Nguyễn Bỉnh Khiêm làm quan dưới triều Mạc, nhưng sau khi thất bại trong việc dâng sớ xin chém mười tám tên nịnh thần, ông lui về ở ẩn. Trong thời gian đó, ông đã viết rất nhiều bài thơ, và “Nhàn” là một trong số ấy. Tiêu đề “Nhàn” không phải của Nguyễn Bỉnh Khiêm mà là do người đời sau đặt. Bài thơ như lời tâm sự sâu sắc của tác giả về quan niệm sống, khẳng định cách sống nhàn, hòa hợp với thiên nhiên, giữ cố cách thanh cao, không màng danh lợi.
“Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.”
Hai câu đầu, cũng là hai câu đề bài thơ đã tái hiện lại hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm lúc bấy giờ cũng như tâm trạng của ông. Ở câu đầu tiên xuẩt hiện những công cụ quen thuộc “cuốc”, “cần câu”, cùng từ “một” được lập lại nhiều lần, gợi lên cuộc sống bình dị của một lão nông nhàn nhã. Bên cạnh đó, cách ngắc nhịp đặc biệt 2/2/3 cũng góp phần làm sáng tỏ sự nhàn hạ đó. Ở câu thơ thứ hai, “thơ thẩn” được dùng để thể hiện trạng thái thảnh thơi, không lo âu , vướng bận, khắc họa hình ảnh một con người chậm rãi, khoan thai. Đặt vào hoàn cảnh của tác giả, có thể thấy lúc nhàn rỗi của ông chính là thơi gian ông lui về ở ẩn. “Dầu ai vui thú nào” ý chỉ việc tác giả không quan tâm đến lựa chọn của người khác, không còn bon chen giành giật ở chốn quan trường mà kiên định với sự lựa chọn của bản thân, ẩn mình khỏi vong danh lợi, sống nhẹ nhành vui thú điền viên. Sự lựa chọn của Nguyễn Bỉnh Khiêm càng được thể hiện rõ nét hơn qua hai câu thực tiếp theo.
“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.”
Trong hai câu thơ trên, nghệ thuật đối lập được tô đậm qua cách dùng tính từ “dại”-“ khôn”, “vắng vẻ”-“lao xao”. Nguyễn Bỉnh Khiêm tự cho mình là “dại” khi tìm đến chốn thôn quê, “nơi vắng vẻ” sống cuộc sống thanh nhàn mặc cho người người đuổi theo vinh hoa phú quý, tìm đến “chốn lao xao” . “Nơi vắng vẻ” là nơi yên bình, người người hiền lành chất phác, sống hòa hợp với thiên nhiên, trong khi đó “chốn lao xao” là kinh đô phồn hoa nhộn nhịp, là chốn quan quan trường luôn đầy rẫy những con người bị nhuốm bẩn bởi tiền tài, tham vọng, những âm mưu ngoan độc, nơi người đạp người đi lên. Vậy câu hỏi đặt ra là, lối sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm là lối sống vô trách nhiệm? Xét theo hoàn cảnh của ông, khi triều đình đang diễn ra tranh chấp địa vị, quyền lực, mặc cho nhân dân đói khổ thì hoài bảo giúp vua giúp nước an dân của Nguyễn Bỉnh Khiêm tất nhiên là thật khó để thành sự thật. Vì thế, ông đã quyết định rời bỏ “chốn lao xao” để giữ lại cốt cách thanh cao của mình. Ta có thể thấy trong thời gian ở ẩn, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn tiếp tục tham vấn cho triều đình nhưng không trực tiếp tham gia vào việc triều chính nên không thể nói rằng lựa chọn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là lựa chọn vô trách nhiệm, mà đó là cách làm thật đúng đắn. Do đó qua hai câu thơ, tác giả còn sử dụng cách nói ngược, dùng hàm ý mỉa mai. Trong thi phẩm “Dại khôn”, Nguyễn Bỉnh Khiêm một lần nữa thể hiện quan niệm, trí tuệ và nhân cách hơn người của mình khi nói:
“Khôn mà hiểm độc là khôn dại
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn.”
Trở lại với cuộc sống ẩn dật của mình, tác giả đã tái hiện lại cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên của mình qua hai câu luận tiếp theo của bài thơ.
"Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.”
Hai câu thơ là bức tranh tứ bình về sinh hoạt cả 4 mùa xuân hạ thu đông. Hai câu thơ vận dụng biện pháp liệt kê, liệt kê cả bốn mùa cũng những thức ăn, sự vật có trong mỗi mùa. “Mùa nào thất nấy”, quả vậy, tác giả sống hòa mình vào thiên nhiên, không cần những thứ xa hoa, cao sơn mĩ vị. Cuộc sống ông đạm bạc đến không thể đạm bạc hơn, có gì ăn đó, còn gì dùng nấy, không cầu kì đòi hỏi. Mùa thu thì có măng trúc, khi đông đến, vạn vật không thể đâm chồi lại có giá thay. Tuy nhiên, bên cạnh nghĩa gốc, lại có ý kiến cho rằng, “giá” ở đây còn có nghĩa là “giá rét”. Xuân Diệu cũng từng nói rằng “cảm tưởng tác giả ăn giá tuyết, uống măng đông”. Theo cách nghĩ này, có thể nói ông không cần một cuộc sống ấm no đầy đủ, dù có thiếu thốn đôi chỗ nhưng ông vẫn rất hài long với cuộc sống hiện tại. Xoay tiếp sang “xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.” Câu thơ diễn tả bức tranh sinh hoạt không chỉ bình dị mà còn đầy tính thẩm mĩ. Tất cả đã xây dựng nên một cuộc sống đạm bạc, giản dị, thanh cao.
“Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”
Hai câu kết này như phủ định lại chữ nhàn mà tác giả thể hiện từ đầu bài thơ đến giờ, chỉ ra rằng tác giả là “nhàn thân không nhàn tâm”, tức ngoài mặc ông có vẻ thoải mái, nhàn rỗi nhưng trong lòng luôn vướng bận nhiều lo âu, suy nghĩ. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dùng tích điển Thuần Vu Phần uống rượu say. Khi say, Thuần Vu Phần mơ thấy đến nước Hòe An, được rất nhiều vinh hoa phú quý, nhưng cuối cùng tỉnh mộng và nhận ra đó chỉ là giấc mơ. Khi sử dụng điển tích này, Nguyễn Bỉnh Khiêm như nhấn mạnh bản thân xem nhẹ phú quý, bởi bản thân ông đã từng làm quan cho nhà Mạc, có đủ phú quý nhưng ông không xem trọng nó, không lấy nó làm mục đích sống, chỉ xem đó như là một giấc mộng không có thật, khiến người ta sa vào để rồi hụt hẫng khi giật mình tỉnh dậy, nên ông đã tìm đến nơi làng quê thanh bình để giữ lại cho mình cốt cách thanh cao. Hai câu thơ thể hiện cái nhìn cũng như quan niệm sống của một nhà trí tuệ lớn, có tính triết lí sâu sắc. Ngoài ra, với cách ngắt nhịp 1/3/3 đầy mới lạ, Nguyễn Bỉnh Khiêm như muốn nhấn mạnh thêm về cái nhìn của mình.
Mặc dù “Nhàn” là một bài thơ Nôm, nhưng với cách sử dụng ngôn ngữ đầy giản dị, tự nhiên khiến người đọc cảm thấy dễ hiểu, cũng là cách làm rõ quan niệm sống nhàn của ông. Nguyễn Bỉnh Khiên còn qua bài thơ, kết hợp tính trữ tình vào triết lí, làm bài thơ thêm phần thâm trầm nhưng sâu sắc. Cả bài thơ đã thể hiện trọn vẹn cái nhìn và cuộc sống của tác giả, về sự hòa mình vào thiên nhiên, giữ vững cốt cách thanh cao cũng như tránh xa vòng danh lợi nhưng lại không thể tránh khỏi việc trong lòng vẫn còn vướng bận việc nước, lo nghĩ cho dân, nhân mạnh trí tuệ và nhân cách hơn người của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
“Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm chính là tiêu biểu cho dòng thơ Nôm trong nền thơ ca Việt Nam nói chung và kho tàng văn học trung đại nói riêng. Bài thơ chính là cách truyền lại quan niệm sống trong sạch, thanh cao đáng ngưỡng mộ của Nguyễn Bỉnh Khiêm đến các thế hệ mai sau.