.
Phân tích bài thơ Thuật hoài (tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão (Bài 6)

Phân tích bài thơ Thuật hoài (tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão (Bài 6)

 05:24 25/12/2015

Tỏ lòng là những tâm sự của một vị tướng trung quân ái quốc, ông đã lập được rất nhiều chiến công trên chiến trường. Không những thế ông có những quan điểm sống vô cùng tích cực về công danh của chí làm trai. Có lẽ nói đến đây thì chúng ta đã biết đó là ai. Đúng vậy đó chính là Phạm Ngũ Lão. Đối với ông mà nói những gì ông làm, những chiến thắng mà ông đạt được không to chút nào. Bài thơ tỏ lòng hay chính tiếng lòng của nhà thơ và phải nói rằng chính bài thơ đã làm cho người ta gọi ông thêm một chức danh nữa đó chính là nhà thơ.
Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám (Bài 3)

Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám (Bài 3)

 04:58 22/12/2015

Tấm Cám là một câu truyện cổ tích độc đáo để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Xung quanh câu truyện này có biết bao vấn đề cần luận bàn, nhưng trong phạm vi bài viết này người viết nên đưa ra hai vấn đề để người đọc cùng xem xét, đánh giá. Đó là vấn đề xung đột mâu thuẫn và hành động trả thù của Tấm.
Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám (Bài 2)

Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám (Bài 2)

 04:53 22/12/2015

Truyện Tấm Cám gồm nhiều nhân vật, chia làm hai hạng người: tốt và xấu, hay thiện và ác. Tấm tiêu biểu cho người tốt, người thiện; Cám và mẹ Cám đại diện cho kẻ xấu, kẻ ác. Người tốt thì siêng năng, hiền lành, thật bụng tin người, chỉ mong được sống hạnh phúc. Kẻ xấu thi lười biếng, dối trá, tham lam, ganh ghét, tàn ác, hại người, chỉ cốt cho riêng mình được sung sướng. Kẻ xấu tìm hết cách để làm hại người tốt. Người tốt chẳng cam chịu một bề mà cố sức vươn lên, chống lại và cuối cùng chiến thắng. Như vậy là ước mơ công bằng, ước mơ hạnh phúc của nhân dân đã được thực hiện.
Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám

Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám

 04:40 22/12/2015

Trong truyền thống đạo đức của dân tộc ta ,cái thiện luôn được trân trọng,đề cao .Đó là “mặt trời chân lý” để mỗi hành động,việc làm của con người hướng tới.Ngược lại ,cái Ác luôn đươc lên án ,ghét bỏ kết tội.Trong cuộc chiến giữa cái Thiện và cái Ác,dân gian luôn để cái thiên chiến thắng vẻ vang.đó là ước mơ cũng là sự thật ở đời,Câu truyện cổ tích Tấm Cám sỡ dĩ được lưu truyền rộng rãi và có sức sống bền bỉ phần lớn vì đã phản ánh được sự chiến thắng của cái Thiện đối với caí Ác đúng như quan niệm của nhân dân:Một chiến thắng đi từ những phản ứng yếu ớt đến mạnh mẽ.từ bị động chịu áp lực đến chủ động phản kháng.
Giải thích câu tục ngữ: Cái nết đánh chết cái đẹp

Giải thích câu tục ngữ: Cái nết đánh chết cái đẹp

 00:18 09/12/2015

Thời phong hầu và kiến quốc, phải chăng cái đẹp luôn bị cái nết đánh chết? Vì một nụ cười của Bao Tự, vua nhà Chu mất nước. Vì một cái nhăn mặt của Tây Thi, Ngô Phù Sai mất cả giang sơn. Cái nết được tôn sùng, còn cái đẹp thì cứ luôn bị "hăm he" bởi cái nết. Nhưng rốt cuộc, cái đẹp vẫn cứ làm... khuynh đảo lòng người và gây mưa tạo gió trong suốt chiều dài lịch sử. Vậy thì, cái đẹp, đang đứng ở đâu trong lịch sử hiện đại? Phải chăng nó đã và đang làm cuộc cách mạng quay sang "đánh chết cái nết" và... tự thủ tiêu mình?
Chứng minh câu tục ngữ: Cái nết đánh chết cái đẹp

Chứng minh câu tục ngữ: Cái nết đánh chết cái đẹp

 00:13 09/12/2015

Ông cha ta xưa nay thường quan niệm “cái nết đánh chết cái đẹp”, và nhiều đời sau, quan niệm này đã như một lối mòn ăn sâu vào suy nghĩ của bao thế hệ Việt Nam. Thiết nghĩ đã là quan niệm được đúc kết từ ngàn đời, chắc hẳn phải có cái lý riêng của nó. Nhưng giờ đây, bước vào thập niên thứ hai của thế kỉ 21, quan niệm đó có còn đúng?
Suy nghĩ về câu tục ngữ "lá lành đùm lá rách”

Suy nghĩ về câu tục ngữ "lá lành đùm lá rách”

 05:02 08/12/2015

Đoàn kết, tương thân tương ái là một tình cảm đặc biệt và nổi bật trong nhân sinh quan của mỗi con người Việt Nam xưa và nay. Nhờ vậy mà dân tộc ta đã vượt qua biết bao nhiêu khó khăn, thử thách, thiên tai, dịch bệnh…, đứng vững vàng giữa năm châu, bốn bể. Đã có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ trong kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc đề cập đến vấn đề này. Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” là một trong số đó. Câu tục ngữ trên cho ta thấy bài học làm người, phản ánh mối quan hệ tình cảm đậm đà giữa người với người.
Giải thích câu tục ngữ: "Có công mài sắt có ngày nên kim" (Bài 4)

Giải thích câu tục ngữ: "Có công mài sắt có ngày nên kim" (Bài 4)

 04:57 08/12/2015

Ta thấy không một thắng lợi nào mà không gặp những khốn khó, thử thách, không một thành công nào mà không phải bước qua bom đạn, chông gai. Cái chính là con người có kiên trì, có quyết tâm vượt qua hay không? Hiểu được điều đó, từ ngàn xưa nhân dân ta nhắc nhở nhau: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Nghị luận về câu tục ngữ “Cái nết đánh chết cái đẹp”

Nghị luận về câu tục ngữ “Cái nết đánh chết cái đẹp”

 22:08 05/12/2015

Từ bao giờ đến bây giờ, ca dao tục ngữ luôn có sức đồng cảm mãnh liệt và sâu sắc. Nó ra đời giữa những vui buồn trong cuộc sống của loài người và nó sẽ kết bạn với con người cho đến ngày tận thế. Bởi từ xưa đến nay, những câu thành ngữ, ca dao, tục ngữ mà ông cha ta đã để lại cho thế hệ con cháu vẫn luôn là lời răn dạy giúp con người vươn tới cái chân, thiện, mỹ và tầm cao của giá trị sống. Trong số đó, những câu ca dao, tục ngữ nói về phẩm chất và đức hạnh luôn là thiết yếu nhất, bởi lẽ phẩn chất và đức hạnh là chuẩn mực cao nhất trong nhân cách của con người:

“Cái nết đánh chết cái đẹp”
Giải thích câu tục ngữ: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" (Bài 4)

Giải thích câu tục ngữ: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" (Bài 4)

 03:41 03/12/2015

Trong cuộc sống thường diễn ra trước mắt ta những hiện tượng mâu thuẫn: Người tốt lại phải sống trong vất vả gian lao; kẻ xấu lại ở trong nhà cao cửa rộng. Anh học trò giỏi ăn mặc khá xuềnh xoàng, anh học trò lười biếng lại trau chuốt bảnh bao. Người kỹ sư này đã có bao công trình lớn mà gương mặt anh ta quá xấu trai! Cô gái kia không đẹp lắm nhưng nết na thùy mị, tâm hồn cao thượng.
Nghị luận xã hội về câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” (Bài 2)

Nghị luận xã hội về câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” (Bài 2)

 03:35 03/12/2015

Mỗi một câu tục ngữ đều ẩn chứa trong đó một bài học mà người xưa đúc kết để lại, truyền dạy cho con cháu. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” chính là kinh nghiệm từ cuộc sống của ông cha ta. Nó thể hiện mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách con người.
Nghị luận xã hội về câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”

Nghị luận xã hội về câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”

 03:33 03/12/2015

Nhân cách của con người được hình thành từ môi trường giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội. Mỗi con người lớn lên ở môi trường nào thì nhân cách sẽ phát triển phù hợp với điều kiện của môi trường ấy. Vì vậy môi trường sống của mỗi người có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách của người đó. Để làm rõ điều này, ông cha ta đã có câu: “ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.
Giải thích câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn (Bài 2)

Giải thích câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn (Bài 2)

 22:28 01/12/2015

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều truyền thống quí báu được gìn giữ và lưu truyền.Một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp nhất được thể hiện qua câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”,câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta,đây là lời dạy mà mỗi người Việt Nam phải luôn ghi nhớ.Đến ngày nay,lời dạy của người xưa càng sâu sắc hơn.
Em hãy giải thích câu tục ngữ Tiên học lễ, hậu học văn (Bài 3)

Em hãy giải thích câu tục ngữ Tiên học lễ, hậu học văn (Bài 3)

 22:26 01/12/2015

Xã hội ta từ trước đến nay luôn coi trọng đạo đức của con người. Người có tài và được coi trọng phải luôn đi liền với đạo đức tốt. Hiểu rõ tầm quan trọng của đạo đức tục ngữ có câu:

"Tiên học lễ, hậu học văn."
Em hãy giải thích câu tục ngữ Tiên học lễ, hậu học văn (Bài 2)

Em hãy giải thích câu tục ngữ Tiên học lễ, hậu học văn (Bài 2)

 22:25 01/12/2015

Từ bao đời nay, ông cha ta nêu cao và giữ gìn truyền thống đạo đức của dân tộc. Bao giờ mọi người cũng xử sự với nhau bằng lễ nghĩa, xem nghĩa là bài học hàng đầu đối với con người. Ngay từ lúc bé thơ, chúng ta cũng luôn được cha mẹ dạy dỗ và nhắc nhở ta phải thuộc lòng câu tục ngữ Tiên học lễ hậu học văn. Trãi qua mấy nghìn năm văn hiến, câu tục ngữ ấy vẫn luôn có giá trị, luôn là bài học quý đối với chúng ta.
Em hãy giải thích câu tục ngữ Tiên học lễ, hậu học văn

Em hãy giải thích câu tục ngữ Tiên học lễ, hậu học văn

 22:23 01/12/2015

Trong cuộc sống ai ai cũng đều phải học lễ nghĩa lầm người, trước khi đi khai phá nền tri thức của nhân loại con người cần phải học đạo đức và học lễ nghĩa để có thể trở thành một con người tốt trong xã hội này được, như người xưa đã từng nói “ Tiên học lễ hậu học văn”.
Suy nghĩ của anh chị về truyền thống Tôn sự trọng đạo của dân tộc ta (Bài 4)

Suy nghĩ của anh chị về truyền thống Tôn sự trọng đạo của dân tộc ta (Bài 4)

 22:20 01/12/2015

Khổng Tử, bậc thầy vĩ đại, hơn 2500 năm trước sáng lập ra học thuyết Nho giáo chứa đựng tư tưởng giáo dục sâu sắc. Ông nói: “Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên” - tức “Trong ba người cùng đi, ắt có người là thầy của ta ở đó”.
Suy nghĩ của anh chị về truyền thống Tôn sự trọng đạo của dân tộc ta (Bài 3)

Suy nghĩ của anh chị về truyền thống Tôn sự trọng đạo của dân tộc ta (Bài 3)

 22:19 01/12/2015

“Khi thầy viết bảng bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng.”

Con người Việt Nam ta từ ngày xưa đã có truyền thống ham học hỏi nên địa vị của người thầy bấy giờ rất được tôn vinh. Bởi vậy người ta mới xếp thứ bậc trong xã hội: “Quân, sư, phụ”. Nó cho thấy tinh thần “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.
Suy nghĩ của anh chị về truyền thống Tôn sự trọng đạo của dân tộc ta (Bài 2)

Suy nghĩ của anh chị về truyền thống Tôn sự trọng đạo của dân tộc ta (Bài 2)

 22:18 01/12/2015

“ Tôn sự trọng đạo”,một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ bao đời nay. Quả thật vậy, truyền thống đó dần trở thành một phẩm chất tối thiểu nhất mà mỗi người trong chúng ta cần phải có.
Suy nghĩ của anh chị về truyền thống Tôn sự trọng đạo của dân tộc ta

Suy nghĩ của anh chị về truyền thống Tôn sự trọng đạo của dân tộc ta

 22:16 01/12/2015

Khi không gian có những cơn gió se se lạnh, lá bàng bắt đầu trút xuống và trên bầu trời xuất hiện những cánh chim bay về phương Nam thì cũng là thời gian mà học sinh vui mừng, háo hức đón chào ngày 20/11, ngày Nhà giáo Việt Nam với những món quà thật ý nghĩa dâng lên thầy cô giáo để thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.
Hãy giải thích câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây (Bài 3)

Hãy giải thích câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây (Bài 3)

 22:08 01/12/2015

Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Hãy giải thích câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây (Bài 2)

Hãy giải thích câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây (Bài 2)

 22:06 01/12/2015

Từ xưa đến nay, ông cha vẫn thường căn dặn chúng ta sống phải biết ơn, tôn trọng những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng. Điều đó thể hiện rõ trong câu tục ngữ :

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Hãy giải thích câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Hãy giải thích câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

 22:05 01/12/2015

Ông cha chúng ta từ xưa đến nay vẫn thường căn dặn con cháu phải biết nhớ đến những người đã không tiếc máu xương để giành lại quyền độc lập, tự do cho đất nước Việt Nam ta như hôm nay. Nhưng đó không chỉ là các anh bộ đội, các chị thanh niên xung phong mà còn là biết bao thế hệ người Việt Nam ta đã cùng chung sức, chung lòng mới có được đất nước Việt Nam tươi đẹp, phồn vinh nnhư hôm nay. Chúng ta, những thế hệ cháu con phải biết khắc cốt, ghi tâm công lao trời biển đó của ông cha ta và không ngừng phát huy những thành quả mà những người đi trước đã nhọc nhằn mang lại. Đây chính là lời khuyên mà câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” muốn gửi đến mọi người chúng ta và muôn dời con cháu mai sau.
Cảm nhận bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn trãi (Bài 3)

Cảm nhận bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn trãi (Bài 3)

 23:05 24/11/2015

Nguyễn Trãi - một cái tên mà cho đến nay nhắc đến ai cũng biết và tưởng nhớ khâm phục những bài thơ, bài cáo của ông. Nguyễn Trãi đã để lại một số lượng tác phẩm đồ sộ với những thể loại khác nhau và có những thành công, đặc sắc nghệ thuật khác nhau. Nếu như ở bài Bình Ngô Đại Cáo chúng ta thấy một bản cáo trạng với lời thơ đanh thép, những lập luận chặt chẽ, sắc bén thì đến với bài thơ Cảnh Ngày Hè ta lại thấy những vần thơ thiên nhiên và tâm trạng chủ quan vô cùng hấp dẫn. Bài thơ trong tập quốc âm thi tập của ông.
Phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm (Bài 6)

Phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm (Bài 6)

 22:09 24/11/2015

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ lớn của dân tộc. Ông đã để lại cho nền văn học nước nhà một kho tàng thơ đồ sộ, và đã có gần một nghìn bài thơ được tìm thấy. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đậm tính triết lí, giáo huần, ngợi ca ý chí, thú thanh nhàn và đồng thơi phê phán những điều xấu xa trong xã hội. “Nhàn” chính là bài thơ tiêu biểu mang đậm phong cách riêng của Nguyễn Bỉnh Khiêm, là bài thơ Nôm trong “Bạch Vân quốc ngữ thi”.

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây